Bàn đến câu chuyện về giá cả đang gây nhiều tranh cãi nhất trong giới bất động sản này, ông Phạm Thanh Hưng – Phó TGĐ Tập đoàn Cengroup khẳng định: Giá bất động sản ở Hà Nội vẫn có thể giảm hơn nữa.
BĐS có giảm giá được nữa không?
Trao đổi với báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phạm Thanh Hưng thừa nhận: Năm 2011 nhiều chuyên gia kinh tế và bất động sản dự báo rằng, đây sẽ là thời điểm đỉnh cao nhất của bất động sản trong 3 năm tiếp theo nhưng lúc đó không ai tin là thị trường sẽ đóng băng kéo dài như vậy.
Thực tế ở thị trường Hà Nội, giao dịch bất động sản tạm lắng từ quý II năm 2011, đến nay đã tròn hai năm nhưng thời điểm đó rất ít chủ đầu tư chuyển mình. Đến cuối năm 2012 họ mới nhận ra cần thay đổi định hướng và định vị lại thị trường. Để "cứu" mình, nhiều chủ đầu tư đã chủ động giảm giá dự án hay bung ra những dự án BĐS giá "sốc", hợp với túi tiền của tầng lớp khách hàng có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, điều này cũng khiến không ít khách có nhu cầu mua nhà thời điểm này băn khoăn: Liệu đó có phải là giá trị thật của BĐS?
Liệu BĐS có giảm giá được nữa không?
Bàn đến câu chuyện về giá cả đang gây nhiều tranh cãi nhất trong giới bất động sản này, ông Hưng khẳng định: Giá bất động sản ở Hà Nội vẫn có thể giảm hơn nữa.
Thực tế một số chủ đầu tư đã giảm giá bán căn hộ của mình. Tuy theo từng dự án chủ đầu tư có thể giảm giá. Đây là thời điểm thị trường bất động sản dành cho phân khúc “những người mua nhà lần đầu tiên". Thị trường đã không còn chỗ cho những nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào. Ở phân khúc này, khách hàng chủ yếu là người có thu nhập thấp nên việc chia nhỏ căn hộ phù hợp và thanh toán linh hoạt như nhận nhà trước trả tiền sau, các gói vay tín dụng được khách hàng hưởng ứng...
Ví dụ, nhiều chủ đầu tư bán tháo, cắt lỗ căn hộ thậm chí giá bán còn rẻ hơn giá thành họ làm ra. Trong tương lai, theo ông Hưng, sẽ còn nhiều dự án giảm giá khi mà chủ đầu tư họ định vị lại được khách hàng của mình.
Nhưng xét ở góc độ khác, không ít có chủ đầu tư vẫn cho rằng: Thà để căn hộ tồn còn hơn bán cắt lỗ, điển hình nhưcác dự án Madarine, Indochina Plaza Hà Nội… mặc dù còn tồn nhiều căn hộ nhưng chủ đầu tư không chịu bán cắt lỗ. Lý giải điều này, ông Hưng cho rằng giảm giá bất động sản chỉ tùy thuộc vào từng dự án và phụ thuộc vào “sức khỏe” của từng chủ đầu tư.
Chủ đầu tư nên chuyển nhượng dự án nếu không còn khả năng
Nói về “gói cứu trợ” 30.000 tỷ đồng của Chính phủ ưu tiên cho những cá nhân có nhu cầu mua nhà, ông Phạm Thanh Hưng phân tích: Hiện nay nợ xấu của ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản lên đến vài trăm nghìn tỷ đồng, Chính phủ hỗ trợ 30.000 tỷ đồng thông qua các ngân hàng thương mại cho người dân vay mua nhà cũng là động thái tích cực giúp giải bài toán về nợ xấu và nhiều mục tiêu kinh tế khác nhau. Nhưng theo ông Hưng, không thể dùng tài chính để giải cứu thị trường, giải pháp khả thi nhất là ưu tiên phát triển nhà ở xã hội và ra những quy định hướng tới nhóm có nhu cầu mua nhà thực sự.
Một giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, kích cầu thị trường được nhiều chuyên gia đưa ra là chia nhỏ diện tích căn hộ. Ông Hưng cũng thừa nhận đây là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, việc chia nhỏ căn hộ về mặt kỹ thuật lại không hề dễ dàng. Với những dự án chưa làm xong phần móng, thay đổi kết cấu, diện tích còn dễ thực hiện. Nhưng với dự án đã thành khuôn hình, việc thay đổi diện tích kéo theo nhiều mặt hạn chế về kỹ thuật như đường cấp, thoát nước, tăng mật độ dân cư còn phải giải bài toán cho chỗ để xe, thang máy…Chính điều này là bài toán nan giải khiến nhiều chủ đầu tư đau đầu.
Trước làn sóng kiện cáo của nhiều nhà đầu tư cá nhân đã góp vốn vào các dự án “đắp chiếu”, ông Hưng góp ý: Nếu chủ đầu tư không đủ khả năng “ôm” nên khuyến khích chuyển nhượng dự án cho những chủ đầu tư có đủ khả năng hoàn thành dự án để khách hàng đã góp vốn có cơ hội được mua nhà.
Trên thực tế, đã có một số dự án chuyển nhượng cho các chủ đầu tư khác và được khách hàng nhiệt liệt ủng hộ.
Trao đổi với báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phạm Thanh Hưng thừa nhận: Năm 2011 nhiều chuyên gia kinh tế và bất động sản dự báo rằng, đây sẽ là thời điểm đỉnh cao nhất của bất động sản trong 3 năm tiếp theo nhưng lúc đó không ai tin là thị trường sẽ đóng băng kéo dài như vậy.
Thực tế ở thị trường Hà Nội, giao dịch bất động sản tạm lắng từ quý II năm 2011, đến nay đã tròn hai năm nhưng thời điểm đó rất ít chủ đầu tư chuyển mình. Đến cuối năm 2012 họ mới nhận ra cần thay đổi định hướng và định vị lại thị trường. Để "cứu" mình, nhiều chủ đầu tư đã chủ động giảm giá dự án hay bung ra những dự án BĐS giá "sốc", hợp với túi tiền của tầng lớp khách hàng có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, điều này cũng khiến không ít khách có nhu cầu mua nhà thời điểm này băn khoăn: Liệu đó có phải là giá trị thật của BĐS?
Liệu BĐS có giảm giá được nữa không?
Ông Phạm Thanh Hưng - Phó TGĐ Cengroup: Giá bất động sản ở Hà Nội vẫn có thể giảm hơn nữa.
Bàn đến câu chuyện về giá cả đang gây nhiều tranh cãi nhất trong giới bất động sản này, ông Hưng khẳng định: Giá bất động sản ở Hà Nội vẫn có thể giảm hơn nữa.
Thực tế một số chủ đầu tư đã giảm giá bán căn hộ của mình. Tuy theo từng dự án chủ đầu tư có thể giảm giá. Đây là thời điểm thị trường bất động sản dành cho phân khúc “những người mua nhà lần đầu tiên". Thị trường đã không còn chỗ cho những nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào. Ở phân khúc này, khách hàng chủ yếu là người có thu nhập thấp nên việc chia nhỏ căn hộ phù hợp và thanh toán linh hoạt như nhận nhà trước trả tiền sau, các gói vay tín dụng được khách hàng hưởng ứng...
Ví dụ, nhiều chủ đầu tư bán tháo, cắt lỗ căn hộ thậm chí giá bán còn rẻ hơn giá thành họ làm ra. Trong tương lai, theo ông Hưng, sẽ còn nhiều dự án giảm giá khi mà chủ đầu tư họ định vị lại được khách hàng của mình.
Nhưng xét ở góc độ khác, không ít có chủ đầu tư vẫn cho rằng: Thà để căn hộ tồn còn hơn bán cắt lỗ, điển hình nhưcác dự án Madarine, Indochina Plaza Hà Nội… mặc dù còn tồn nhiều căn hộ nhưng chủ đầu tư không chịu bán cắt lỗ. Lý giải điều này, ông Hưng cho rằng giảm giá bất động sản chỉ tùy thuộc vào từng dự án và phụ thuộc vào “sức khỏe” của từng chủ đầu tư.
Chủ đầu tư nên chuyển nhượng dự án nếu không còn khả năng
Nói về “gói cứu trợ” 30.000 tỷ đồng của Chính phủ ưu tiên cho những cá nhân có nhu cầu mua nhà, ông Phạm Thanh Hưng phân tích: Hiện nay nợ xấu của ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản lên đến vài trăm nghìn tỷ đồng, Chính phủ hỗ trợ 30.000 tỷ đồng thông qua các ngân hàng thương mại cho người dân vay mua nhà cũng là động thái tích cực giúp giải bài toán về nợ xấu và nhiều mục tiêu kinh tế khác nhau. Nhưng theo ông Hưng, không thể dùng tài chính để giải cứu thị trường, giải pháp khả thi nhất là ưu tiên phát triển nhà ở xã hội và ra những quy định hướng tới nhóm có nhu cầu mua nhà thực sự.
Một giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, kích cầu thị trường được nhiều chuyên gia đưa ra là chia nhỏ diện tích căn hộ. Ông Hưng cũng thừa nhận đây là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, việc chia nhỏ căn hộ về mặt kỹ thuật lại không hề dễ dàng. Với những dự án chưa làm xong phần móng, thay đổi kết cấu, diện tích còn dễ thực hiện. Nhưng với dự án đã thành khuôn hình, việc thay đổi diện tích kéo theo nhiều mặt hạn chế về kỹ thuật như đường cấp, thoát nước, tăng mật độ dân cư còn phải giải bài toán cho chỗ để xe, thang máy…Chính điều này là bài toán nan giải khiến nhiều chủ đầu tư đau đầu.
Trước làn sóng kiện cáo của nhiều nhà đầu tư cá nhân đã góp vốn vào các dự án “đắp chiếu”, ông Hưng góp ý: Nếu chủ đầu tư không đủ khả năng “ôm” nên khuyến khích chuyển nhượng dự án cho những chủ đầu tư có đủ khả năng hoàn thành dự án để khách hàng đã góp vốn có cơ hội được mua nhà.
Trên thực tế, đã có một số dự án chuyển nhượng cho các chủ đầu tư khác và được khách hàng nhiệt liệt ủng hộ.
Theo GDVN