Dù vẫn được xem là có giá trị lớn song tới nay có hàng trăm nghìn “sổ đỏ” vẫn đang nằm chỏng chơ trong két sắt của chính quyền các địa phương. Vì những lý do khác nhau, các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bình Định, Vĩnh Long, Thái Bình... vẫn đang tồn đọng từ vài chục nghìn tới hàng trăm nghìn “sổ đỏ”.
Miễn lệ phí trước bạ sẽ khuyến khích người dân tới làm thủ tục đăng ký đất đai
“Ế” quá nhiều “sổ đỏ”
Ngày 22-1, Bộ TN-MT đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch năm 2013 và bàn giải pháp phấn đấu hoàn thành cơ bản cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) theo Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Theo thông tin từ Bộ TN-MT, kết quả cấp “sổ đỏ” của cả nước năm 2012 tăng mạnh (trên 1,7 triệu “sổ đỏ”), gấp hơn 2 lần so với kết quả thực hiện của cả 2 năm 2010 và 2011. Tuy nhiên kết quả rà soát cho thấy, cả nước chỉ có 6 tỉnh cơ bản hoàn thành cấp “sổ đỏ” lần đầu cho các loại đất chính (đạt từ 85-100% diện tích), nhiều tỉnh, thành phố có kết quả cấp “sổ đỏ” nhiều loại đất chính còn đạt thấp (dưới 70% diện tích cần cấp).
Số lượng tồn đọng chưa cấp “sổ đỏ” còn khá lớn, trên 5 triệu thửa đất, trong đó nhiều nhất là Hà Nội (168.000 thửa đất và khoảng 500 nghìn căn hộ); Nghệ An 335.000 thửa, TP Hồ Chí Minh (311.000 thửa đất và căn hộ)... Kết quả rà soát cũng cho thấy số lượng các trường hợp tồn đọng có nguồn gốc sử dụng đất phức tạp do vi phạm pháp Luật Đất đai (dưới các hình thức chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà trái phép, lấn chiếm, giao đất trái thẩm quyền) ở nhiều địa phương có khối lượng rất lớn, chiếm tỷ lệ cao.
Bộ TN-MT cho rằng, một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác cấp “sổ đỏ” là một số địa phương không bố trí kinh phí. Cụ thể, các thành phố lớn như Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Trà Vinh... trong nhiều năm qua đã không bố trí kinh phí thực hiện cấp “sổ đỏ”, nên việc đăng ký đồng loạt cho các trường hợp còn tồn đọng ở từng thôn, xã chưa triển khai được mà chủ yếu thực hiện riêng lẻ cho từng trường hợp có nhu cầu.
Tổng cục Đất đai (Bộ TN-MT) nêu tình trạng tồn đọng “sổ đỏ” đã ký nhưng chưa trao được cho người sử dụng đất. Việc này đang diễn ra ở nhiều địa phương với số lượng GCN “tồn kho” rất lớn như Bình Định (167.000 giấy), Vĩnh Long (79.000 giấy), Thái Bình (45.000 giấy), Khánh Hòa (44.600 giấy), Hà Nội (22.900 giấy)...
Nên miễn hoặc cho nợ lệ phí
Ghi nhận của cơ quan thuế từ giữa năm 2008 đã cho thấy, toàn quốc bị “ế” tới hơn 1,2 triệu “sổ đỏ”. Có tình trạng này là do giá đất để tính nộp lệ phí trước bạ tăng quá cao so với giai đoạn trước đó (từ 8-15 lần) nên nhiều hộ dân không đủ khả năng tài chính để thanh toán nghĩa vụ với Nhà nước.
Tại Hà Nội, từ nhiều năm nay, TP cũng đã phải xoay xở với hàng chục nghìn GCN tồn đọng do người dân không tới nhận. Từ con số 65.000 “sổ đỏ” nằm két từ năm 2008, tới nay, TP đã giảm được số GCN còn tồn xuống con số gần 23.000 giấy. Để tháo gỡ khó khăn, UBND TP đã báo cáo Bộ Tài chính và Chính phủ cho phép ghi nợ lệ phí trước bạ và trả GCN cho các hộ gia đình chưa tới nhận. Khi người dân muốn thực hiện các quyền của người sử dụng đất, sẽ phải trả nợ tiền nợ lệ phí trước bạ như với chính sách về ghi nợ tiền sử dụng đất đã được Chính phủ cho phép. Tuy nhiên, đề xuất này tới nay vẫn chưa được chấp nhận.
Tại hội nghị sáng qua, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thái Bình, ông Trần Ngọc Tuấn cũng đề nghị Chính phủ miễn lệ phí trước bạ đối với trường hợp đất ở hình thành trước ngày 15-10-1993 hoặc cho người dân ghi nợ để nhanh chóng “giải phóng” số GCN tồn đọng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Lê Đức Vinh cũng đồng tình: “Đất ở nông thôn nên miễn lệ phí trước bạ lần đầu để tạo điều kiện cho người dân tới nhận GCN...”.
Cơ bản thống nhất với kiến nghị của các địa phương, Bộ TN-MT cho rằng, Bộ Tài chính cần sớm trình Chính phủ xem xét việc quyết định miễn thu lệ phí trước bạ về đất khi cấp GCN lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở khu vực nông thôn trong 2 năm 2013-2014 để khuyến khích người dân thực hiện đăng ký đất đai.
Ngày 22-1, Bộ TN-MT đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch năm 2013 và bàn giải pháp phấn đấu hoàn thành cơ bản cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) theo Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Theo thông tin từ Bộ TN-MT, kết quả cấp “sổ đỏ” của cả nước năm 2012 tăng mạnh (trên 1,7 triệu “sổ đỏ”), gấp hơn 2 lần so với kết quả thực hiện của cả 2 năm 2010 và 2011. Tuy nhiên kết quả rà soát cho thấy, cả nước chỉ có 6 tỉnh cơ bản hoàn thành cấp “sổ đỏ” lần đầu cho các loại đất chính (đạt từ 85-100% diện tích), nhiều tỉnh, thành phố có kết quả cấp “sổ đỏ” nhiều loại đất chính còn đạt thấp (dưới 70% diện tích cần cấp).
Số lượng tồn đọng chưa cấp “sổ đỏ” còn khá lớn, trên 5 triệu thửa đất, trong đó nhiều nhất là Hà Nội (168.000 thửa đất và khoảng 500 nghìn căn hộ); Nghệ An 335.000 thửa, TP Hồ Chí Minh (311.000 thửa đất và căn hộ)... Kết quả rà soát cũng cho thấy số lượng các trường hợp tồn đọng có nguồn gốc sử dụng đất phức tạp do vi phạm pháp Luật Đất đai (dưới các hình thức chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà trái phép, lấn chiếm, giao đất trái thẩm quyền) ở nhiều địa phương có khối lượng rất lớn, chiếm tỷ lệ cao.
Bộ TN-MT cho rằng, một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác cấp “sổ đỏ” là một số địa phương không bố trí kinh phí. Cụ thể, các thành phố lớn như Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Trà Vinh... trong nhiều năm qua đã không bố trí kinh phí thực hiện cấp “sổ đỏ”, nên việc đăng ký đồng loạt cho các trường hợp còn tồn đọng ở từng thôn, xã chưa triển khai được mà chủ yếu thực hiện riêng lẻ cho từng trường hợp có nhu cầu.
Tổng cục Đất đai (Bộ TN-MT) nêu tình trạng tồn đọng “sổ đỏ” đã ký nhưng chưa trao được cho người sử dụng đất. Việc này đang diễn ra ở nhiều địa phương với số lượng GCN “tồn kho” rất lớn như Bình Định (167.000 giấy), Vĩnh Long (79.000 giấy), Thái Bình (45.000 giấy), Khánh Hòa (44.600 giấy), Hà Nội (22.900 giấy)...
Nên miễn hoặc cho nợ lệ phí
Ghi nhận của cơ quan thuế từ giữa năm 2008 đã cho thấy, toàn quốc bị “ế” tới hơn 1,2 triệu “sổ đỏ”. Có tình trạng này là do giá đất để tính nộp lệ phí trước bạ tăng quá cao so với giai đoạn trước đó (từ 8-15 lần) nên nhiều hộ dân không đủ khả năng tài chính để thanh toán nghĩa vụ với Nhà nước.
Tại Hà Nội, từ nhiều năm nay, TP cũng đã phải xoay xở với hàng chục nghìn GCN tồn đọng do người dân không tới nhận. Từ con số 65.000 “sổ đỏ” nằm két từ năm 2008, tới nay, TP đã giảm được số GCN còn tồn xuống con số gần 23.000 giấy. Để tháo gỡ khó khăn, UBND TP đã báo cáo Bộ Tài chính và Chính phủ cho phép ghi nợ lệ phí trước bạ và trả GCN cho các hộ gia đình chưa tới nhận. Khi người dân muốn thực hiện các quyền của người sử dụng đất, sẽ phải trả nợ tiền nợ lệ phí trước bạ như với chính sách về ghi nợ tiền sử dụng đất đã được Chính phủ cho phép. Tuy nhiên, đề xuất này tới nay vẫn chưa được chấp nhận.
Tại hội nghị sáng qua, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thái Bình, ông Trần Ngọc Tuấn cũng đề nghị Chính phủ miễn lệ phí trước bạ đối với trường hợp đất ở hình thành trước ngày 15-10-1993 hoặc cho người dân ghi nợ để nhanh chóng “giải phóng” số GCN tồn đọng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Lê Đức Vinh cũng đồng tình: “Đất ở nông thôn nên miễn lệ phí trước bạ lần đầu để tạo điều kiện cho người dân tới nhận GCN...”.
Cơ bản thống nhất với kiến nghị của các địa phương, Bộ TN-MT cho rằng, Bộ Tài chính cần sớm trình Chính phủ xem xét việc quyết định miễn thu lệ phí trước bạ về đất khi cấp GCN lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở khu vực nông thôn trong 2 năm 2013-2014 để khuyến khích người dân thực hiện đăng ký đất đai.
Theo ANTĐ