Liên quan đến vụ việc đấu tranh đòi tiền vốn vay giữa khách hàng với Công ty BĐS Thế kỷ và Tập đoàn CenGroup, theo ông Nguyễn Đình Tùng - CEO của HanoiLand "trong lúc này muốn đòi lại tiền, khách hàng chỉ có thể mong chờ vào lương tâm của chủ đầu tư".
Sau hơn ba năm khách hàng đóng tiền mua nhà tại dự án chung cư gia đình ở xã Ngũ Hiệp (Thanh Trì – Hà Nội) do Công ty TNHH Quản lý BĐS Thế Kỷ (gọi tắt Công ty BĐS Thế Kỷ) được cho là thuộc tập đoàn CenGroup dưới dạng hợp đồng vay vốn, đến nay dự án vẫn là một bãi đất trống. Khách hàng đã nhiều lần tìm gặp chủ đầu tư đòi tiền nhưng không được. Bức xúc trước thái độ “chây ỳ” của Công ty BĐS Thế Kỷ, khách hàng đã kéo đến Tập đoàn CenGroup yêu cầu đơn vị này phải trả tiền cho khách hàng.
Việc đấu tranh đòi lại số tiền cho vay tưởng chừng đang đi vào ngõ cụt thì bất ngờ xuất hiện một người phụ nữ tự giới thiệu Phó TGĐ Tập đoàn CenGroup đến gặp khách hàng hứa sẽ mua lại hợp đồng vay vốn của khách hàng với giá trị 80%. Quá mệt mỏi chờ đợi nhà đầu tư, lo lắng số tiền cho vay sẽ mất trắng nhiều người mua nhà đã chấp nhận chỉ thu về 80% số tiền đã góp vốn, chấp nhận thua thiệt 20%, nhưng rồi cũng chỉ được trả nhỏ gọt 5-10 triệu đồng/tháng.
Nhận định về cách hành xử của chủ đầu tư Công ty BĐS Thế Kỷ và CenGroup với khách hàng, ông Nguyễn Đình Tùng - Giám đốc Cty TNHH BĐS và Dịch vụ địa chính Hà Nội (Hanoiland) cho rằng đây là cách hành xử của chủ đầu tư làm ăn không đàng hoàng.
“Trước hết phải khẳng định nếu là một chủ đầu tư làm ăn đàng hoàng thì không để điều đó xảy ra vì chủ đầu tư phải xác định quyền lợi của khách hàng là quyền lợi của doanh nghiệp, uy tín của khách hàng là vốn của doanh nghiệp”, ông Tùng khẳng định.
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, thị trường BĐS hiện nay đang trong lúc khó khăn, doanh nghiệp kinh doanh BĐS cũng có nhiều kiểu. “Đây là lúc vàng thau lẫn lộn, có những người muốn tốt nhưng không theo ý của họ còn có những người không chủ đích muốn làm ăn gian dối để trục lợi nhưng sau tất cả khách hàng vẫn là người chịu thiệt”, ông Tùng nói.
“Khách hàng thân cô thế cô, lúc mua thì mua theo phong trào, lên làm việc thì không gặp người đứng đầu chỉ gặp hành chính, văn phòng có khi cả năm không đòi được tiền. Trong trường hợp điều khoản trong hợp đồng góp vốn bất lợi cho khách hàng, nếu muốn lấy lại tiền khách hàng chỉ mong chờ vào lương tâm của chủ đầu tư mà thôi", ông Tùng khẳng định.
Trong hoàn cảnh như vậy việc khách hàng giống như người cho vay 10 đồng giờ đòi lại 5 đồng, 6 đồng là may mắn vì vớt vát được đồng nào hay đồng đấy. Lúc này khách hàng muốn đòi lại quyền lợi của mình thì nên tìm đến các văn phòng luật sư để được tư vấn.
Xung quanh việc chủ đầu tư chây ỳ không trả tiền trong một thời gian dài, sau đó lại đứng ra “ép” khách hàng bán lại các hợp đồng vay vốn với giá rẻ dấy lên nghi ngờ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Ths.LS Trương Anh Tuấn - Văn phòng Luật sư Investlinkco cho rằng: Trước khi đưa ra kết luận cần phải xem dự án đấy có thật hay không?
Nếu dự án có triển khai thật nhưng sau đó vì tình hình khó khăn không thực hiện dự án được thì đây là vấn đề liên quan đến khó khăn kinh tế của chủ đầu tư. Khi đó để giải quyết vấn đề việc một cá nhân trong công ty có đứng ra mua lại, việc mua lại hợp đồng góp vốn cũng giống như mua lại nợ xấu, chắc chắn người ta sẽ mua lại với tỷ giá thấp hơn.
“Tuy nhiên ở đây cũng cần làm rõ chủ trương mua lại vốn góp của khách hàng là của chủ đầu tư hay chỉ là một cá nhân đứng ra. Nhưng dù là một cá nhân hay có tính toán của chủ đầu tư thì đây vẫn là hình ảnh kinh doanh không đẹp, vi phạm đạo đức kinh doanh. Khách hàng sẽ có quyền đặt ra các nghi vấn khác nhau”, LS Tuấn cho biết.
Ngược lại nếu đây là dự án không có thật, chủ đầu tư chỉ dựng lên trên văn bản giấy tờ sau đó không có cơ sở pháp lý để khẳng định đây là dự án có thể triển khai được. Đồng thời không chứng minh được vấn đề tài chính để triển khai thì đây là hành vi gian dối trong hình sự.
“Nếu chủ đầu tư có ý định dựng lên dự án giả thì hành vi huy động vốn của khách hàng dù bằng hình thức nào đều là lừa đảo chứ không cần đợi đến hành vi ép khách hàng bán lại hợp đồng”, LS Tuấn cho biết thêm.
Sáng ngày 28/9, rất đông khách hàng tới trước trụ sở chính của CenGroup để biểu tình đòi chủ đầu tư trả lại tiền.
Việc đấu tranh đòi lại số tiền cho vay tưởng chừng đang đi vào ngõ cụt thì bất ngờ xuất hiện một người phụ nữ tự giới thiệu Phó TGĐ Tập đoàn CenGroup đến gặp khách hàng hứa sẽ mua lại hợp đồng vay vốn của khách hàng với giá trị 80%. Quá mệt mỏi chờ đợi nhà đầu tư, lo lắng số tiền cho vay sẽ mất trắng nhiều người mua nhà đã chấp nhận chỉ thu về 80% số tiền đã góp vốn, chấp nhận thua thiệt 20%, nhưng rồi cũng chỉ được trả nhỏ gọt 5-10 triệu đồng/tháng.
Nhận định về cách hành xử của chủ đầu tư Công ty BĐS Thế Kỷ và CenGroup với khách hàng, ông Nguyễn Đình Tùng - Giám đốc Cty TNHH BĐS và Dịch vụ địa chính Hà Nội (Hanoiland) cho rằng đây là cách hành xử của chủ đầu tư làm ăn không đàng hoàng.
“Trước hết phải khẳng định nếu là một chủ đầu tư làm ăn đàng hoàng thì không để điều đó xảy ra vì chủ đầu tư phải xác định quyền lợi của khách hàng là quyền lợi của doanh nghiệp, uy tín của khách hàng là vốn của doanh nghiệp”, ông Tùng khẳng định.
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, thị trường BĐS hiện nay đang trong lúc khó khăn, doanh nghiệp kinh doanh BĐS cũng có nhiều kiểu. “Đây là lúc vàng thau lẫn lộn, có những người muốn tốt nhưng không theo ý của họ còn có những người không chủ đích muốn làm ăn gian dối để trục lợi nhưng sau tất cả khách hàng vẫn là người chịu thiệt”, ông Tùng nói.
“Khách hàng thân cô thế cô, lúc mua thì mua theo phong trào, lên làm việc thì không gặp người đứng đầu chỉ gặp hành chính, văn phòng có khi cả năm không đòi được tiền. Trong trường hợp điều khoản trong hợp đồng góp vốn bất lợi cho khách hàng, nếu muốn lấy lại tiền khách hàng chỉ mong chờ vào lương tâm của chủ đầu tư mà thôi", ông Tùng khẳng định.
Trong hoàn cảnh như vậy việc khách hàng giống như người cho vay 10 đồng giờ đòi lại 5 đồng, 6 đồng là may mắn vì vớt vát được đồng nào hay đồng đấy. Lúc này khách hàng muốn đòi lại quyền lợi của mình thì nên tìm đến các văn phòng luật sư để được tư vấn.
Xung quanh việc chủ đầu tư chây ỳ không trả tiền trong một thời gian dài, sau đó lại đứng ra “ép” khách hàng bán lại các hợp đồng vay vốn với giá rẻ dấy lên nghi ngờ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Ths.LS Trương Anh Tuấn - Văn phòng Luật sư Investlinkco cho rằng: Trước khi đưa ra kết luận cần phải xem dự án đấy có thật hay không?
Nếu dự án có triển khai thật nhưng sau đó vì tình hình khó khăn không thực hiện dự án được thì đây là vấn đề liên quan đến khó khăn kinh tế của chủ đầu tư. Khi đó để giải quyết vấn đề việc một cá nhân trong công ty có đứng ra mua lại, việc mua lại hợp đồng góp vốn cũng giống như mua lại nợ xấu, chắc chắn người ta sẽ mua lại với tỷ giá thấp hơn.
“Tuy nhiên ở đây cũng cần làm rõ chủ trương mua lại vốn góp của khách hàng là của chủ đầu tư hay chỉ là một cá nhân đứng ra. Nhưng dù là một cá nhân hay có tính toán của chủ đầu tư thì đây vẫn là hình ảnh kinh doanh không đẹp, vi phạm đạo đức kinh doanh. Khách hàng sẽ có quyền đặt ra các nghi vấn khác nhau”, LS Tuấn cho biết.
Ngược lại nếu đây là dự án không có thật, chủ đầu tư chỉ dựng lên trên văn bản giấy tờ sau đó không có cơ sở pháp lý để khẳng định đây là dự án có thể triển khai được. Đồng thời không chứng minh được vấn đề tài chính để triển khai thì đây là hành vi gian dối trong hình sự.
“Nếu chủ đầu tư có ý định dựng lên dự án giả thì hành vi huy động vốn của khách hàng dù bằng hình thức nào đều là lừa đảo chứ không cần đợi đến hành vi ép khách hàng bán lại hợp đồng”, LS Tuấn cho biết thêm.
Theo Giáo dục