Tòa nhà 33 tầng vẫn đang trong quá trình xác minh tổn thất song lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định: "Dự án đã ký hợp đồng với nhiều công ty bảo hiểm và thiệt hại cũng không quá lớn".
Ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN cho hay, công ty bảo hiểm cùng ban quản lý tòa nhà đang kiểm kê và xác minh tổn thất. Không nêu tên của các hãng bảo hiểm song lãnh đạo Tập đoàn Điện lực khẳng định đã ký kết hợp đồng với nhiều hãng bảo hiểm khác nhau. "Chúng tôi đang kiểm kê lại, nhưng thiệt hại có lẽ là không lớn lắm", lãnh đạo EVN cho hay.
Toàn cảnh (từ xa) của tòa nhà EVN bị cháyÔng Đoàn Châu Phong, Phó tổng giám đốc Vinaconex, đơn vị thi công phần thô tòa nhà cho biết, khi vụ hỏa hoạn xảy ra, công ty có khoảng 24-25 nhân công và tất cả đã được di dời an toàn.
Một đại diện của Công ty bảo hiểm Toàn cầu (GIC) tiết lộ, EVN có tham gia bảo hiểm của GIC. "Hiện chúng tôi chưa thể đưa ra bất cứ thông tin gì bởi hiện trường đã bị phong tỏa. Chỉ đến khi cơ quan điều tra xác định được mức thiệt hại, chúng tôi mới có thể đưa ra thông báo chính thức", nguồn tin này cho biết.
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm cho hay, thông thường các công trình xây dựng thường ký hai loại hợp đồng bảo hiểm. Tòa nhà đang thi công thường có bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Các tòa nhà đã hình thành và đang đi vào hoạt động thì ký hợp đồng bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt như mưa gió, lũ lụt... "Hiện tại nếu chỉ dựa vào quan sát bên ngoài như khói đen ám, cửa kính vỡ... thì chưa thể kết luận mức phải bồi thường. Phải chờ cơ quan điều tra xác minh rõ mới có thể kết luận", ông Lộc nói.
Toàn cảnh (từ xa) của tòa nhà EVN bị cháy
Một đại diện của Công ty bảo hiểm Toàn cầu (GIC) tiết lộ, EVN có tham gia bảo hiểm của GIC. "Hiện chúng tôi chưa thể đưa ra bất cứ thông tin gì bởi hiện trường đã bị phong tỏa. Chỉ đến khi cơ quan điều tra xác định được mức thiệt hại, chúng tôi mới có thể đưa ra thông báo chính thức", nguồn tin này cho biết.
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm cho hay, thông thường các công trình xây dựng thường ký hai loại hợp đồng bảo hiểm. Tòa nhà đang thi công thường có bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Các tòa nhà đã hình thành và đang đi vào hoạt động thì ký hợp đồng bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt như mưa gió, lũ lụt... "Hiện tại nếu chỉ dựa vào quan sát bên ngoài như khói đen ám, cửa kính vỡ... thì chưa thể kết luận mức phải bồi thường. Phải chờ cơ quan điều tra xác minh rõ mới có thể kết luận", ông Lộc nói.
Theo vnExpress