Băn khoăn, cân nhắc hay đưa ra quyết định xây nhà của các chủ đầu tư trong thời buổi lạm phát hiện nay quả không dễ. Người có tiền thì sợ khi xây rồi giá vật liệu đang cao sẽ hạ, người chưa có đủ tiền thì khó tiếp cận được với vốn ngân hàng. Điều đó càng khiến cho thị trường xây dựng mỗi lúc một đìu hiu.
Thị trường xây dựng mỗi lúc một đìu hiu. (Ảnh minh họa)
Người trông kẻ đợi
Điều này thể hiện rõ nhất ở phân khúc xây dựng nhà phố, theo Cty Thiết kế xây dựng Thổ Kim, khách hàng đến với Cty so với năm 2011 giảm 40 - 50% . Tuy vậy Cty này vẫn cầm cự được, nhiều Cty khác đã giải thể và lực lượng KTS và kỹ sư hiện nay cũng bị dôi dư thất nghiệp cũng khá nhiều. Lý giải điều này, Phó tổng giám đốc Cty Thiết kế xây dựng Thổ Kim Nguyễn Thanh Nhàn cho rằng giá vật liệu tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến khách hàng trì hoãn việc xây nhà. Nhưng nếu ai có điều kiện thì nên xây vì chỉ số giá xây dựng năm nay luôn tăng cao hơn năm trước. Theo Sở Xây dựng TP.HCM, số lượng cấp phép xây dựng năm 2011 giảm 15 - 20% so với thời kỳ xây dựng bùng nổ năm 2009.
Tại buổi tư vấn xây dựng do Cty CP Kiến trúc Xây dựng Nhà Vui tổ chức lần 2 cũng thu hút rất ít người quan tâm so với năm 2011 lượng khách đến tham dự hội thảo giảm đi một nửa. Ông Minh Khang nhà ở Q.Gò Vấp đang tham khảo các KTS, ông có chủ đích xây nhà từ năm ngoái nhưng có một số nguyên nhân khiến ông cứ chần chừ, sau khi được các KTS tư vấn kỹ lưỡng ông quyết định ký hợp đồng với Nhà Vui. Chị Minh Hiền thì lại quá đắn đo cân nhắc, chị cho biết: Theo tìm hiểu tôi được biết giá xây dựng mỗi năm mỗi tăng, nhà tôi đang trong giai đoạn thiết kế nhưng tôi vẫn phân vân không biết nên xây luôn hay chờ cho giá vật liệu giảm xuống nữa mới xây vì các loại sắt, thép, xi măng, gạch… tồn kho quá trời!
Nhưng một nghịch lý của thị trường xây dựng hiện nay, tỷ lệ tồn kho của thép xấp xỉ 5 nghìn tấn, xi măng tồn kho khoảng 2 triệu tấn nhưng giá khó có khả năng giảm nữa vì chi phí đầu vào cao, nếu giảm là DN lỗ.
Tiết kiệm làm giảm giá thành
Một nghiên cứu của Cty Kiến trúc xây dựng Nhà Vui cho thấy, từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng giá xây dựng tăng trung bình 10%/năm. Tại quý I và quý II/2008 giá sắt thép lên tới 2.200 đ/kg (cao hơn giá hiện nay) đã đẩy giá xây dựng tăng 40 - 50% so với năm 2007. Tình hình này lại lặp lại trong quý I/2011 khi tổng giá thành xây dựng trên mỗi mét vuông tăng hơn 25% so với năm 2010, giá từ 2,4 - 2,5 triệu đ/m2 lên 2,9 - 3 triệu đ/m2 và lạm phát giá xây dựng luôn cao hơn tốc độ lạm phát bình quân. Và năm 2012 do được kiềm chế lạm phát giá các loại vật liệu xây dựng cơ bản như xi măng, sắt, thép, vật liệu hoàn thiện không có sự thay đổi đáng kể nên đến thời điểm này giá xây dựng khoảng 3 triệu đ/m2 (phần thô), hoàn thiện 5,5 triệu đ/m2, nội thất 7 triệu đ/m2.
Một trong những yếu tố làm giảm giá thành xây dựng chính là các giải pháp thiết kế kiến trúc. Nếu ngôi nhà có kết cấu hợp lý, giải quyết công năng thông minh nhất, chi tiết thiết kế không quá rườm rà… Thứ hai dựa trên nhu cầu thực của chủ đầu tư là gì: Xây mới, hay cải tạo lại mục đích sử dụng (nhà ở, cho thuê, kinh doanh, văn phòng…) mức độ đầu tư cao cấp, trung cấp, vừa đủ hay tiết kiệm tối đa. Vì cơ cấu giá thành phần thô chiếm 42,86%, phần hoàn thiện 37,51%, phần nội thất 21,43%. Thứ ba lựa chọn các loại vật liệu thông minh, tiết kiệm. KTS Nguyễn Thu Phong - Tổng giám đốc Cty CP Kiến trúc xây dựng Nhà Vui khuyên rằng đối với vật liệu hoàn thiện không nên dùng đồ xịn hết, chỉ cần tốt ở những nơi thường xuyên sử dụng. Vật liệu thô chọn loại vừa túi tiền, đạt tiêu chuẩn xây dựng là được.
Điều này thể hiện rõ nhất ở phân khúc xây dựng nhà phố, theo Cty Thiết kế xây dựng Thổ Kim, khách hàng đến với Cty so với năm 2011 giảm 40 - 50% . Tuy vậy Cty này vẫn cầm cự được, nhiều Cty khác đã giải thể và lực lượng KTS và kỹ sư hiện nay cũng bị dôi dư thất nghiệp cũng khá nhiều. Lý giải điều này, Phó tổng giám đốc Cty Thiết kế xây dựng Thổ Kim Nguyễn Thanh Nhàn cho rằng giá vật liệu tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến khách hàng trì hoãn việc xây nhà. Nhưng nếu ai có điều kiện thì nên xây vì chỉ số giá xây dựng năm nay luôn tăng cao hơn năm trước. Theo Sở Xây dựng TP.HCM, số lượng cấp phép xây dựng năm 2011 giảm 15 - 20% so với thời kỳ xây dựng bùng nổ năm 2009.
Tại buổi tư vấn xây dựng do Cty CP Kiến trúc Xây dựng Nhà Vui tổ chức lần 2 cũng thu hút rất ít người quan tâm so với năm 2011 lượng khách đến tham dự hội thảo giảm đi một nửa. Ông Minh Khang nhà ở Q.Gò Vấp đang tham khảo các KTS, ông có chủ đích xây nhà từ năm ngoái nhưng có một số nguyên nhân khiến ông cứ chần chừ, sau khi được các KTS tư vấn kỹ lưỡng ông quyết định ký hợp đồng với Nhà Vui. Chị Minh Hiền thì lại quá đắn đo cân nhắc, chị cho biết: Theo tìm hiểu tôi được biết giá xây dựng mỗi năm mỗi tăng, nhà tôi đang trong giai đoạn thiết kế nhưng tôi vẫn phân vân không biết nên xây luôn hay chờ cho giá vật liệu giảm xuống nữa mới xây vì các loại sắt, thép, xi măng, gạch… tồn kho quá trời!
Nhưng một nghịch lý của thị trường xây dựng hiện nay, tỷ lệ tồn kho của thép xấp xỉ 5 nghìn tấn, xi măng tồn kho khoảng 2 triệu tấn nhưng giá khó có khả năng giảm nữa vì chi phí đầu vào cao, nếu giảm là DN lỗ.
Tiết kiệm làm giảm giá thành
Một nghiên cứu của Cty Kiến trúc xây dựng Nhà Vui cho thấy, từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng giá xây dựng tăng trung bình 10%/năm. Tại quý I và quý II/2008 giá sắt thép lên tới 2.200 đ/kg (cao hơn giá hiện nay) đã đẩy giá xây dựng tăng 40 - 50% so với năm 2007. Tình hình này lại lặp lại trong quý I/2011 khi tổng giá thành xây dựng trên mỗi mét vuông tăng hơn 25% so với năm 2010, giá từ 2,4 - 2,5 triệu đ/m2 lên 2,9 - 3 triệu đ/m2 và lạm phát giá xây dựng luôn cao hơn tốc độ lạm phát bình quân. Và năm 2012 do được kiềm chế lạm phát giá các loại vật liệu xây dựng cơ bản như xi măng, sắt, thép, vật liệu hoàn thiện không có sự thay đổi đáng kể nên đến thời điểm này giá xây dựng khoảng 3 triệu đ/m2 (phần thô), hoàn thiện 5,5 triệu đ/m2, nội thất 7 triệu đ/m2.
Một trong những yếu tố làm giảm giá thành xây dựng chính là các giải pháp thiết kế kiến trúc
Một trong những yếu tố làm giảm giá thành xây dựng chính là các giải pháp thiết kế kiến trúc. Nếu ngôi nhà có kết cấu hợp lý, giải quyết công năng thông minh nhất, chi tiết thiết kế không quá rườm rà… Thứ hai dựa trên nhu cầu thực của chủ đầu tư là gì: Xây mới, hay cải tạo lại mục đích sử dụng (nhà ở, cho thuê, kinh doanh, văn phòng…) mức độ đầu tư cao cấp, trung cấp, vừa đủ hay tiết kiệm tối đa. Vì cơ cấu giá thành phần thô chiếm 42,86%, phần hoàn thiện 37,51%, phần nội thất 21,43%. Thứ ba lựa chọn các loại vật liệu thông minh, tiết kiệm. KTS Nguyễn Thu Phong - Tổng giám đốc Cty CP Kiến trúc xây dựng Nhà Vui khuyên rằng đối với vật liệu hoàn thiện không nên dùng đồ xịn hết, chỉ cần tốt ở những nơi thường xuyên sử dụng. Vật liệu thô chọn loại vừa túi tiền, đạt tiêu chuẩn xây dựng là được.
Theo Báo xây dựng