Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa được gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật Đất đai(sửa đổi).
Việc quản lý nhà nước về giá đất chưa theo sát thị trường
Báo cáo tập trung phân tích 8 tồn tại, hạn chế chủ yếu nổi lên trong lĩnh vực này. Đó là việc quy hoạch sử dụng đất chất lượng chưa cao, ít tính khả thi; các quy định của pháp luật chưa làm rõ cơ chế thực hiện các quyền định đoạt của nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu đất đai và chưa giải quyết hài hòa về lợi ích giữa nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quy định đầy đủ; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất chưa nghiêm…
Nguyên nhân được nhìn nhận là do việc quản lý nhà nước về giá đất chưa theo sát thị trường, bảng công bố giá tại các địa phương chỉ bằng 30 - 60% giá thị trường. Mức giá cao nhất trong bảng giá đất của Hà Nội và TP.HCM là 81 triệu đồng/m2 (cũng là mức tối đa trong khung giá đất của Chính phủ). Trong khi giá đất chuyển nhượng cao nhất thực tế trên thị trường cao hơn 400 triệu đồng/m2, cá biệt có nơi hàng tỷ đồng/m2.
Việc xây dựng khung giá đất quá “lạc hậu” so với thực tế này dẫn đến hệ quả, khi áp dụng bảng giá đất để tính toán nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất đai đã gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, chênh lệch địa tô cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai cao, chiếm tới 70% tổng số vụ khiếu nại, tố cáo cả nước.
Một nguyên nhân khác là chính sách pháp luật về đất đai thay đổi thường xuyên, thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn với pháp luật về dân sự, pháp luật về khiếu nại, tố cáo dẫn đến tình trạng khó phân định thẩm quyền giải quyết, chất lượng giải quyết chưa cao đối với một số trường hợp của công dân dẫn đến tình trạng khiếu nại không có điểm dừng, không rõ trách nhiệm thuộc về cơ quan nào.
Nguyên nhân được nhìn nhận là do việc quản lý nhà nước về giá đất chưa theo sát thị trường, bảng công bố giá tại các địa phương chỉ bằng 30 - 60% giá thị trường. Mức giá cao nhất trong bảng giá đất của Hà Nội và TP.HCM là 81 triệu đồng/m2 (cũng là mức tối đa trong khung giá đất của Chính phủ). Trong khi giá đất chuyển nhượng cao nhất thực tế trên thị trường cao hơn 400 triệu đồng/m2, cá biệt có nơi hàng tỷ đồng/m2.
Việc xây dựng khung giá đất quá “lạc hậu” so với thực tế này dẫn đến hệ quả, khi áp dụng bảng giá đất để tính toán nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất đai đã gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, chênh lệch địa tô cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai cao, chiếm tới 70% tổng số vụ khiếu nại, tố cáo cả nước.
Một nguyên nhân khác là chính sách pháp luật về đất đai thay đổi thường xuyên, thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn với pháp luật về dân sự, pháp luật về khiếu nại, tố cáo dẫn đến tình trạng khó phân định thẩm quyền giải quyết, chất lượng giải quyết chưa cao đối với một số trường hợp của công dân dẫn đến tình trạng khiếu nại không có điểm dừng, không rõ trách nhiệm thuộc về cơ quan nào.
Theo DĐDN