Thị trường bất động sản hiện nay đang "đóng băng" bởi chính sách thắt chặt tiền tệ theo Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 từ Ngân hàng Nhà nước. Trước khó khăn này, một số giải pháp cụ thể đã được những "người trong cuộc" đề xuất nhằm mục tiêu đưa thị trường bất động sản qua cơn "bĩ cực".
Từ xây căn hộ nhỏ…
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết, TP. HCM hiện đang tồn đọng hơn 60.000 căn hộ, trong khi có hàng vạn người đang "đói căn hộ" vì đa số căn hộ có giá hơn 1 tỷ đồng, rẻ nhất cũng trên 500 triệu đồng. "Cung thì dư thừa, cầu thì thiếu trầm trọng, đó là nghịch lý cực lớn hiện nay làm thị trường bất động sản 'chết đứng', người dân thì không có nhà", ông Đực nói và đề xuất "cần cụ thể việc mở rộng cho vay mua nhà để ở, đó là cho vay dưới 500 triệu đồng/căn".
Ông Đực cũng phản ánh một thực tế nữa là để thích nghi với tình hình khó khăn, hơn 70% doanh nghiệp đã giảm đơn giá từ 10 - 20% chỉ để thu hồi vốn hoặc lỗ ít. Nhưng theo ông Đực, giảm đơn giá vẫn chưa đủ, cần phải giảm diện tích vì hầu hết các căn hộ đều từ 80 m2 trở lên. Vì thế, Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp chia đôi hay chia ba thành căn hộ 30 - 50 m2. Nếu được phép giảm diện tích thì giá bán giảm thêm hơn 50%, sẽ có căn hộ từ 400 - 500 triệu đồng.
Việc Công ty địa ốc Đất Lành được Bộ Xây dựng cho phép đầu tư xây dựng căn hộ 30 - 40 m2 theo văn bản số 1319/BXD-QLN ngày 07/7/2008, có quan điểm cho rằng như thế sẽ tạo thành ổ chuột trên cao. Nhưng ông Đực lý giải, tuy nhà ổ chuột thường nhỏ, nhưng không phải nhà có diện tích nhỏ đều là ổ chuột. Thực tế tại các nước giàu mạnh, văn minh vẫn có căn hộ 20 m2 và thậm chí là 10 m2 mà có ổ chuột đâu, trong khi ta có nhà phố 100 m2 chứa 30 - 50 người thì vẫn là ổ chuột. Vì vậy, căn hộ có diện tích phù hợp với số người cư trú và vừa túi tiền người dân, giúp họ có nơi an cư thì đó sẽ là những tổ ấm chứ không thể gọi là ổ chuột được. Đây là giải pháp giải cứu thị trường bất động sản cần được triển khai trên cả nước trong tình hình cấp bách hiện nay mà không cần dùng tiền.
…đến tiếp tục cho vay
Là người đứng đầu một tập đoàn lớn trong lĩnh vực bất động sản, ông Nguyễn Đăng Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Phát triển Nhà và đô thị (HUD) nhận định: "Có lẽ chưa bao giờ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản lại gặp nhiều khó khăn như trong giai đoạn hiện nay".
Theo ông Nam, tình trạng suy giảm, đóng băng thị trường bất động sản hiện nay xảy ra tại tất cả các phân khúc thị trường. Nhưng thực tế xảy ra một phần từ dư thừa nguồn cung các sản phẩm bất động sản cao cấp tại Hà Nội và TP. HCM tạo hiệu ứng kéo theo suy giảm của tất cả các phân khúc khác.
Thứ hai, quan điểm thắt chặt chính sách tiền tệ của ngân hàng với việc giới hạn tỷ trọng dư nợ tín dụng phi sản xuất (bao gồm cả lĩnh vực bất động sản) trong tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực sản xuất khác của nền kinh tế như sản xuất vật liệu xây dựng, ngành giao thông vận tải, dẫn đến thiếu việc làm, dư thừa lao động đồng thời ảnh hưởng đến nguồn cung nhà ở thu nhập trung bình và nhà ở thu nhập thấp.
Từ một số phân tích trên, ông Nam kiến nghị, Bộ Xây dựng tiếp tục làm việc với Ngân hàng Nhà nước xem xét, đưa ra các tiêu chí, điều kiện cụ thể để tiếp tục cho vay đối với các dự án bất động sản đang triển khai dở dang, các dự án nhà ở phục vụ đối tượng thu nhập thấp, nhà ở mức giá trung bình phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân.
Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn, cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội, phục vụ chương trình an sinh xã hội của Chính phủ. Ông Nam cũng đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan có liên quan, UBND các địa phương, xem xét xây dựng các cơ chế, hỗ trợ các doanh nghiệp. Cụ thể như quy định thế chấp bằng dự án hình thành trong tương lai để có cơ sở vay vốn, các quy định về cam kết tỷ lệ cho vay của Ngân hàng Phát triển trong tổng mức đầu tư để doanh nghiệp phân định nguồn vốn trong việc lập tổng mức đầu tư dự án, làm cơ sở xác định giá bán, quy định về tiền sử dụng đất đối với các diện tích công cộng, kinh doanh mang tính phục vụ trong nhà ở xã hội...
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết, TP. HCM hiện đang tồn đọng hơn 60.000 căn hộ, trong khi có hàng vạn người đang "đói căn hộ" vì đa số căn hộ có giá hơn 1 tỷ đồng, rẻ nhất cũng trên 500 triệu đồng. "Cung thì dư thừa, cầu thì thiếu trầm trọng, đó là nghịch lý cực lớn hiện nay làm thị trường bất động sản 'chết đứng', người dân thì không có nhà", ông Đực nói và đề xuất "cần cụ thể việc mở rộng cho vay mua nhà để ở, đó là cho vay dưới 500 triệu đồng/căn".
Ông Đực cũng phản ánh một thực tế nữa là để thích nghi với tình hình khó khăn, hơn 70% doanh nghiệp đã giảm đơn giá từ 10 - 20% chỉ để thu hồi vốn hoặc lỗ ít. Nhưng theo ông Đực, giảm đơn giá vẫn chưa đủ, cần phải giảm diện tích vì hầu hết các căn hộ đều từ 80 m2 trở lên. Vì thế, Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp chia đôi hay chia ba thành căn hộ 30 - 50 m2. Nếu được phép giảm diện tích thì giá bán giảm thêm hơn 50%, sẽ có căn hộ từ 400 - 500 triệu đồng.
Việc Công ty địa ốc Đất Lành được Bộ Xây dựng cho phép đầu tư xây dựng căn hộ 30 - 40 m2 theo văn bản số 1319/BXD-QLN ngày 07/7/2008, có quan điểm cho rằng như thế sẽ tạo thành ổ chuột trên cao. Nhưng ông Đực lý giải, tuy nhà ổ chuột thường nhỏ, nhưng không phải nhà có diện tích nhỏ đều là ổ chuột. Thực tế tại các nước giàu mạnh, văn minh vẫn có căn hộ 20 m2 và thậm chí là 10 m2 mà có ổ chuột đâu, trong khi ta có nhà phố 100 m2 chứa 30 - 50 người thì vẫn là ổ chuột. Vì vậy, căn hộ có diện tích phù hợp với số người cư trú và vừa túi tiền người dân, giúp họ có nơi an cư thì đó sẽ là những tổ ấm chứ không thể gọi là ổ chuột được. Đây là giải pháp giải cứu thị trường bất động sản cần được triển khai trên cả nước trong tình hình cấp bách hiện nay mà không cần dùng tiền.
…đến tiếp tục cho vay
Là người đứng đầu một tập đoàn lớn trong lĩnh vực bất động sản, ông Nguyễn Đăng Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Phát triển Nhà và đô thị (HUD) nhận định: "Có lẽ chưa bao giờ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản lại gặp nhiều khó khăn như trong giai đoạn hiện nay".
Theo ông Nam, tình trạng suy giảm, đóng băng thị trường bất động sản hiện nay xảy ra tại tất cả các phân khúc thị trường. Nhưng thực tế xảy ra một phần từ dư thừa nguồn cung các sản phẩm bất động sản cao cấp tại Hà Nội và TP. HCM tạo hiệu ứng kéo theo suy giảm của tất cả các phân khúc khác.
Thứ hai, quan điểm thắt chặt chính sách tiền tệ của ngân hàng với việc giới hạn tỷ trọng dư nợ tín dụng phi sản xuất (bao gồm cả lĩnh vực bất động sản) trong tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực sản xuất khác của nền kinh tế như sản xuất vật liệu xây dựng, ngành giao thông vận tải, dẫn đến thiếu việc làm, dư thừa lao động đồng thời ảnh hưởng đến nguồn cung nhà ở thu nhập trung bình và nhà ở thu nhập thấp.
Từ một số phân tích trên, ông Nam kiến nghị, Bộ Xây dựng tiếp tục làm việc với Ngân hàng Nhà nước xem xét, đưa ra các tiêu chí, điều kiện cụ thể để tiếp tục cho vay đối với các dự án bất động sản đang triển khai dở dang, các dự án nhà ở phục vụ đối tượng thu nhập thấp, nhà ở mức giá trung bình phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân.
Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn, cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội, phục vụ chương trình an sinh xã hội của Chính phủ. Ông Nam cũng đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan có liên quan, UBND các địa phương, xem xét xây dựng các cơ chế, hỗ trợ các doanh nghiệp. Cụ thể như quy định thế chấp bằng dự án hình thành trong tương lai để có cơ sở vay vốn, các quy định về cam kết tỷ lệ cho vay của Ngân hàng Phát triển trong tổng mức đầu tư để doanh nghiệp phân định nguồn vốn trong việc lập tổng mức đầu tư dự án, làm cơ sở xác định giá bán, quy định về tiền sử dụng đất đối với các diện tích công cộng, kinh doanh mang tính phục vụ trong nhà ở xã hội...
Theo Đầu Tư Chứng Khoán