Chủ tịch HĐQT Công ty CPĐT Dầu khí toàn cầu khẳng định như vậy, trong khi GS Võ tin có thể tạo ra sản phẩm có giá dưới 10 triệu đồng.
Bài toán gỡ khó cho thị trường bất động sản (BĐS) ngày càng trở nên nóng hơn. Trong các giải pháp được bàn thảo, thậm chí đã và đang thực hiện, giải pháp về giá có lẽ là trung tâm.
Giá 10 triệu đồng/m2 là không còn lãi
Mới đây, tại Tọa đàm về Triển vọng thị trường BĐS năm 2013 do Báo Đầu tư tổ chức, câu chuyện về giá lại được nhiều chuyên gia mổ xẻ. Đáng chú ý, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CPĐT Dầu khí toàn cầu, cho rằng thị trường BĐS đang khó lại khó thêm khi có nhiều chuyên gia đưa ra những thông tin ảnh hưởng đến tâm lý và gây hoang mang cho xã hội.
Ông Hiệp đặc biệt bức xúc rằng: “Rất bất bình với một số diễn giả cho rằng giá BĐS đưa về 10 triệu đồng/m2 mới là giá thực. Đó là ý kiến phản khoa học, không biết gì về kỹ thuật”.
Trong bối cảnh hiện nay, theo ông Hiệp: “giá đầu tư mỗi m2 xây dựng hạng trên trung bình, phải từ 8-8,5 triệu đồng/m2. Ai làm dưới giá này, chắc chắn là ăn bớt”. Ông Hiệp phân tích: “8 triệu đồng/m2 sàn xây dựng, hệ số sử dụng chỉ 80%, còn lại cầu thang, hành lang… thì giá thành xây dựng phải là 10 triệu đồng/m2, cộng với giá đất từ 20-25%, nghĩa là không còn lãi lờ gì nữa, đó là còn chưa kể chi phí bôi trơn… thì giá phải là 13-14 triệu đồng/m2”.
Cho nên, “không hiểu tại sao có doanh nghiệp tuyên bố bán với giá 10 triệu đồng/m2 căn hộ”- ông Hiệp bức xúc. Ông cho biết thêm: Qua tìm hiểu thì tôi biết rằng, dự án này bán mức giá đó vì họ có nhiều cách làm khác. Đơn cử, họ sử dụng thang máy có mức giá rẻ chỉ bằng trên 1 nửa loại thang máy như của công ty ông Hiệp dùng, tất nhiên vì thế chất lượng cũng sẽ khác.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phân phối DTJ, đại diện cho liên minh 5 sàn giao dịch BĐS cho biết, phân khúc căn hộ hiện tại giá đã xuống khá nhiều rồi. Thời gian tới, do áp lực về vốn, vay ngân hàng nên các nhà phát triển dự án có thể sẽ giảm xuống mức họ chịu đựng được, lợi nhuận tối thiểu để tăng tính thanh khoản.
Thời gian qua, nhiều dự án tung ra giá khá thấp, nhưng người mua cũng phải trả giá chênh không nhỏ. Ông Khánh cho rằng, thị trường luôn luôn có các nhà đầu tư. Họ mua giá lên xuống là cơ chế thị trường. Khi nhà đầu tư mua dự án giá thấp và chấp nhận trả khoản chênh lệch nữa thì cần phải thận trọng, vì rẻ chưa hẳn đã là lựa chọn tốt.
Giá 14 triệu đồng/m2 là thấp nhất vì ôm hàng tồn quá nhiều
Đề cập chuyện dự án chung cư chào giá 10 triệu đồng/m2, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng, “họ đưa ra mức giá chứng tỏ họ có thể làm được. Thực tế, Vinaconex Xuân Mai đưa ra mức giá có thể thấp hơn 10 triệu đồng được. Tôi tin có thể tạo ra được giá dưới 10 triệu đồng/m2”.
Việc các nhà đầu tư tồn kho BĐS nhiều mà vẫn đưa ra giá 14-15 triệu đồng/m2, ông Võ cho là do họ phải chịu phí huy động vốn quá cao, công nghệ quản lý tốn kém, vật liệu xây dựng chưa hẳn đã rẻ, công nghệ xây dựng chưa chắc đã phù hợp, thậm chí quá đắt vì thô sơ hoặc vì quá hiện đại nên giá thành phải đắt….
“Trong giai đoạn nhà đầu tư là thượng đế, người tiêu dùng là nhân dân thì có khi nhà đầu tư không quan tâm đến giá cả, nên giá BĐS quá cao như hiện nay. Mặc dù hạ giá tới 50%, nhà đầu tư nói đã kịch rồi. Tôi tin nhà đầu tư nói đúng, vì thời kỳ họ không quan tâm đến giá thì giá xuất xưởng của họ cao hơn 50% giá thực”- ông Võ nhấn mạnh.
Có thể giá xuống 50% rồi, người tiêu dùng vẫn chưa vừa ý, theo phân tích của ông Võ, vì họ thấy giá phải xuống thấp hơn, đó là quyền của người tiêu dùng. Tức là đường cung không gặp đường cầu. Nguyên nhân có thể từ cung hoặc từ cầu, nhưng nhà đầu tư nói cũng có lý, giá cao vì đã từng bị sốt, bị thổi bong bóng. Còn người tiêu dùng cho rằng giá cả xây dựng thấp hơn nhiều.
Trước dư luận băn khoăn về mức giá 10 triệu đồng/m2, thậm chí thấp hơn có ảnh hưởng gì đến chất lượng xây dựng? Ông Võ cho rằng, chất lượng phải căn cứ theo cấp hạng công trình và áp theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. “Tôi tin rằng, người ta nói giá như thế là đã áp theo tiêu chuẩn quy định rồi”.
Bình luận về dự án giảm xuống 10 triệu đồng/m2, ông Võ nói: Đó là dự án mới, đang huy động vốn của nhân dân. Họ làm được vì tìm cách tốt nhất cho chi phí huy động vốn. Đơn cử, giảm giá để huy động vốn từ dân, họ không phải chi phí lãi suất như vay ngân hàng, dân không hề đòi lãi.
Cạnh đó, theo ông Võ, giá xuống được tầm 10 triệu đồng/m2 như thế, có thể do công ty giảm được chi phí nhân sự, hoặc dùng công nghệ, vật liệu đảm bảo chất lượng nhưng rẻ tiền. Tức là dự án mới đã rút kinh nghiệm từ các dự án trước để hướng đến khẩu hiệu của thị trường là “chất lượng cao, giá thành hạ”.
Hiện nay, theo ông Võ, “nhiều chủ đầu tư vẫn ôm sản phẩm tồn đọng quá nhiều, họ muốn giải thoát khối hàng này nên nói giá 14-15 triệu đồng/m2 là thấp nhất rồi, không thể xuống được nữa. Nhưng khi có dự án mới đưa ra mức giá thấp hơn, thậm chí xuống 10 triệu đồng/m2, thì tất nhiên các nhà đầu tư khác bực mình thôi!”.
Giá 10 triệu đồng/m2 là không còn lãi
Mới đây, tại Tọa đàm về Triển vọng thị trường BĐS năm 2013 do Báo Đầu tư tổ chức, câu chuyện về giá lại được nhiều chuyên gia mổ xẻ. Đáng chú ý, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CPĐT Dầu khí toàn cầu, cho rằng thị trường BĐS đang khó lại khó thêm khi có nhiều chuyên gia đưa ra những thông tin ảnh hưởng đến tâm lý và gây hoang mang cho xã hội.
Theo ông Hiệp, “giá đầu tư mỗi m2 xây dựng hạng trên trung bình, phải từ 8-8,5 triệu đồng/m2. Ai làm dưới giá này, chắc chắn là ăn bớt”.
Ông Hiệp đặc biệt bức xúc rằng: “Rất bất bình với một số diễn giả cho rằng giá BĐS đưa về 10 triệu đồng/m2 mới là giá thực. Đó là ý kiến phản khoa học, không biết gì về kỹ thuật”.
Trong bối cảnh hiện nay, theo ông Hiệp: “giá đầu tư mỗi m2 xây dựng hạng trên trung bình, phải từ 8-8,5 triệu đồng/m2. Ai làm dưới giá này, chắc chắn là ăn bớt”. Ông Hiệp phân tích: “8 triệu đồng/m2 sàn xây dựng, hệ số sử dụng chỉ 80%, còn lại cầu thang, hành lang… thì giá thành xây dựng phải là 10 triệu đồng/m2, cộng với giá đất từ 20-25%, nghĩa là không còn lãi lờ gì nữa, đó là còn chưa kể chi phí bôi trơn… thì giá phải là 13-14 triệu đồng/m2”.
Cho nên, “không hiểu tại sao có doanh nghiệp tuyên bố bán với giá 10 triệu đồng/m2 căn hộ”- ông Hiệp bức xúc. Ông cho biết thêm: Qua tìm hiểu thì tôi biết rằng, dự án này bán mức giá đó vì họ có nhiều cách làm khác. Đơn cử, họ sử dụng thang máy có mức giá rẻ chỉ bằng trên 1 nửa loại thang máy như của công ty ông Hiệp dùng, tất nhiên vì thế chất lượng cũng sẽ khác.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phân phối DTJ, đại diện cho liên minh 5 sàn giao dịch BĐS cho biết, phân khúc căn hộ hiện tại giá đã xuống khá nhiều rồi. Thời gian tới, do áp lực về vốn, vay ngân hàng nên các nhà phát triển dự án có thể sẽ giảm xuống mức họ chịu đựng được, lợi nhuận tối thiểu để tăng tính thanh khoản.
Thời gian qua, nhiều dự án tung ra giá khá thấp, nhưng người mua cũng phải trả giá chênh không nhỏ. Ông Khánh cho rằng, thị trường luôn luôn có các nhà đầu tư. Họ mua giá lên xuống là cơ chế thị trường. Khi nhà đầu tư mua dự án giá thấp và chấp nhận trả khoản chênh lệch nữa thì cần phải thận trọng, vì rẻ chưa hẳn đã là lựa chọn tốt.
Giá 14 triệu đồng/m2 là thấp nhất vì ôm hàng tồn quá nhiều
Đề cập chuyện dự án chung cư chào giá 10 triệu đồng/m2, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng, “họ đưa ra mức giá chứng tỏ họ có thể làm được. Thực tế, Vinaconex Xuân Mai đưa ra mức giá có thể thấp hơn 10 triệu đồng được. Tôi tin có thể tạo ra được giá dưới 10 triệu đồng/m2”.
Việc các nhà đầu tư tồn kho BĐS nhiều mà vẫn đưa ra giá 14-15 triệu đồng/m2, ông Võ cho là do họ phải chịu phí huy động vốn quá cao, công nghệ quản lý tốn kém, vật liệu xây dựng chưa hẳn đã rẻ, công nghệ xây dựng chưa chắc đã phù hợp, thậm chí quá đắt vì thô sơ hoặc vì quá hiện đại nên giá thành phải đắt….
Ông Võ cho rằng, chi phí cao cho công nghệ, vật liệu cũng đẩy giá nhà lên cao
“Trong giai đoạn nhà đầu tư là thượng đế, người tiêu dùng là nhân dân thì có khi nhà đầu tư không quan tâm đến giá cả, nên giá BĐS quá cao như hiện nay. Mặc dù hạ giá tới 50%, nhà đầu tư nói đã kịch rồi. Tôi tin nhà đầu tư nói đúng, vì thời kỳ họ không quan tâm đến giá thì giá xuất xưởng của họ cao hơn 50% giá thực”- ông Võ nhấn mạnh.
Có thể giá xuống 50% rồi, người tiêu dùng vẫn chưa vừa ý, theo phân tích của ông Võ, vì họ thấy giá phải xuống thấp hơn, đó là quyền của người tiêu dùng. Tức là đường cung không gặp đường cầu. Nguyên nhân có thể từ cung hoặc từ cầu, nhưng nhà đầu tư nói cũng có lý, giá cao vì đã từng bị sốt, bị thổi bong bóng. Còn người tiêu dùng cho rằng giá cả xây dựng thấp hơn nhiều.
Trước dư luận băn khoăn về mức giá 10 triệu đồng/m2, thậm chí thấp hơn có ảnh hưởng gì đến chất lượng xây dựng? Ông Võ cho rằng, chất lượng phải căn cứ theo cấp hạng công trình và áp theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. “Tôi tin rằng, người ta nói giá như thế là đã áp theo tiêu chuẩn quy định rồi”.
Bình luận về dự án giảm xuống 10 triệu đồng/m2, ông Võ nói: Đó là dự án mới, đang huy động vốn của nhân dân. Họ làm được vì tìm cách tốt nhất cho chi phí huy động vốn. Đơn cử, giảm giá để huy động vốn từ dân, họ không phải chi phí lãi suất như vay ngân hàng, dân không hề đòi lãi.
Cạnh đó, theo ông Võ, giá xuống được tầm 10 triệu đồng/m2 như thế, có thể do công ty giảm được chi phí nhân sự, hoặc dùng công nghệ, vật liệu đảm bảo chất lượng nhưng rẻ tiền. Tức là dự án mới đã rút kinh nghiệm từ các dự án trước để hướng đến khẩu hiệu của thị trường là “chất lượng cao, giá thành hạ”.
Hiện nay, theo ông Võ, “nhiều chủ đầu tư vẫn ôm sản phẩm tồn đọng quá nhiều, họ muốn giải thoát khối hàng này nên nói giá 14-15 triệu đồng/m2 là thấp nhất rồi, không thể xuống được nữa. Nhưng khi có dự án mới đưa ra mức giá thấp hơn, thậm chí xuống 10 triệu đồng/m2, thì tất nhiên các nhà đầu tư khác bực mình thôi!”.
Theo VOV