Trao đổi với báo giới, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM Lê Hoàng Châu cho biết: Các doanh nghiệp BĐS đang cực kỳ khó khăn.
Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp không có tiền để trả lãi vay và cũng không có tiền để tiếp tục hoàn thành dự án, để có sản phẩm cho thị trường. Một khó khăn quan trọng hơn đối với doanh nghiệp BĐS là không bán được hàng do sức mua quá yếu. Giao dịch chủ yếu ở phân khúc dành cho người có thu nhập trung bình và thấp.
Còn về giá BĐS, tôi cho rằng, dù giá đã giảm, nhưng hiện vẫn cao hơn các nước trong khu vực. Tại TP. HCM, ở phân khúc căn hộ trung bình, giá rẻ nhất không thấp hơn 12 triệu đồng/m2. Với mức giá này, để sở hữu căn hộ 50m2 phải mất 600 triệu đồng, vượt quá sức của người có thu nhập thấp, trung bình. Trong khi ở Indonesia, căn hộ 1 phòng ngủ giá khoảng 7.500 USD, tương đương 150.000 triệu đồng/căn; căn hộ 2 phòng ngủ khoảng 300 triệu đồng. Có nhiều yếu tố đẩy giá BĐS của Việt Nam lên cao, như: chi phí giải phóng mặt bằng; chi phí nộp tiền sử dụng đất, chi phí vốn cao. Nhưng đáng chú ý là nguyên nhân từ việc chúng ta quản lý kém nên thường để xảy ra đầu cơ vật liệu xây dựng (sắt, thép, xi măng...) dẫn đến giá thành xây dựng tăng cao. Thứ nữa, là chi phí phát sinh do thủ tục hành chính kéo dài làm tăng chi phí quản lý và mất cơ hội kinh doanh... Nếu chúng ta hạn chế được các chi phí này, giá BĐS chắc chắn sẽ giảm xuống đúng giá trị thực của nó.
Còn về giá BĐS, tôi cho rằng, dù giá đã giảm, nhưng hiện vẫn cao hơn các nước trong khu vực. Tại TP. HCM, ở phân khúc căn hộ trung bình, giá rẻ nhất không thấp hơn 12 triệu đồng/m2. Với mức giá này, để sở hữu căn hộ 50m2 phải mất 600 triệu đồng, vượt quá sức của người có thu nhập thấp, trung bình. Trong khi ở Indonesia, căn hộ 1 phòng ngủ giá khoảng 7.500 USD, tương đương 150.000 triệu đồng/căn; căn hộ 2 phòng ngủ khoảng 300 triệu đồng. Có nhiều yếu tố đẩy giá BĐS của Việt Nam lên cao, như: chi phí giải phóng mặt bằng; chi phí nộp tiền sử dụng đất, chi phí vốn cao. Nhưng đáng chú ý là nguyên nhân từ việc chúng ta quản lý kém nên thường để xảy ra đầu cơ vật liệu xây dựng (sắt, thép, xi măng...) dẫn đến giá thành xây dựng tăng cao. Thứ nữa, là chi phí phát sinh do thủ tục hành chính kéo dài làm tăng chi phí quản lý và mất cơ hội kinh doanh... Nếu chúng ta hạn chế được các chi phí này, giá BĐS chắc chắn sẽ giảm xuống đúng giá trị thực của nó.
Theo KTĐT