Cùng với tín hiệu khả quan của thị trường BĐS, báo cáo mới nhất của Cty nghiên cứu thị trường BĐS Rechard Ellis Việt Nam (CBRE) và Colliers International Việt Nam, hiện giá đất tại Hà Nội thay đổi rất lớn theo vị trí.
Cùng chung nhận định về thị trường giá nhà đất tại Hà Nội, Công ty nghiên cứu tư vấn BĐS Colliers International cũng cho rằng giá đất Hà Nội “đắt” theo quận và vị trí.Đất “đắt” nhờ vị trí đẹp
Theo Colliers Intrernational Việt Nam, nội thành Hà Nội có thể chia thành ba khu vực: Khu vực 1 bao gồm các quận ngoại vi Từ Liêm và Hà Đông ở phía tây, Long Biên ở phía đông và Hoàng Mai ở phía nam. Khu vực này có giá dao động từ 21 - 150 triệu đ/m2. Biên độ giao động của các quận khu vực 2 của Hà Nội bao gồm Thanh Xuân, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ có giá từ 60 - 190 triệu đ/m2. Nhóm cuối cùng bao gồm hai quận trung tâm là Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng có giá dao động từ 55 - 500 triệu đ/m2.
Có thể nhận thấy các quận càng trung tâm thì biên độ dao động giá đất càng rộng. Lợi thế thương mại phụ thuộc vào vị trí của các quận trung tâm khiến cho có sự khác biệt rõ nét giữa các nhà trong ngõ và nhà mặt phố. Nhà ngõ thường được dùng để ở, trong khi mặt phố ngoài để ở còn mục đích chính là kinh doanh thương mại là nguồn lợi chính của chủ nhà. Giá đắt nhất là ở các căn góc mặt phố tại các khu vực trung tâm nội thành quanh hồ Hoàn Kiếm. Đôi khi ngang với giá ở Tokyo hay Paris (nghiên cứu của Colliers International). Theo khảo sát của Colliers International và CBRE giá 1m2 nhà đất tại các phố như Hàng Gai, Cầu Gỗ hay Hai Bà Trưng có thể lên tới 400 - 600 triệu đ/m2.
Bên cạnh đó mức giá đất tại các quận ngoại vi như Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên hay Hoàng Mai là thấp nhất do khu vực này có lợi thế thương mại yếu hơn, thậm chí một số địa điểm của các quận này còn chưa có lợi thế thương mại rõ ràng vì nhiều lý do như chưa có giấy tờ đầy đủ, chưa được quy hoạch, hoặc thậm chí là đang tranh chấp. Ngoài ra cơ sở hạ tầng, mức sống của dân cư, điều kiện văn hóa - xã hội, của các quận này vẫn chưa phát triển thuận lợi.
Giá đất trung bình theo độ rộng đường phố
Theo ghi nhận của Colliers International giá đất trung bình của một số con đường chính của Hà Nội được tính theo độ rộng đường phố như Phố Huế, Hai Bà Trưng, Tô Ngọc Vân, Tôn Đức Thắng... Cho thấy đất ở các đường trung tâm luôn đắt đỏ như trong các ngõ nhỏ của Phố Huế (thuộc Q.Hai Bà Trưng là con đường tập trung các cửa hàng thời trang) thậm chí bằng hoặc cao hơn cả mặt phố chính Tôn Đức Thắng, Cầu Giấy hay Trường Chinh. Đất mặt phố Hai Bà Trưng thuộc Q.Hoàn Kiếm có giá trung bình lên tới 455 triệu đ/m2 (tương đương 22 nghìn USD), gấp 1,5 - 2 lần các phố Kim Mã hay Giải Phóng. Tuy nhiên theo anh Nguyễn Thanh Long - Giám đốc sàn giao dịch BĐS Thăng Long, giá đất Hà Nội tại các tuyến phố đôi khi còn được “hét” cao hơn nhiều so với thực tế giá giao dịch, một điều đáng nói hơn cho dù giá có cao đến đâu thì đất ở các mặt phố chính và gần trung tâm Hà Nội cũng không có để bán.
Trong khi đó quy hoạch phát triển Hà Nội đang mở rộng về phía tây với đầu tư hạ tầng tốt nên đất trong ngõ khu vực Mỹ Đình, Cầu Giấy không chênh nhau nhiều lắm. Hà Đông vốn là trung tâm cũ của Hà Tây, hạ tầng khá tốt từ trước nên sau khi sát nhập giá đất khu vực này không khác mấy so với khu vực Mỹ Đình. Còn đường Tô Ngọc Vân được coi là một trong những con đường đẹp nhất Q.Tây Hồ, với hàng dãy biệt thự đắt tiền phục vụ mục đích cho người nước ngoài thuê vì thế giá đất ở đây thậm chí còn đắt hơn một số điểm trong khu vực trung tâm. Khu vực phía đông hiện chưa được chú trọng phát triển nhiều nên giá đất ở các phố như Đức Giang cũng chỉ khoảng 45 triệu đ/m2. Điều này lý giải một thực tế xu thế của người dân nói chung là gần trung tâm, vị trí tiện lợi luôn là lựa chọn hàng đầu.
Theo Colliers Intrernational Việt Nam, nội thành Hà Nội có thể chia thành ba khu vực: Khu vực 1 bao gồm các quận ngoại vi Từ Liêm và Hà Đông ở phía tây, Long Biên ở phía đông và Hoàng Mai ở phía nam. Khu vực này có giá dao động từ 21 - 150 triệu đ/m2. Biên độ giao động của các quận khu vực 2 của Hà Nội bao gồm Thanh Xuân, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Tây Hồ có giá từ 60 - 190 triệu đ/m2. Nhóm cuối cùng bao gồm hai quận trung tâm là Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng có giá dao động từ 55 - 500 triệu đ/m2.
Có thể nhận thấy các quận càng trung tâm thì biên độ dao động giá đất càng rộng. Lợi thế thương mại phụ thuộc vào vị trí của các quận trung tâm khiến cho có sự khác biệt rõ nét giữa các nhà trong ngõ và nhà mặt phố. Nhà ngõ thường được dùng để ở, trong khi mặt phố ngoài để ở còn mục đích chính là kinh doanh thương mại là nguồn lợi chính của chủ nhà. Giá đắt nhất là ở các căn góc mặt phố tại các khu vực trung tâm nội thành quanh hồ Hoàn Kiếm. Đôi khi ngang với giá ở Tokyo hay Paris (nghiên cứu của Colliers International). Theo khảo sát của Colliers International và CBRE giá 1m2 nhà đất tại các phố như Hàng Gai, Cầu Gỗ hay Hai Bà Trưng có thể lên tới 400 - 600 triệu đ/m2.
Bên cạnh đó mức giá đất tại các quận ngoại vi như Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên hay Hoàng Mai là thấp nhất do khu vực này có lợi thế thương mại yếu hơn, thậm chí một số địa điểm của các quận này còn chưa có lợi thế thương mại rõ ràng vì nhiều lý do như chưa có giấy tờ đầy đủ, chưa được quy hoạch, hoặc thậm chí là đang tranh chấp. Ngoài ra cơ sở hạ tầng, mức sống của dân cư, điều kiện văn hóa - xã hội, của các quận này vẫn chưa phát triển thuận lợi.
Giá đất trung bình theo độ rộng đường phố
Theo ghi nhận của Colliers International giá đất trung bình của một số con đường chính của Hà Nội được tính theo độ rộng đường phố như Phố Huế, Hai Bà Trưng, Tô Ngọc Vân, Tôn Đức Thắng... Cho thấy đất ở các đường trung tâm luôn đắt đỏ như trong các ngõ nhỏ của Phố Huế (thuộc Q.Hai Bà Trưng là con đường tập trung các cửa hàng thời trang) thậm chí bằng hoặc cao hơn cả mặt phố chính Tôn Đức Thắng, Cầu Giấy hay Trường Chinh. Đất mặt phố Hai Bà Trưng thuộc Q.Hoàn Kiếm có giá trung bình lên tới 455 triệu đ/m2 (tương đương 22 nghìn USD), gấp 1,5 - 2 lần các phố Kim Mã hay Giải Phóng. Tuy nhiên theo anh Nguyễn Thanh Long - Giám đốc sàn giao dịch BĐS Thăng Long, giá đất Hà Nội tại các tuyến phố đôi khi còn được “hét” cao hơn nhiều so với thực tế giá giao dịch, một điều đáng nói hơn cho dù giá có cao đến đâu thì đất ở các mặt phố chính và gần trung tâm Hà Nội cũng không có để bán.
Trong khi đó quy hoạch phát triển Hà Nội đang mở rộng về phía tây với đầu tư hạ tầng tốt nên đất trong ngõ khu vực Mỹ Đình, Cầu Giấy không chênh nhau nhiều lắm. Hà Đông vốn là trung tâm cũ của Hà Tây, hạ tầng khá tốt từ trước nên sau khi sát nhập giá đất khu vực này không khác mấy so với khu vực Mỹ Đình. Còn đường Tô Ngọc Vân được coi là một trong những con đường đẹp nhất Q.Tây Hồ, với hàng dãy biệt thự đắt tiền phục vụ mục đích cho người nước ngoài thuê vì thế giá đất ở đây thậm chí còn đắt hơn một số điểm trong khu vực trung tâm. Khu vực phía đông hiện chưa được chú trọng phát triển nhiều nên giá đất ở các phố như Đức Giang cũng chỉ khoảng 45 triệu đ/m2. Điều này lý giải một thực tế xu thế của người dân nói chung là gần trung tâm, vị trí tiện lợi luôn là lựa chọn hàng đầu.
Theo Báo Xây dựng