Để giải quyết được quỹ nhà ở cho người lao động, người có thu nhập thấp hiện nay cần dựa vào cả ba nguồn lực chính là : nhà nước, DN và người lao động. Đó là đề xuất của ông Nguyễn Xuân Dương - TGĐ Cty May Hưng Yên.
Nếu kế hoạch 20 năm hoàn thành chương trình nhà ở xã hội thì mỗi năm cần đầu tư 1,35 tỉ USD (tương đương 28.350 tỉ đồng/năm)
Tỉ trọng mỗi nguồn là bao nhiêu % cần phải cân nhắc nhưng có một nguồn có thể huy động khả thi ngay đó là kinh phí Công đoàn.
Mức lương tỉ lệ nghịch với giá nhà
Với mức lương phổ biến hiện nay từ 3 - 4 triệu đồng / tháng, dù là thanh toán theo phương thức trả góp thì người lao động cũng khó có cơ hội sở hữu nhà. Kể cả trong trường hợp người lao động không có người phải trực tiếp nuôi dưỡng cũng chỉ có thể bỏ ra 20% tiền lương để thanh toán tiền nhà, điện, nước. Còn nếu như phải trực tiếp nuôi dưỡng thêm một người thì không còn tiền để thuê nhà. Vì thế người lao động có thu nhập thấp chỉ còn trông chờ vào quỹ nhà ở xã hội mà nhà nước hoặc DN cho thuê với giá rẻ.
Ở nhiều nước trên thế giới để thực hiện vấn đề nhà ở xã hội thường có hai giải pháp. thứ nhất nhà nước đảm nhiệm việc xây nhà, cấp nhà cho người lao động. thứ hai nhà nước cấp đất, DN làm nhà ở và các dịch vụ khác như : trường học, y tế… cho người lao động mà DN đang sử dụng, được thuê với giá rẻ.
Ở nước ta, vấn đề nhà ở xã hội vẫn còn nhiều bất cập nên đã có hàng triệu lao động không có chỗ ở ổn định, hàng trăm ngàn con em công nhân không có nhà gửi trẻ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lao động bỏ việc, nhẩy việc…
9 triệu lao động cần 135 triệu m2 nhà ở
Tạm tính số lao động trong độ tuổi từ 18 - 60 hiện nay trong cả nước khoảng 45 triệu người. Trong số đó (tạm tính) có 9 triệu người (20% tổng lao động) đang có nhu cầu nhà ở xã hội. Mỗi lao động cần tối thiểu 15 m2 cho gia đình họ thì nhà nước phải có 135 triệu m2 nhà ở xã hội. Nếu tính thời giá xây dựng hiện nay khoảng 200 USD/m2 thì cần 27 tỉ USD (tương đương 25% GDP/năm). Nếu kế hoạch 20 năm hoàn thành chương trình nhà ở xã hội thì mỗi năm cần đầu tư 1,35 tỉ USD (tương đương 28.350 tỉ đồng/năm).
Nếu nhà nước lo toàn bộ quỹ nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp thì với tiềm lực kinh tế đất nước ta hiện nay là không thể. Còn nếu học tập một số nước đưa vào Bộ luật lao động : Nhà nước cấp đất, và bắt buộc các DN phải có nghĩa vụ xây nhà ở cho người lao động của họ thuê lâu dài với giá trần quy định thì chỉ có một số ít DN làm được nhờ có tiềm lực kinh tế thật sự, hoặc được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước. Vì vậy phương án này cũng khó khả thi
Giải pháp từ nguồn kinh phí công đoàn
Hiện nay có trên 10 triệu người lao đông đang làm việc thường xuyên, trong đó nếu là đoàn viên công đoàn thì phải đóng phí công đoàn = 3% tiền lương (người sử dụng lao động 2%, người lao động 1%). Nếu huy động hết số lao động đang làm việc thường xuyên là 10 triệu và tiền lương trung bình là 4 triệu đồng/tháng, thì số thu sẽ lên tới 14.400 tỉ đồng/năm.
Kinh phí hoạt động cho bộ máy Công đoàn hiện nay đã do ngân sách cấp. Ngoài ra, các cơ sở hạ tầng của tổ chức Công đoàn như khách sạn, nhà nghỉ, văn phòng… được hình thành trong suốt thời gian qua vẫn đang khai thác có hiệu quả, là nguồn bổ sung đáng kể vào kinh phí hàng năm. Nếu chỉ cần mỗi năm chi thêm 1/3 số phí thu được 1% do người lao động đóng, tương đương 4.800 tỉ đồng đã đủ để duy trì hoạt động tốt của bộ máy Công đoàn. Như vậy số phí còn lại 9.600 tỉ đồng/năm, công đoàn có thể chuyển vào quỹ xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động.
Riêng phí Công đoàn (2% do người sử dụng lao động đóng khoảng 9.600 tỉ đồng) có thể đủ trang trải được 34% kinh phí xây nhà ở xã hội cho người lao động theo kế hoạch.
Nếu chuyển được nguồn phí công đoàn này sang làm quỹ xây dựng nhà ở xã hội, thì bất kể loại hình DN nào có sử dụng lao động, dù không có tổ chức công đoàn vẫn phải trích nộp xây dựng quỹ, và DN không thể phản kháng là nộp phí để nuôi tổ chức Công đoàn như hiện nay.
Số còn lại 66% có thể phân tỉ lệ như sau: Nhà nước 22% (6.237 tỉ đồng/năm khoảng 0,25 % GDP); DN 22% khoảng 6.237 tỉ đồng; người lao động 22,2% khoảng 6.237 tỉ đồng.
Nếu huy động được các nguồn như vậy hàng năm quỹ nhà ở xã hội sẽ được hình thành khoảng 6,75 triệu m2/năm. Cơ quan quản lý nhà sẽ cho người lao động thuê (hoặc bán) với giá ưu đãi hợp lý. Số tiền cho thuê (hoặc bán) nhà sẽ quay trở lại tăng thêm vào nguồn vốn đầu tư. Như vậy thì không cần chờ đến 20 năm đã có đủ quỹ nhà ở xã hội cho người lao động trong cả nước.
Tuy nhiên vì đây là chương trình "nhà ở xã hội" nên cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội kể cả những người không có nhu cầu ở hoặc thuê nếu có thu nhập lương cũng đều phải đóng góp để xây dựng quỹ. Cũng như các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… mọi người đều phải chung tay đóng góp để giúp đỡ những người không may bị bệnh tật hoặc mất việc. Điều này tuy hơi "bất công" nhưng là sự "bất công" vì cộng đồng, an sinh xã hội.
Mức lương tỉ lệ nghịch với giá nhà
Với mức lương phổ biến hiện nay từ 3 - 4 triệu đồng / tháng, dù là thanh toán theo phương thức trả góp thì người lao động cũng khó có cơ hội sở hữu nhà. Kể cả trong trường hợp người lao động không có người phải trực tiếp nuôi dưỡng cũng chỉ có thể bỏ ra 20% tiền lương để thanh toán tiền nhà, điện, nước. Còn nếu như phải trực tiếp nuôi dưỡng thêm một người thì không còn tiền để thuê nhà. Vì thế người lao động có thu nhập thấp chỉ còn trông chờ vào quỹ nhà ở xã hội mà nhà nước hoặc DN cho thuê với giá rẻ.
Ở nhiều nước trên thế giới để thực hiện vấn đề nhà ở xã hội thường có hai giải pháp. thứ nhất nhà nước đảm nhiệm việc xây nhà, cấp nhà cho người lao động. thứ hai nhà nước cấp đất, DN làm nhà ở và các dịch vụ khác như : trường học, y tế… cho người lao động mà DN đang sử dụng, được thuê với giá rẻ.
Ở nước ta, vấn đề nhà ở xã hội vẫn còn nhiều bất cập nên đã có hàng triệu lao động không có chỗ ở ổn định, hàng trăm ngàn con em công nhân không có nhà gửi trẻ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lao động bỏ việc, nhẩy việc…
9 triệu lao động cần 135 triệu m2 nhà ở
Tạm tính số lao động trong độ tuổi từ 18 - 60 hiện nay trong cả nước khoảng 45 triệu người. Trong số đó (tạm tính) có 9 triệu người (20% tổng lao động) đang có nhu cầu nhà ở xã hội. Mỗi lao động cần tối thiểu 15 m2 cho gia đình họ thì nhà nước phải có 135 triệu m2 nhà ở xã hội. Nếu tính thời giá xây dựng hiện nay khoảng 200 USD/m2 thì cần 27 tỉ USD (tương đương 25% GDP/năm). Nếu kế hoạch 20 năm hoàn thành chương trình nhà ở xã hội thì mỗi năm cần đầu tư 1,35 tỉ USD (tương đương 28.350 tỉ đồng/năm).
Nếu nhà nước lo toàn bộ quỹ nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp thì với tiềm lực kinh tế đất nước ta hiện nay là không thể. Còn nếu học tập một số nước đưa vào Bộ luật lao động : Nhà nước cấp đất, và bắt buộc các DN phải có nghĩa vụ xây nhà ở cho người lao động của họ thuê lâu dài với giá trần quy định thì chỉ có một số ít DN làm được nhờ có tiềm lực kinh tế thật sự, hoặc được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước. Vì vậy phương án này cũng khó khả thi
Giải pháp từ nguồn kinh phí công đoàn
Hiện nay có trên 10 triệu người lao đông đang làm việc thường xuyên, trong đó nếu là đoàn viên công đoàn thì phải đóng phí công đoàn = 3% tiền lương (người sử dụng lao động 2%, người lao động 1%). Nếu huy động hết số lao động đang làm việc thường xuyên là 10 triệu và tiền lương trung bình là 4 triệu đồng/tháng, thì số thu sẽ lên tới 14.400 tỉ đồng/năm.
Kinh phí hoạt động cho bộ máy Công đoàn hiện nay đã do ngân sách cấp. Ngoài ra, các cơ sở hạ tầng của tổ chức Công đoàn như khách sạn, nhà nghỉ, văn phòng… được hình thành trong suốt thời gian qua vẫn đang khai thác có hiệu quả, là nguồn bổ sung đáng kể vào kinh phí hàng năm. Nếu chỉ cần mỗi năm chi thêm 1/3 số phí thu được 1% do người lao động đóng, tương đương 4.800 tỉ đồng đã đủ để duy trì hoạt động tốt của bộ máy Công đoàn. Như vậy số phí còn lại 9.600 tỉ đồng/năm, công đoàn có thể chuyển vào quỹ xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động.
Riêng phí Công đoàn (2% do người sử dụng lao động đóng khoảng 9.600 tỉ đồng) có thể đủ trang trải được 34% kinh phí xây nhà ở xã hội cho người lao động theo kế hoạch.
Nếu chuyển được nguồn phí công đoàn này sang làm quỹ xây dựng nhà ở xã hội, thì bất kể loại hình DN nào có sử dụng lao động, dù không có tổ chức công đoàn vẫn phải trích nộp xây dựng quỹ, và DN không thể phản kháng là nộp phí để nuôi tổ chức Công đoàn như hiện nay.
Số còn lại 66% có thể phân tỉ lệ như sau: Nhà nước 22% (6.237 tỉ đồng/năm khoảng 0,25 % GDP); DN 22% khoảng 6.237 tỉ đồng; người lao động 22,2% khoảng 6.237 tỉ đồng.
Nếu huy động được các nguồn như vậy hàng năm quỹ nhà ở xã hội sẽ được hình thành khoảng 6,75 triệu m2/năm. Cơ quan quản lý nhà sẽ cho người lao động thuê (hoặc bán) với giá ưu đãi hợp lý. Số tiền cho thuê (hoặc bán) nhà sẽ quay trở lại tăng thêm vào nguồn vốn đầu tư. Như vậy thì không cần chờ đến 20 năm đã có đủ quỹ nhà ở xã hội cho người lao động trong cả nước.
Tuy nhiên vì đây là chương trình "nhà ở xã hội" nên cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội kể cả những người không có nhu cầu ở hoặc thuê nếu có thu nhập lương cũng đều phải đóng góp để xây dựng quỹ. Cũng như các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… mọi người đều phải chung tay đóng góp để giúp đỡ những người không may bị bệnh tật hoặc mất việc. Điều này tuy hơi "bất công" nhưng là sự "bất công" vì cộng đồng, an sinh xã hội.
Theo DĐDN