Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ ban hành văn bản sẽ có hiệu lực sớm nhất xung quanh gói tín dụng 30.000 tỷ đồng nhằm tạo thuận lợi cho các đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà dành cho người thu nhập thấp.
Nhằm thúc đẩy quá trình giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ cho vay đối với các đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp, chiều 17/3, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ ban hành văn bản sẽ có hiệu lực sớm nhất xung quanh gói tín dụng 30.000 tỷ đồng nhằm tạo thuận lợi cho các đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà dành cho người thu nhập thấp.
Theo đó, về thủ tục văn bản cho phép đơn giản tối đa thủ tục vay tiền mua nhà. Nếu như trước đây, người mua nhà ở muốn vay tiền ngân hàng thì phải chứng minh khả năng trả nợ, hoặc phải có tài sản thế chấp.
Trên thực tế, đã là dân nghèo hoặc người thu nhập thấp thì rất khó có tài sản đáng giá để thế chấp, nên điều kiện này đặt ra hầu như người nghèo là không thể thực hiện được. Tháo gỡ vướng mắc này, bốn Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và môi trường, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp đã ký thông tư liên bộ, qua đó cho phép người mua nhà ở được thế chấp căn hộ trong tương lai để vay vốn trong gói 30.000 tỷ đồng. Đi liền với chủ trương này, Bộ Xây dựng cũng đang ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 188 về quản lý, phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, điểm rất đáng chú ý là người mua nhà ở chỉ cần có xác nhận của cơ quan (nơi công tác) hoặc xã (phường) nơi cư trú (chỉ cần một dấu), thay cho quy định trước đây là phải hai con dấu mới đủ hồ sơ xét vay tiền mua nhà.
Về thủ tục vay tiền ngân hàng, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết đã thống nhất nhiều điểm mới theo hướng tạo thuận lợi cho người mua nhà ở, và sẽ thực hiện ngay sau khi được cấp thẩm quyền cho phép. Cụ thể, là mở rộng thêm số ngân hàng triển khai thực hiện giải ngân gói 30.000 tỷ đồng. Trước đây, có 5 ngân hàng (chủ yếu vốn Nhà nước) thực hiện cho vay gói này, thì nay tăng thêm nhiều ngân hàng cổ phần khác cùng tham gia, nhằm giúp cho người dân dễ tiếp cận; thứ hai, mở rộng thêm đối tượng cho vay.
Đối với những người đã ký hợp đồng mua nhà ở trước khi ra nghị quyết 02, nếu chưa thanh toán hết tiền thì vẫn được vay khoản tiền chưa thanh toán đó theo lãi suất ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng; diện tích căn hộ được mua cũng tăng lên từ 70m2 lên 90m2, đảm bảo tổng số giá bán nhỏ hơn 1 tỷ 50 triệu đồng/căn; thứ ba, kéo dài thời gian vay, trả nợ mua nhà từ 10 năm lên 15 năm. Đặc biệt, là mở rộng diện người được vay mua nhà cho cả những người dân đã có đất ở hợp pháp ở đô thị và nông thôn, nhưng họ chưa có tiền để xây dựng nhà ở.
Được biết, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng khởi động đã lâu, nhưng đến nay mới giải ngân được khoảng 9% (tức trên 2.000 tỷ đồng) vì còn quá nhiều vướng mắc. Hy vọng những biện pháp mới mà Bộ Xây dựng trình Chính phủ, sau khi được Chính phủ phê duyệt sẽ tác động trực tiếp tới thị trường nhà ở, tạo thuận lợi cho cả người dân có nhu cầu, doanh nghiệp và chính sách nhà ở của Nhà nước.
Theo đó, về thủ tục văn bản cho phép đơn giản tối đa thủ tục vay tiền mua nhà. Nếu như trước đây, người mua nhà ở muốn vay tiền ngân hàng thì phải chứng minh khả năng trả nợ, hoặc phải có tài sản thế chấp.
Trên thực tế, đã là dân nghèo hoặc người thu nhập thấp thì rất khó có tài sản đáng giá để thế chấp, nên điều kiện này đặt ra hầu như người nghèo là không thể thực hiện được. Tháo gỡ vướng mắc này, bốn Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và môi trường, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp đã ký thông tư liên bộ, qua đó cho phép người mua nhà ở được thế chấp căn hộ trong tương lai để vay vốn trong gói 30.000 tỷ đồng. Đi liền với chủ trương này, Bộ Xây dựng cũng đang ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 188 về quản lý, phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, điểm rất đáng chú ý là người mua nhà ở chỉ cần có xác nhận của cơ quan (nơi công tác) hoặc xã (phường) nơi cư trú (chỉ cần một dấu), thay cho quy định trước đây là phải hai con dấu mới đủ hồ sơ xét vay tiền mua nhà.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam. Ảnh: Thiện Hoàng.
Về thủ tục vay tiền ngân hàng, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết đã thống nhất nhiều điểm mới theo hướng tạo thuận lợi cho người mua nhà ở, và sẽ thực hiện ngay sau khi được cấp thẩm quyền cho phép. Cụ thể, là mở rộng thêm số ngân hàng triển khai thực hiện giải ngân gói 30.000 tỷ đồng. Trước đây, có 5 ngân hàng (chủ yếu vốn Nhà nước) thực hiện cho vay gói này, thì nay tăng thêm nhiều ngân hàng cổ phần khác cùng tham gia, nhằm giúp cho người dân dễ tiếp cận; thứ hai, mở rộng thêm đối tượng cho vay.
Đối với những người đã ký hợp đồng mua nhà ở trước khi ra nghị quyết 02, nếu chưa thanh toán hết tiền thì vẫn được vay khoản tiền chưa thanh toán đó theo lãi suất ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng; diện tích căn hộ được mua cũng tăng lên từ 70m2 lên 90m2, đảm bảo tổng số giá bán nhỏ hơn 1 tỷ 50 triệu đồng/căn; thứ ba, kéo dài thời gian vay, trả nợ mua nhà từ 10 năm lên 15 năm. Đặc biệt, là mở rộng diện người được vay mua nhà cho cả những người dân đã có đất ở hợp pháp ở đô thị và nông thôn, nhưng họ chưa có tiền để xây dựng nhà ở.
Được biết, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng khởi động đã lâu, nhưng đến nay mới giải ngân được khoảng 9% (tức trên 2.000 tỷ đồng) vì còn quá nhiều vướng mắc. Hy vọng những biện pháp mới mà Bộ Xây dựng trình Chính phủ, sau khi được Chính phủ phê duyệt sẽ tác động trực tiếp tới thị trường nhà ở, tạo thuận lợi cho cả người dân có nhu cầu, doanh nghiệp và chính sách nhà ở của Nhà nước.
Theo CAND