Theo Bloomberg, một người Mỹ có thu nhập hạng trung phải tích cóp nửa đời người mới mong mua được một căn hộ cao cấp ở New York.
Trong khi đó, một cư dân Ấn Độ hạng trung sẽ lao động cật lực trong suốt… 300 năm mới mong mua được nhà ở Mumbai.
Tại thành phố có mức tiêu dùng thấp nhất thế giới, Mumbai, một người Ấn Độ có thu nhập hạng trung phải mất tới ba thế kỷ tích cóp mới mua nổi một căn hộ hạng sang trị giá khoảng 1,14 triệu USD, Bloomberg dẫn báo cáo thống kê của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ.
Ngoài ra, cũng theo Bloomberg, chật vật và khổ sở không kém người dân Mumbai là bao, các cư dân hạng trung ở Thượng Hải cũng mất tới hơn hai thế kỷ dành dụm, tích cóp mới có khả năng mua được một căn hộ cao cấp, trong khi đó, ở Singapore, chỉ cần 42 năm.
Dưới đây là biểu đồ tính toán số năm mà một cư dân hạng trung ở các thành phố có mức tiêu dùng thấp nhất trên thế giới cần lao động và tích cóp cật lực mới mong mua nổi một căn hộ hạng sang 100 m2 được đăng tải trên Bloomberg.
Tuy nhiên, một điều quan trọng hơn có thể được rút ra từ biểu đồ trên là, khoảng cách giàu nghèo tại các thành phố đứng đầu danh sách, chẳng hạn, Mumbai, Thượng Hải và Moscow đang giãn cách ngày càng lớn hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc, các cư dân hạng trung ở các nền kinh tế mới nổi ngày các khó khăn hơn và có ít cơ hội để sở hữu một căn hộ hơn (Mumbai, Thượng Hải, Moscow lần lượt là các thành phố trực thuộc các nước Ấn Độ, Trung Quốc và Nga - ba thành viên của nhóm các cường quốc mới nổi BRICS).
Tại thành phố có mức tiêu dùng thấp nhất thế giới, Mumbai, một người Ấn Độ có thu nhập hạng trung phải mất tới ba thế kỷ tích cóp mới mua nổi một căn hộ hạng sang trị giá khoảng 1,14 triệu USD, Bloomberg dẫn báo cáo thống kê của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ.
Ngoài ra, cũng theo Bloomberg, chật vật và khổ sở không kém người dân Mumbai là bao, các cư dân hạng trung ở Thượng Hải cũng mất tới hơn hai thế kỷ dành dụm, tích cóp mới có khả năng mua được một căn hộ cao cấp, trong khi đó, ở Singapore, chỉ cần 42 năm.
Dưới đây là biểu đồ tính toán số năm mà một cư dân hạng trung ở các thành phố có mức tiêu dùng thấp nhất trên thế giới cần lao động và tích cóp cật lực mới mong mua nổi một căn hộ hạng sang 100 m2 được đăng tải trên Bloomberg.
Biểu đồ các thành phố có mức tiêu dùng thấp nhất thế giới. Ảnh minh họa: Businessinsider.
Tuy nhiên, một điều quan trọng hơn có thể được rút ra từ biểu đồ trên là, khoảng cách giàu nghèo tại các thành phố đứng đầu danh sách, chẳng hạn, Mumbai, Thượng Hải và Moscow đang giãn cách ngày càng lớn hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc, các cư dân hạng trung ở các nền kinh tế mới nổi ngày các khó khăn hơn và có ít cơ hội để sở hữu một căn hộ hơn (Mumbai, Thượng Hải, Moscow lần lượt là các thành phố trực thuộc các nước Ấn Độ, Trung Quốc và Nga - ba thành viên của nhóm các cường quốc mới nổi BRICS).
Theo Báo Đất Việt