Tại Phiên giải trình của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về thực trạng, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đảm bảo an sinh xã hội, hôm qua, nhiều Đại biểu Quốc hội tỏ ra lo lắng “phải làm rõ vai trò quản lý nhà nước nếu không càng can thiệp càng rối”.
Các Bộ, ngành, địa phương cần chung tay với ngành Xây dựng trong giải cứu thị trường bất động sản. Ảnh minh họa.
“Đóng băng” do cung vượt quá cầu
Mở đầu phiên giải trình, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh), ĐBQH Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) cùng đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý của Bộ Xây dựng.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến thị trường BĐS trầm lắng là việc thiếu quy hoạch, kế hoạch, tổng cung quá thừa so với nhu cầu, trong đó sản phẩm dành cho người có thu nhập thấp thì lại thiếu. Bộ trưởng thừa nhận “có trách nhiệm của cơ quan quản lý từ TW đến địa phương”. Riêng vấn đề về thể chế, Bộ trưởng cũng nhìn nhận còn nhiều bất cập.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: những hạn chế của thị trường BĐS hiện nay có một phần do hướng dẫn luật quá chậm, điển hình là các luật trực tiếp điều chỉnh thị trường BĐS như Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS, Luật quy hoạch quản lý đô thị. “Có những luật 3, 5 năm sau khi ban hành mới có hướng dẫn. Nếu làm nhanh hơn thì có khi thị trường đã không như bây giờ”, Phó Chủ tịch bình luận.
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm cũng đặt vấn đề “các số liệu về tồn kho BĐS đã tin cậy chưa, các giải pháp đã đủ làm tan chảy “cục máu đông?”.
Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng thẳng thắn: Số liệu mới nói lên một phần thực tế, còn nhiều dự án có tồn kho nhưng chưa báo cáo. “Chúng tôi muốn có nhiều biện pháp mạnh hơn nhưng trong điều kiện hiện nay thì chỉ có thể đưa ra các giải pháp như vậy để phù hợp với tình hình”, Bộ trưởng nói.
Với thực trạng “cung vượt quá cầu” mà Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thừa nhận, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Trần Xuân Hòa đặt câu hỏi, liệu có thế lực đang “kìm giữ” để trông đợi sự giải cứu của nhà nước?. Các giải pháp mà Bộ Xây dựng đề ra có “giải cứu” cho nhà đầu cơ?.
Người đứng đầu ngành Xây dựng cho hay, trong các giải pháp mà Bộ đưa ra đã tính toán cẩn trọng đến lợi ích của cả nhà nước, người dân, DN, với mục tiêu lớn nhất là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, từ đó sẽ tác động đến từng cá nhân, trong đó có nhóm người có thu nhập thấp.
Hướng đến nhà ở cho người thu nhập thấp
Trong khi căn hộ cao cấp, biệt thự, căn hộ liền kề... đang “chất chồng như núi”, trầy trật bán chẳng ai mua thì nhà ở xã hội, nhà cho người có thu nhập thấp, nhà cho sinh viên, học sinh, công nhân ở các khu công nghiệp lại rất thiếu. Vấn đề này được ĐBQH Đỗ Văn Đương (Ủy viên Ủy ban Tư pháp) chỉ ra và đề nghị Bộ trưởng “đánh giá tác động của nó như thế nào để giải cứu thị trường BĐS”.
Bộ trưởng Xây dựng thừa nhận đây là vấn đề khó, vì giải cứu thị trường không thể trong ngày một ngày hai mà nó còn liên quan đến nhiều vấn đề khác. Một trong những giải pháp để “giải phóng” căn hộ chung cư cao cấp theo Bộ trưởng là “chia nhỏ ra để hợp với túi tiền của người dân”.
ĐB Đương lo ngại “chia nhỏ ra có trái chủ trương xây dựng đô thị khang trang, hiện đại vì nó sẽ biến thành những khu nhà ổ chuột?”. Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh “phải có tiêu chuẩn cụ thể, được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Căn hộ diện tích nhỏ, chất lượng tốt không thể nói là ổ chuột. Các nước khác người ta cũng làm thế”.
Trước tình trạng BĐS giảm giá mạnh, theo báo cáo có nơi giảm đến 50%, nhưng theo nhiều ĐBQH thì “giảm nhưng vẫn chưa đúng giá trị thực của nó, chưa phù hợp với khả năng, thu nhập của nhiều người dân".
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chỉ ra rằng, nguyên nhân giá BĐS bị đẩy lên cao, bị "làm giá" như trong thời gian qua là có yếu tố đầu cơ; khi Ngân hàng thắt chặt tín dụng, DN không chịu nổi thì phải hạ giá thành để thu hồi vốn.
“Chúng ta chỉ có thể can thiệp bằng biện pháp quản lý nhà nước nhưng không thể buộc nhà đầu tư phải bán giá này hay giá khác, vì nó còn theo quy luật của thị trường”, Bộ trưởng nói và hy vọng “mong có nhà giá khoảng 500 triệu, diện tích 50 m2, Ngân hàng cho vay với lãi suất 5-6% thì sẽ góp phần tích cực vào kích cầu”.
Cùng tham gia phiên giải trình với Bộ trưởng Xây dựng có lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính. Phía Ngân hàng cho biết, năm 2013 này sẽ cố gắng kéo dài thời hạn cho vay và tiếp tục giảm lãi suất để những người thực sự có nhu cầu về nhà ở mua được nhà. Còn Bộ Tài chính cho biết sẽ cân đối nguồn thu ngân sách bởi cộng cả thuế lẫn tiền thu từ đất đai dự kiến 2013 sẽ không thu được khoảng 20 ngàn tỷ đồng.
Kết thúc phiên giải trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, Bộ Xây dựng cần đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn; cần công khai minh bạch từ chính sách đến quá trình thực thi. Ngành cần quan tâm hơn đến việc xây dựng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, học sinh, sinh viên và công nhân trong các khu công nghiệp. Các Bộ ngành, địa phương cần chung tay với ngành Xây dựng trong "giải cứu" thị trường BĐS. Quốc hội và các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ với quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
Mở đầu phiên giải trình, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh), ĐBQH Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) cùng đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý của Bộ Xây dựng.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến thị trường BĐS trầm lắng là việc thiếu quy hoạch, kế hoạch, tổng cung quá thừa so với nhu cầu, trong đó sản phẩm dành cho người có thu nhập thấp thì lại thiếu. Bộ trưởng thừa nhận “có trách nhiệm của cơ quan quản lý từ TW đến địa phương”. Riêng vấn đề về thể chế, Bộ trưởng cũng nhìn nhận còn nhiều bất cập.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: những hạn chế của thị trường BĐS hiện nay có một phần do hướng dẫn luật quá chậm, điển hình là các luật trực tiếp điều chỉnh thị trường BĐS như Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS, Luật quy hoạch quản lý đô thị. “Có những luật 3, 5 năm sau khi ban hành mới có hướng dẫn. Nếu làm nhanh hơn thì có khi thị trường đã không như bây giờ”, Phó Chủ tịch bình luận.
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm cũng đặt vấn đề “các số liệu về tồn kho BĐS đã tin cậy chưa, các giải pháp đã đủ làm tan chảy “cục máu đông?”.
Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng thẳng thắn: Số liệu mới nói lên một phần thực tế, còn nhiều dự án có tồn kho nhưng chưa báo cáo. “Chúng tôi muốn có nhiều biện pháp mạnh hơn nhưng trong điều kiện hiện nay thì chỉ có thể đưa ra các giải pháp như vậy để phù hợp với tình hình”, Bộ trưởng nói.
Với thực trạng “cung vượt quá cầu” mà Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thừa nhận, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Trần Xuân Hòa đặt câu hỏi, liệu có thế lực đang “kìm giữ” để trông đợi sự giải cứu của nhà nước?. Các giải pháp mà Bộ Xây dựng đề ra có “giải cứu” cho nhà đầu cơ?.
Người đứng đầu ngành Xây dựng cho hay, trong các giải pháp mà Bộ đưa ra đã tính toán cẩn trọng đến lợi ích của cả nhà nước, người dân, DN, với mục tiêu lớn nhất là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, từ đó sẽ tác động đến từng cá nhân, trong đó có nhóm người có thu nhập thấp.
Hướng đến nhà ở cho người thu nhập thấp
Trong khi căn hộ cao cấp, biệt thự, căn hộ liền kề... đang “chất chồng như núi”, trầy trật bán chẳng ai mua thì nhà ở xã hội, nhà cho người có thu nhập thấp, nhà cho sinh viên, học sinh, công nhân ở các khu công nghiệp lại rất thiếu. Vấn đề này được ĐBQH Đỗ Văn Đương (Ủy viên Ủy ban Tư pháp) chỉ ra và đề nghị Bộ trưởng “đánh giá tác động của nó như thế nào để giải cứu thị trường BĐS”.
Bộ trưởng Xây dựng thừa nhận đây là vấn đề khó, vì giải cứu thị trường không thể trong ngày một ngày hai mà nó còn liên quan đến nhiều vấn đề khác. Một trong những giải pháp để “giải phóng” căn hộ chung cư cao cấp theo Bộ trưởng là “chia nhỏ ra để hợp với túi tiền của người dân”.
ĐB Đương lo ngại “chia nhỏ ra có trái chủ trương xây dựng đô thị khang trang, hiện đại vì nó sẽ biến thành những khu nhà ổ chuột?”. Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh “phải có tiêu chuẩn cụ thể, được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Căn hộ diện tích nhỏ, chất lượng tốt không thể nói là ổ chuột. Các nước khác người ta cũng làm thế”.
Trước tình trạng BĐS giảm giá mạnh, theo báo cáo có nơi giảm đến 50%, nhưng theo nhiều ĐBQH thì “giảm nhưng vẫn chưa đúng giá trị thực của nó, chưa phù hợp với khả năng, thu nhập của nhiều người dân".
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chỉ ra rằng, nguyên nhân giá BĐS bị đẩy lên cao, bị "làm giá" như trong thời gian qua là có yếu tố đầu cơ; khi Ngân hàng thắt chặt tín dụng, DN không chịu nổi thì phải hạ giá thành để thu hồi vốn.
“Chúng ta chỉ có thể can thiệp bằng biện pháp quản lý nhà nước nhưng không thể buộc nhà đầu tư phải bán giá này hay giá khác, vì nó còn theo quy luật của thị trường”, Bộ trưởng nói và hy vọng “mong có nhà giá khoảng 500 triệu, diện tích 50 m2, Ngân hàng cho vay với lãi suất 5-6% thì sẽ góp phần tích cực vào kích cầu”.
Cùng tham gia phiên giải trình với Bộ trưởng Xây dựng có lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính. Phía Ngân hàng cho biết, năm 2013 này sẽ cố gắng kéo dài thời hạn cho vay và tiếp tục giảm lãi suất để những người thực sự có nhu cầu về nhà ở mua được nhà. Còn Bộ Tài chính cho biết sẽ cân đối nguồn thu ngân sách bởi cộng cả thuế lẫn tiền thu từ đất đai dự kiến 2013 sẽ không thu được khoảng 20 ngàn tỷ đồng.
Kết thúc phiên giải trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, Bộ Xây dựng cần đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn; cần công khai minh bạch từ chính sách đến quá trình thực thi. Ngành cần quan tâm hơn đến việc xây dựng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, học sinh, sinh viên và công nhân trong các khu công nghiệp. Các Bộ ngành, địa phương cần chung tay với ngành Xây dựng trong "giải cứu" thị trường BĐS. Quốc hội và các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ với quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
Theo Pháp luật VN