Bộ Xây dựng đưa nhận định mới nhất: “Nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006”. Bộ này đánh giá, “đây cũng là thời điểm tốt cho người có nhu cầu mua được nhà ở phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình”.
Nhà ở xã hội sẽ là phương thuốc vực dậy thị trường bất động sản. (Ảnh minh họa)
Thời điểm tốt để mua nhà
Thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết, sau khi có hàng loạt các động thái, chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ cấu nguồn cung hàng hóa trên thị trường bất động sản đã bắt đầu có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010. Nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006! Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thông báo: “Đây là thời điểm tốt, tạo điều kiện cho người có nhu cầu có thể mua nhà ở phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Gần đây, thị trường bất động sản đối với phân khúc nhà ở bình dân ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu ấm dần lên”.
Bộ Xây dựng tỏ ra hết sức lạc quan: “Tâm lý của nhà đầu tư, người mua trên thị trường bước đầu được giải tỏa, niềm tin vào thị trường đang dần được hồi phục. Nguồn vốn cho thị trường bớt căng thẳng, thị trường bất động sản đã bắt đầu có tín hiệu khả quan...”. Hiện nay, sau thời gian dài trầm lắng, các nhà đầu tư và người dân có nhu cầu về nhà ở đã có thêm nhiều sự lựa chọn vì hiện tại thị trường có nhiều nhà ở đã xây xong, hồ sơ pháp lý đảm bảo, cơ cấu diện tích và giá bán đa dạng ở nhiều phân khúc từ giá thấp, giá trung bình đến nhà ở cao cấp.
Dù vậy, khảo sát của Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, giao dịch đối với căn hộ khá hơn trước dù số lượng vẫn còn thấp. Hoạt động mua bán chủ yếu diễn ra ở phân khúc dưới 20 triệu đồng/m2 hoặc một số ít dự án có giá bán trên 20 triệu đồng/m2 nhưng đã xây dựng xong hoặc chuẩn bị bàn giao. Lượng giao dịch đối với đất nền rất ít là do các dự án bán đất nền hoặc nhà thấp tầng thường xa trung tâm và hạ tầng không đồng bộ, giá trị căn nhà cao vượt xa khả năng thanh toán của người dân.
Bùng nổ nhà ở xã hội
Kết quả rà soát của Bộ Xây dựng cho biết, từ nay đến năm 2015, khu vực đô thị cả nước có khoảng 1.740.000 người có khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân dưới 5 m2/người) và 1.715.000 công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở, để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ. Tương tự, nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp đến năm 2020 sẽ tăng thêm khoảng 200.000 căn (nếu nhu cầu đến năm 2015 được giải quyết hết vào năm 2015). Trong đó, một số địa phương có nhu cầu nhà ở xã hội lớn. Cụ thể, Hà Nội cần 111.200 căn; TP Hồ Chí Minh cần 134.000 căn... Riêng nhu cầu nhà ở xã hội của cán bộ, công chức 25 bộ, ngành tại khu vực Hà Nội cần khoảng 30.000 căn.
Để chuẩn bị đáp ứng nhu cầu trên, hàng loạt dự án nhà ở xã hội vừa được khởi công trên khắp cả nước. Mới nhất, hôm 5-6, tại Hà Nội, dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Đặng Xá giai đoạn II (huyện Gia Lâm – Hà Nội), đã được khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư 850 tỷ đồng, 160.000 m2 sàn xây dựng, với 2.500 căn hộ diện tích từ 30-70m2, giá bán khá thấp, dự kiến dưới 9 triệu đồng/m2. Trước đó 1 tuần, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng) đã động thổ dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm (Hoàng Mai) với tổng mức đầu tư 710 tỷ đồng, quy mô trên 1.000 căn hộ. Giá căn hộ dự báo cũng rất hấp dẫn người thu nhập thấp và trung bình. Chỉ trong khoảng 2 tuần, cả nước sẽ có 5 dự án nhà ở xã hội mới được khởi công tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Quy Nhơn (Bình Định), TP Vinh (Nghệ An).
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng kỳ vọng mô hình nhà ở xã hội sẽ là “phương thuốc” giải cứu thị trường bất động sản đang èo uột. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói: “Khi Quốc hội thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi với nhiều cơ chế ưu đãi như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng cho nhà ở xã hội, đồng thời, khi gói hỗ trợ tín dụng cho các dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại diện tích nhỏ, giá bán thấp theo Nghị quyết 02/NQ-CP được thực hiện và phát huy tác dụng thì chắc chắn những khó khăn của thị trường bất động sản sẽ từng bước được tháo gỡ”.
Thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết, sau khi có hàng loạt các động thái, chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ cấu nguồn cung hàng hóa trên thị trường bất động sản đã bắt đầu có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010. Nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006! Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thông báo: “Đây là thời điểm tốt, tạo điều kiện cho người có nhu cầu có thể mua nhà ở phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Gần đây, thị trường bất động sản đối với phân khúc nhà ở bình dân ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu ấm dần lên”.
Bộ Xây dựng tỏ ra hết sức lạc quan: “Tâm lý của nhà đầu tư, người mua trên thị trường bước đầu được giải tỏa, niềm tin vào thị trường đang dần được hồi phục. Nguồn vốn cho thị trường bớt căng thẳng, thị trường bất động sản đã bắt đầu có tín hiệu khả quan...”. Hiện nay, sau thời gian dài trầm lắng, các nhà đầu tư và người dân có nhu cầu về nhà ở đã có thêm nhiều sự lựa chọn vì hiện tại thị trường có nhiều nhà ở đã xây xong, hồ sơ pháp lý đảm bảo, cơ cấu diện tích và giá bán đa dạng ở nhiều phân khúc từ giá thấp, giá trung bình đến nhà ở cao cấp.
Dù vậy, khảo sát của Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, giao dịch đối với căn hộ khá hơn trước dù số lượng vẫn còn thấp. Hoạt động mua bán chủ yếu diễn ra ở phân khúc dưới 20 triệu đồng/m2 hoặc một số ít dự án có giá bán trên 20 triệu đồng/m2 nhưng đã xây dựng xong hoặc chuẩn bị bàn giao. Lượng giao dịch đối với đất nền rất ít là do các dự án bán đất nền hoặc nhà thấp tầng thường xa trung tâm và hạ tầng không đồng bộ, giá trị căn nhà cao vượt xa khả năng thanh toán của người dân.
Bùng nổ nhà ở xã hội
Kết quả rà soát của Bộ Xây dựng cho biết, từ nay đến năm 2015, khu vực đô thị cả nước có khoảng 1.740.000 người có khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân dưới 5 m2/người) và 1.715.000 công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở, để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ. Tương tự, nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp đến năm 2020 sẽ tăng thêm khoảng 200.000 căn (nếu nhu cầu đến năm 2015 được giải quyết hết vào năm 2015). Trong đó, một số địa phương có nhu cầu nhà ở xã hội lớn. Cụ thể, Hà Nội cần 111.200 căn; TP Hồ Chí Minh cần 134.000 căn... Riêng nhu cầu nhà ở xã hội của cán bộ, công chức 25 bộ, ngành tại khu vực Hà Nội cần khoảng 30.000 căn.
Để chuẩn bị đáp ứng nhu cầu trên, hàng loạt dự án nhà ở xã hội vừa được khởi công trên khắp cả nước. Mới nhất, hôm 5-6, tại Hà Nội, dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Đặng Xá giai đoạn II (huyện Gia Lâm – Hà Nội), đã được khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư 850 tỷ đồng, 160.000 m2 sàn xây dựng, với 2.500 căn hộ diện tích từ 30-70m2, giá bán khá thấp, dự kiến dưới 9 triệu đồng/m2. Trước đó 1 tuần, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng) đã động thổ dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm (Hoàng Mai) với tổng mức đầu tư 710 tỷ đồng, quy mô trên 1.000 căn hộ. Giá căn hộ dự báo cũng rất hấp dẫn người thu nhập thấp và trung bình. Chỉ trong khoảng 2 tuần, cả nước sẽ có 5 dự án nhà ở xã hội mới được khởi công tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Quy Nhơn (Bình Định), TP Vinh (Nghệ An).
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng kỳ vọng mô hình nhà ở xã hội sẽ là “phương thuốc” giải cứu thị trường bất động sản đang èo uột. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói: “Khi Quốc hội thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi với nhiều cơ chế ưu đãi như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng cho nhà ở xã hội, đồng thời, khi gói hỗ trợ tín dụng cho các dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại diện tích nhỏ, giá bán thấp theo Nghị quyết 02/NQ-CP được thực hiện và phát huy tác dụng thì chắc chắn những khó khăn của thị trường bất động sản sẽ từng bước được tháo gỡ”.
Theo ANTĐ