Nhận xét về các giải pháp để “làm nóng” thị trường bất động sản mà Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đưa ra, đại biểu Trần Du Lịch cho là “chưa đạt đúng tầm nghiêm trọng”. Đại biểu này đồng thời để xuất giải pháp 3+1…
Sáng nay (13/11), Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng tiếp tục giải trình trước Quốc hội về các vấn đề liên quan đến thị trường bất động sản.
Trước đó, trong chiều qua (12/11), nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng về vấn đề đang khiến cả xã hội quan tâm, đó là làm thế nào để làm nóng lại thị trường bất động sản. Các đại biểu đánh giá rằng, Bộ Xây dựng đã có nhiều giải pháp để giải cứu cho thị trường bất động sản, song vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra những chính sách, cơ chế thích hợp hơn nữa để làm tan băng thị trường bất động sản, khôi phục lại niềm tin cho thị trường và các nhà đầu tư.
Trước yêu cầu này, người đứng đầu ngành Xây dựng đã đưa ra một số giải pháp như: rà soát toàn bộ dự án bất động sản, phân loại dự án để dừng hoặc giãn tiến độ; tập trung tái cơ cấu dự án, phát triển nhà ở xã hội; cơ cấu lại các sản phẩm bất động sản tùy vào từng đô thị, vị trí từng dự án để phù hợp với khả năng thanh toán của người dân, đặc biệt là chuyển các sản phẩm thương mại sang loại hình nhà ở xã hội, trong đó Nhà nước hỗ trợ về tiền đất, thuế theo đúng chính sách của Nhà nước…
Tuy nhiên, đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) đánh giá, những giải pháp đó cho thấy Bộ trưởng chưa đặt ngang tầm của vấn đề.
“Ai cũng biết rằng, trong vòng 30 năm trở lại đây, tất cả cuộc khủng hoảng tài chính đều xuất phát từ khủng hoảng bất động sản. Việc đóng băng thị trường bất động sản hiện nay cũng đã được cảnh báo từ trước. Do đó, câu hỏi tôi đặt ra với Bộ trưởng là: Với những giải pháp Bộ trưởng vừa nêu, những nỗ lực rất tích cực của Bộ Xây dựng như vậy có đủ sức để làm ấm và xử lý bài toán này không?" - ông Trần Du Lịch đặt câu hỏi.
Theo phân tích của đại biểu Trần Du Lịch, thị trường bất động sản và thị trường tài chính có quan hệ “cực kỳ mật thiết”. “Người ta ví thị trường bất động sản và thị trường tài chính giống như hai bánh xe của xe máy, chỉ cần một bánh xì hơi thì bánh kia không chạy được. Tôi chưa thấy giải pháp nào gắn kết hai thị trường này lại để giải quyết căn cơ” - ông Trần Du Lịch nói, đồng thời đề xuất mô hình 3 cộng 1. Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước cộng với chính quyền địa phương nơi thị trường bất động sản đó đang vận hành cùng tham gia giải quyết.
Trước đề nghị của đại biểu Trần Du Lịch, trong phiên chất vấn sáng nay (13/11), Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, ông đồng tình với ý kiến này. “Công thức 3+1 là Xây dựng, Tài chính và Ngân hàng, điều này là hoàn toàn đúng. Vấn đề là cần phải tập trung quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn. Việc này, hiện nay đã có Ban chỉ đạo Nhà nước về nhà ở và thị trường bất động sản do một đồng chí Phó Thủ tướng trực tiếp làm trưởng ban. Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan tham gia ban chỉ đạo này” - Bộ trưởng cho biết.
Riêng với trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ trưởng cho biết “sẽ tiếp tục tập trung để đề nghị với Chính phủ có những giải pháp mạnh hơn về tài chính, về tiền tệ, bởi vì thị trường bất động sản liên quan chặt chẽ đến thị trường tài chính, tiền tệ”.
Tuy nhiên, trao đổi thêm để làm rõ vấn đề, đại biểu Trần Du Lịch tiếp tục khẳng định rằng, những giải pháp mà Bộ trưởng đưa ra vẫn chưa đạt đúng tầm nghiêm trọng hay vấn đề đặt ra.
“Trong những yếu kém của ta, tôi cho rằng yếu kém trong quản lý thị trường bất động sản là điển hình về mặt yếu kém quản lý. Thứ hai, sự méo mó cung cầu trên thị trường thì thị trường bất động sản là điển hình của sự méo mó. Thứ ba, tình trạng đầu cơ thái quá gây bất ổn thì thị trường bất động sản là điển hình của sự đầu cơ thái quá” - đại biểu Trần Du Lịch nói.
“Nếu không tập trung một biện pháp mạnh mẽ hơn trên mô hình tôi nêu để phân tích một đề án tổng thể trên từng thị trường, giải quyết trên từng địa bàn cụ thể khác nhau, TP. Hồ Chí Minh khác, Hà Nội khác... thì chúng ta sẽ không giải quyết được. Nếu không giải quyết được thì chúng ta không hy vọng gì giải quyết bài toán nợ xấu. Tôi cho rằng đây là vấn đề phải tập trung mạnh ở tầm cao hơn” - ông Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Trước ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch, Bộ trưởng một lần nữa khẳng định: "Trong Nghị quyết của Chính phủ đưa ra đã có sự liên hệ chặt chẽ giữa Bộ Xây dựng trong việc tập trung rà soát các dự án, các sản phẩm; vai trò của ngân hàng là tập trung những gói tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp bất động sản, hỗ trợ cho người dân; ngành Tài chính tập trung đề xuất với Chính phủ những giải pháp đặc biệt là những chính sách về thuế trong lĩnh vực bất động sản để báo cáo với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép. Để tháo gỡ thị trường bất động sản, hiện nay phải có những biện pháp quyết liệt, không chỉ các doanh nghiệp, không chỉ các Bộ, Ngành, trong đó trụ cột có 3 Bộ, không chỉ có sự quyết liệt của các địa phương mà cả sự ủng hộ của Quốc hội để những giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản của Chính phủ có hiệu quả".
Trước đó, trong chiều qua (12/11), nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng về vấn đề đang khiến cả xã hội quan tâm, đó là làm thế nào để làm nóng lại thị trường bất động sản. Các đại biểu đánh giá rằng, Bộ Xây dựng đã có nhiều giải pháp để giải cứu cho thị trường bất động sản, song vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, đại biểu đề nghị Bộ trưởng đưa ra những chính sách, cơ chế thích hợp hơn nữa để làm tan băng thị trường bất động sản, khôi phục lại niềm tin cho thị trường và các nhà đầu tư.
Trước yêu cầu này, người đứng đầu ngành Xây dựng đã đưa ra một số giải pháp như: rà soát toàn bộ dự án bất động sản, phân loại dự án để dừng hoặc giãn tiến độ; tập trung tái cơ cấu dự án, phát triển nhà ở xã hội; cơ cấu lại các sản phẩm bất động sản tùy vào từng đô thị, vị trí từng dự án để phù hợp với khả năng thanh toán của người dân, đặc biệt là chuyển các sản phẩm thương mại sang loại hình nhà ở xã hội, trong đó Nhà nước hỗ trợ về tiền đất, thuế theo đúng chính sách của Nhà nước…
Tuy nhiên, đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) đánh giá, những giải pháp đó cho thấy Bộ trưởng chưa đặt ngang tầm của vấn đề.
“Ai cũng biết rằng, trong vòng 30 năm trở lại đây, tất cả cuộc khủng hoảng tài chính đều xuất phát từ khủng hoảng bất động sản. Việc đóng băng thị trường bất động sản hiện nay cũng đã được cảnh báo từ trước. Do đó, câu hỏi tôi đặt ra với Bộ trưởng là: Với những giải pháp Bộ trưởng vừa nêu, những nỗ lực rất tích cực của Bộ Xây dựng như vậy có đủ sức để làm ấm và xử lý bài toán này không?" - ông Trần Du Lịch đặt câu hỏi.
Theo phân tích của đại biểu Trần Du Lịch, thị trường bất động sản và thị trường tài chính có quan hệ “cực kỳ mật thiết”. “Người ta ví thị trường bất động sản và thị trường tài chính giống như hai bánh xe của xe máy, chỉ cần một bánh xì hơi thì bánh kia không chạy được. Tôi chưa thấy giải pháp nào gắn kết hai thị trường này lại để giải quyết căn cơ” - ông Trần Du Lịch nói, đồng thời đề xuất mô hình 3 cộng 1. Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước cộng với chính quyền địa phương nơi thị trường bất động sản đó đang vận hành cùng tham gia giải quyết.
Trước đề nghị của đại biểu Trần Du Lịch, trong phiên chất vấn sáng nay (13/11), Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, ông đồng tình với ý kiến này. “Công thức 3+1 là Xây dựng, Tài chính và Ngân hàng, điều này là hoàn toàn đúng. Vấn đề là cần phải tập trung quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn. Việc này, hiện nay đã có Ban chỉ đạo Nhà nước về nhà ở và thị trường bất động sản do một đồng chí Phó Thủ tướng trực tiếp làm trưởng ban. Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan tham gia ban chỉ đạo này” - Bộ trưởng cho biết.
Riêng với trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ trưởng cho biết “sẽ tiếp tục tập trung để đề nghị với Chính phủ có những giải pháp mạnh hơn về tài chính, về tiền tệ, bởi vì thị trường bất động sản liên quan chặt chẽ đến thị trường tài chính, tiền tệ”.
Tuy nhiên, trao đổi thêm để làm rõ vấn đề, đại biểu Trần Du Lịch tiếp tục khẳng định rằng, những giải pháp mà Bộ trưởng đưa ra vẫn chưa đạt đúng tầm nghiêm trọng hay vấn đề đặt ra.
“Trong những yếu kém của ta, tôi cho rằng yếu kém trong quản lý thị trường bất động sản là điển hình về mặt yếu kém quản lý. Thứ hai, sự méo mó cung cầu trên thị trường thì thị trường bất động sản là điển hình của sự méo mó. Thứ ba, tình trạng đầu cơ thái quá gây bất ổn thì thị trường bất động sản là điển hình của sự đầu cơ thái quá” - đại biểu Trần Du Lịch nói.
“Nếu không tập trung một biện pháp mạnh mẽ hơn trên mô hình tôi nêu để phân tích một đề án tổng thể trên từng thị trường, giải quyết trên từng địa bàn cụ thể khác nhau, TP. Hồ Chí Minh khác, Hà Nội khác... thì chúng ta sẽ không giải quyết được. Nếu không giải quyết được thì chúng ta không hy vọng gì giải quyết bài toán nợ xấu. Tôi cho rằng đây là vấn đề phải tập trung mạnh ở tầm cao hơn” - ông Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Trước ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch, Bộ trưởng một lần nữa khẳng định: "Trong Nghị quyết của Chính phủ đưa ra đã có sự liên hệ chặt chẽ giữa Bộ Xây dựng trong việc tập trung rà soát các dự án, các sản phẩm; vai trò của ngân hàng là tập trung những gói tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp bất động sản, hỗ trợ cho người dân; ngành Tài chính tập trung đề xuất với Chính phủ những giải pháp đặc biệt là những chính sách về thuế trong lĩnh vực bất động sản để báo cáo với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép. Để tháo gỡ thị trường bất động sản, hiện nay phải có những biện pháp quyết liệt, không chỉ các doanh nghiệp, không chỉ các Bộ, Ngành, trong đó trụ cột có 3 Bộ, không chỉ có sự quyết liệt của các địa phương mà cả sự ủng hộ của Quốc hội để những giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản của Chính phủ có hiệu quả".
Theo VnMedia