Kinh tế khó khăn, làm ăn thua lỗ, nhiều cửa hàng đã phải trả lại mặt bằng cho các khổ chủ hoặc buộc phải sang nhượng lại cho người khác với giá rẻ. Ế ẩm, đó là tình trạng chung của thị trường cho thuê mặt bằng trong hoàn cảnh hiện nay…
Dạo qua nhiều tuyến phố ở Hà Nội như: Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Đê La Thành, Láng, Tây Sơn, Xuân Thủy, Nguyễn Chí Thanh… dễ dàng nhận thấy các tấm biển như: “cho thuê văn phòng”, “cho thuê cửa hàng”, “tìm người thuê lại mặt bằng”, “cần sang nhượng…” mọc lên nhan nhản.
Ông Nguyễn Văn Hùng, có mặt bằng cho thuê trên phố Nguyễn Lương Bằng cho biết: Sau khi người thuê cũ “bỏ chạy” vì kinh doanh thua lỗ, tôi đã treo biển cho thuê mặt bằng làm cửa hàng suốt gần 3 tháng nay nhưng đến giờ vẫn chưa có ai thuê. Mặt bằng làm cửa hàng của tôi có vị trí đẹp, sát ngay mặt phố, có chỗ để xe cho khách hàng. Cách đây mấy năm người ta tranh nhau thuê với giá gần 20 triệu đồng/tháng, nhưng thời điểm này tôi đã hạ xuống còn 12 triệu đồng/tháng mà vẫn chưa có người đến thuê.
Khác với ông Hùng, chị Nguyễn Thị Lệ lại lâm vào hoàn cảnh khá bi đát. Do đã trót ký hợp đồng thuê mặt bằng dài hạn với “khổ chủ” làm quán kinh doanh cafe, nhưng do làm ăn ế ẩm, không bán được, nên đành tìm người nhượng lại toàn bộ cửa hàng với giá rẻ…
Chị Lệ cho hay, chị đã ký hợp đồng thuê mặt bằng 2 năm ở phố Thụy Khuê để mở quán cafe, 6 tháng phải trả tiền thuê mặt bằng một lần, tính ra cả tiền thuê mặt bằng lẫn tiền đầu tư cho quán đã mất đứt gần 200 triệu đồng. Nhưng do vắng khách, ế ẩm trong khi tiền thuê mặt bằng vẫn phải trả đều đặn, thiếu tiền nên đành chấp nhận nhượng lại cho người khác với giá ưu đãi như: để lại toàn bộ các cơ sở vật chất đã trang bị cùng hợp đồng thuê nhà với giá 60 triệu đồng nhưng gần 2 tháng nay chưa có khách để sang nhượng. “Tôi tích cóp mới có tiền để mở quán với bao hi vọng… nhưng giờ làm ăn không được nên mới phải để lại với cái giá đó, vậy mà chờ mãi chưa thấy ai để sang nhượng cả, tình hình này có khi phải hạ xuống còn 50 triệu đồng mất”, chị Lệ thở dài.
Hiện rất nhiều cửa hàng thuê mặt bằng bán: giày dép, quần áo thời trang, mỹ phẩm, mành rèm… đã và đang trưng biển thanh lý toàn bộ cửa hàng hoặc sang nhượng để trả lại cho chính chủ bởi kinh doanh thua lỗ trong khi giá cho thuê mặt bằng cao. Theo tìm hiểu của phóng viên, giá cho thuê mặt bằng trung bình dao động từ 4 - 5 triệu đồng, tùy vào diện tích, vị trí… Tại một số vị trí “đất vàng” như ở quận Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, vị trí sát mặt phố, diện tích 20m2 có giá thuê trên 20 triệu đồng/tháng. Một số vị trí trên các phố khác như: Nguyễn Thị Định, Đê La Thành, Nguyễn Chí Thanh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng… có giá thuê từ 10 - 15 triệu động/tháng…
Tình trạng chung là thị trường cho thuê văn phòng, tại Hà Nội, các tòa nhà cho thuê làm văn phòng ở Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng đều đồng loạt giảm giá bởi thị trường ế ấm…
Ông Nguyễn Duy Đông, Giám đốc Công ty CP tư vấn bất động sản SOHO Việt Nam cho biết: Nền kinh tế khó khăn thời gian qua đã tác động lớn đến sức mua của người tiêu dùng tại các Trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ trên các mặt phố. Mặc dù cung cho thuê mặt bằng dồi dào nhưng giá cho thuê vẫn còn quá cao so với khả năng người đi thuê, đặc biệt trong bối cảnh sức mua ảm đạm như hiện nay. Ở các vị trí đẹp giá thuê vẫn ở mức rất cao, một số vị trí khác giảm từ 5 - 10% so với trước đây nhưng vẫn còn cao so với thời điểm khó khăn này.
Theo ông Đông, hiện nay, một số doanh nghiệp và người dân do làm ăn thua lỗ nên không dám mạo hiểm thuê mặt bằng để kinh doanh. Mặt khác, những người đang đi thuê lại muốn tiết giảm tối đa chi phí để tránh lỗ nên đã chủ động tìm đến những mặt bằng có giá thấp. Ông Đông tiết lộ: hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh xây dựng văn phòng “trót” đang xây dựng hoặc đã xây dựng nhưng vắng khách thuê đang muốn bán tháo để bảo toàn vốn hoặc chuyển nhượng lại với những hợp đồng dài hạn…
“Muốn thị trường cho thuê văn phòng, mặt bằng, cửa hàng ấm lên, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cách làm trước mắt để tự “cứu lấy nhau” là phải giảm giá cho thuê hơn nữa, trong bối cảnh này nếu giải quyết được khâu này, giá thành sản phẩm cũng được hạ xuống một phần, người tiêu dùng đến mua hàng thì mới kích thích được thị trường trở lại…”, ông Đông cho biết thêm.
Ông Nguyễn Văn Hùng, có mặt bằng cho thuê trên phố Nguyễn Lương Bằng cho biết: Sau khi người thuê cũ “bỏ chạy” vì kinh doanh thua lỗ, tôi đã treo biển cho thuê mặt bằng làm cửa hàng suốt gần 3 tháng nay nhưng đến giờ vẫn chưa có ai thuê. Mặt bằng làm cửa hàng của tôi có vị trí đẹp, sát ngay mặt phố, có chỗ để xe cho khách hàng. Cách đây mấy năm người ta tranh nhau thuê với giá gần 20 triệu đồng/tháng, nhưng thời điểm này tôi đã hạ xuống còn 12 triệu đồng/tháng mà vẫn chưa có người đến thuê.
Khác với ông Hùng, chị Nguyễn Thị Lệ lại lâm vào hoàn cảnh khá bi đát. Do đã trót ký hợp đồng thuê mặt bằng dài hạn với “khổ chủ” làm quán kinh doanh cafe, nhưng do làm ăn ế ẩm, không bán được, nên đành tìm người nhượng lại toàn bộ cửa hàng với giá rẻ…
Chị Lệ cho hay, chị đã ký hợp đồng thuê mặt bằng 2 năm ở phố Thụy Khuê để mở quán cafe, 6 tháng phải trả tiền thuê mặt bằng một lần, tính ra cả tiền thuê mặt bằng lẫn tiền đầu tư cho quán đã mất đứt gần 200 triệu đồng. Nhưng do vắng khách, ế ẩm trong khi tiền thuê mặt bằng vẫn phải trả đều đặn, thiếu tiền nên đành chấp nhận nhượng lại cho người khác với giá ưu đãi như: để lại toàn bộ các cơ sở vật chất đã trang bị cùng hợp đồng thuê nhà với giá 60 triệu đồng nhưng gần 2 tháng nay chưa có khách để sang nhượng. “Tôi tích cóp mới có tiền để mở quán với bao hi vọng… nhưng giờ làm ăn không được nên mới phải để lại với cái giá đó, vậy mà chờ mãi chưa thấy ai để sang nhượng cả, tình hình này có khi phải hạ xuống còn 50 triệu đồng mất”, chị Lệ thở dài.
Biển cho thuê văn phòng được trưng trên nhiều tuyến phố
Hiện rất nhiều cửa hàng thuê mặt bằng bán: giày dép, quần áo thời trang, mỹ phẩm, mành rèm… đã và đang trưng biển thanh lý toàn bộ cửa hàng hoặc sang nhượng để trả lại cho chính chủ bởi kinh doanh thua lỗ trong khi giá cho thuê mặt bằng cao. Theo tìm hiểu của phóng viên, giá cho thuê mặt bằng trung bình dao động từ 4 - 5 triệu đồng, tùy vào diện tích, vị trí… Tại một số vị trí “đất vàng” như ở quận Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, vị trí sát mặt phố, diện tích 20m2 có giá thuê trên 20 triệu đồng/tháng. Một số vị trí trên các phố khác như: Nguyễn Thị Định, Đê La Thành, Nguyễn Chí Thanh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng… có giá thuê từ 10 - 15 triệu động/tháng…
Tình trạng chung là thị trường cho thuê văn phòng, tại Hà Nội, các tòa nhà cho thuê làm văn phòng ở Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng đều đồng loạt giảm giá bởi thị trường ế ấm…
Ông Nguyễn Duy Đông, Giám đốc Công ty CP tư vấn bất động sản SOHO Việt Nam cho biết: Nền kinh tế khó khăn thời gian qua đã tác động lớn đến sức mua của người tiêu dùng tại các Trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ trên các mặt phố. Mặc dù cung cho thuê mặt bằng dồi dào nhưng giá cho thuê vẫn còn quá cao so với khả năng người đi thuê, đặc biệt trong bối cảnh sức mua ảm đạm như hiện nay. Ở các vị trí đẹp giá thuê vẫn ở mức rất cao, một số vị trí khác giảm từ 5 - 10% so với trước đây nhưng vẫn còn cao so với thời điểm khó khăn này.
Theo ông Đông, hiện nay, một số doanh nghiệp và người dân do làm ăn thua lỗ nên không dám mạo hiểm thuê mặt bằng để kinh doanh. Mặt khác, những người đang đi thuê lại muốn tiết giảm tối đa chi phí để tránh lỗ nên đã chủ động tìm đến những mặt bằng có giá thấp. Ông Đông tiết lộ: hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh xây dựng văn phòng “trót” đang xây dựng hoặc đã xây dựng nhưng vắng khách thuê đang muốn bán tháo để bảo toàn vốn hoặc chuyển nhượng lại với những hợp đồng dài hạn…
“Muốn thị trường cho thuê văn phòng, mặt bằng, cửa hàng ấm lên, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cách làm trước mắt để tự “cứu lấy nhau” là phải giảm giá cho thuê hơn nữa, trong bối cảnh này nếu giải quyết được khâu này, giá thành sản phẩm cũng được hạ xuống một phần, người tiêu dùng đến mua hàng thì mới kích thích được thị trường trở lại…”, ông Đông cho biết thêm.
Theo Thời báo ngân hàng