Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của NHNN cho vay, thuê, thuê mua, chuyển đổi nhà xã hội được giới kinh doanh bất động sản (BĐS) chờ đợi song, PGS Võ Đại Lược cho rằng: Dùng người thu nhập thấp để phá băng BĐS sản hơi ‘kỳ quái’.
Còn chuyên gia Bùi Kiến Thành thì lo ngại: Cho vay mua BĐS với lãi suất không cố định chẳng khác nào nhử người ta vào cái bẫy lãi suất thấp rồi sau đó đẩy lên lúc nào tùy ý.
Thị trường BĐS ‘khản cổ kêu cứu’
Tọa đàm về BĐS sáng 9/5, dẫn chứng lại số liệu nợ xấu trong lĩnh vực BĐS của Ngân hàng Nhà nước, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết: hiện nay, nợ có bảo đảm thế chấp bằng BĐS chiếm 58% tổng nợ xấu, tương đương 250.000 tỷ đồng.
Tuy số liệu tồn kho BĐS chưa được thống nhất nhưng theo nhiều nhận định, con số tồn kho nhiều đến mức 5 năm sau vẫn chưa giải quyết hết.
Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, muốn phục hồi BĐS cần gấp rút giải quyết nợ xấu.
PGS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách thế giới cho rằng, gói 30.000 tỷ đồng chỉ là giải pháp trước mắt, “ném tiền vào cũng vô nghĩa”. Vấn đề cốt lõi là phải xử lý từ gốc, phải tìm nguyên nhân “đẻ” ra nợ xấu để “điều trị”.
“Dùng người thu nhập thấp để phá băng BĐS sản hơi kỳ quái. Người nghèo vẫn khó mua được nhà”, PGS Võ Đại Lược nhận định.
Theo ông Lược, mặc dù đối tượng của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng nhắm vào người nghèo nhưng chưa chắc đã “đến tay” họ bởi có nhiều nhóm lợi ích chi phối. Các giải pháp lựa chọn đối tượng được quyền vay - mua đã bao hàm cơ chế xin – cho.
“Lịch sử thế giới đã cho thấy, giải pháp hỗ trợ chọn đối tượng hiệu lực thấp, nguy cơ thua thiệt lớn và không hiệu quả”, PGS Võ Đại Lược nói.
Nguy cơ bẫy lãi suất
Phù hợp với kiến nghị lãi suất cố định hỗ trợ cho người mua nhà là 6% cần kéo dài 15 – 20 năm của PGS Võ Đại Lược, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành trước đó cũng đưa ra cảnh báo: ‘với lãi suất không cố định chẳng khác nào nhử người ta vào cái bẫy lãi suất thấp. Khi người ta vào bẫy rồi, chui vào rọ rồi thì lãi suất có thể đẩy lên tới mức nào tùy thích, điều đó là không thể chấp nhận được’.
Theo ông Thành, Thông tư Quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 có những điểm chính như sau: 30.000 tỷ đồng cho người thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội; doanh nghiệp xây nhà xã hội hoặc từ nhà thương mại chuyển sang nhà xã hội cũng thuộc đối tượng được cho vay.
Tuy nhiên, trong gói 30.000 tỷ đồng không nói rõ bao nhiêu % là cho cá nhân vay, bao nhiêu % là cho doanh nghiệp vay. Ngoài ra, thông tư cũng không nêu rõ, trong trường hợp cá nhân không vay mua bất động sản thì số tín dụng còn dư có thuộc về phần vay của doanh nghiệp bất động sản và ngược lại.
Mặt khác, 30.000 tỷ đồng chỉ tương đương với 1.5 tỷ USD trong khi đó, theo báo cáo, riêng Hà Nội đã cần tới 45 tỷ USD để hoàn thiện những dự án bất động sản còn đang dang dở. Như vậy, số tiền 1.5 tỷ USD sẽ đổ vào đâu, với mục đích thế nào là một vấn đề mà dư luận hết sức băn khoăn.
Ông Thành cũng lo ngại, việc quy định lãi suất 6% trong ba năm đầu trong khi thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm. Bài học về đại nạn cho vay bất động sản bên Mỹ đã có, nhưng chính chúng ta lại đi vào vết xe đổ của họ.
Người ta cho vay với lãi suất ba năm đầu rất thấp để tiếp thị, kể cả những người không có khả năng chi trả dài hạn cũng vay mua nhà vì lãi suất quá thấp. Sau ba năm họ cho vay với lãi suất cao hơn, có thể cao hơn 50% so với lãi suất ban đầu. Những người đi vay mua bất động sản không có khả năng chi trả, phải phá vỡ hợp đồng. Những hợp đồng cho vay thành nợ xấu không thu hồi được, ngân hàng ôm nợ xấu, cả nền kinh tế bị ảnh hưởng theo.
Ngân hàng Nhà nước giải thích, cho vay với lãi suất 6% vì hiện mức lạm phát là 6%. Giải thích đó càng khiến chúng ta lo ngại vì lỡ 3 năm nữa lạm phát lên 10% thì người dân sẽ chống đỡ thế nào? Thời hạn cho vay mua nhà thường là 10 – 20 năm, lại căn cứ vào lạm phát thì khác nào đặt cả người vay và ngân hàng thương mại vào rủi ro.
Ở đây, thông tư của Ngân hàng Nhà nước còn quy định, nợ vay tối thiểu là 80% phương án vay. Có nghĩa là dù khả năng chi trả của người dân là 50% thì họ vẫn buộc phải vay tới 80%. Trong trường hợp sau 3 năm lãi suất sẽ được đẩy lên nghĩa là người dân còn càng nhiều nợ thì càng phải chịu lãi suất cao. Vì quyền lợi của ai mà tại sao đặt ra chính sách như vậy, người dân rất cần lời giải thích.
Được biết, trong vài ngày tới Thông tư hướng dẫn giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người thu nhập thấp thuê, mua nhà ở xã hội sẽ được NHNN ban hành.
Thị trường BĐS ‘khản cổ kêu cứu’
Tọa đàm về BĐS sáng 9/5, dẫn chứng lại số liệu nợ xấu trong lĩnh vực BĐS của Ngân hàng Nhà nước, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết: hiện nay, nợ có bảo đảm thế chấp bằng BĐS chiếm 58% tổng nợ xấu, tương đương 250.000 tỷ đồng.
Tuy số liệu tồn kho BĐS chưa được thống nhất nhưng theo nhiều nhận định, con số tồn kho nhiều đến mức 5 năm sau vẫn chưa giải quyết hết.
Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, muốn phục hồi BĐS cần gấp rút giải quyết nợ xấu.
PGS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách thế giới cho rằng, gói 30.000 tỷ đồng chỉ là giải pháp trước mắt, “ném tiền vào cũng vô nghĩa”. Vấn đề cốt lõi là phải xử lý từ gốc, phải tìm nguyên nhân “đẻ” ra nợ xấu để “điều trị”.
“Dùng người thu nhập thấp để phá băng BĐS sản hơi kỳ quái. Người nghèo vẫn khó mua được nhà”, PGS Võ Đại Lược nhận định.
Dùng người thu nhập thấp để phá băng BĐS sản hơi kỳ quái
Theo ông Lược, mặc dù đối tượng của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng nhắm vào người nghèo nhưng chưa chắc đã “đến tay” họ bởi có nhiều nhóm lợi ích chi phối. Các giải pháp lựa chọn đối tượng được quyền vay - mua đã bao hàm cơ chế xin – cho.
“Lịch sử thế giới đã cho thấy, giải pháp hỗ trợ chọn đối tượng hiệu lực thấp, nguy cơ thua thiệt lớn và không hiệu quả”, PGS Võ Đại Lược nói.
Nguy cơ bẫy lãi suất
Phù hợp với kiến nghị lãi suất cố định hỗ trợ cho người mua nhà là 6% cần kéo dài 15 – 20 năm của PGS Võ Đại Lược, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành trước đó cũng đưa ra cảnh báo: ‘với lãi suất không cố định chẳng khác nào nhử người ta vào cái bẫy lãi suất thấp. Khi người ta vào bẫy rồi, chui vào rọ rồi thì lãi suất có thể đẩy lên tới mức nào tùy thích, điều đó là không thể chấp nhận được’.
Theo ông Thành, Thông tư Quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 có những điểm chính như sau: 30.000 tỷ đồng cho người thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội; doanh nghiệp xây nhà xã hội hoặc từ nhà thương mại chuyển sang nhà xã hội cũng thuộc đối tượng được cho vay.
Tuy nhiên, trong gói 30.000 tỷ đồng không nói rõ bao nhiêu % là cho cá nhân vay, bao nhiêu % là cho doanh nghiệp vay. Ngoài ra, thông tư cũng không nêu rõ, trong trường hợp cá nhân không vay mua bất động sản thì số tín dụng còn dư có thuộc về phần vay của doanh nghiệp bất động sản và ngược lại.
Mặt khác, 30.000 tỷ đồng chỉ tương đương với 1.5 tỷ USD trong khi đó, theo báo cáo, riêng Hà Nội đã cần tới 45 tỷ USD để hoàn thiện những dự án bất động sản còn đang dang dở. Như vậy, số tiền 1.5 tỷ USD sẽ đổ vào đâu, với mục đích thế nào là một vấn đề mà dư luận hết sức băn khoăn.
Ông Thành cũng lo ngại, việc quy định lãi suất 6% trong ba năm đầu trong khi thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm. Bài học về đại nạn cho vay bất động sản bên Mỹ đã có, nhưng chính chúng ta lại đi vào vết xe đổ của họ.
Người ta cho vay với lãi suất ba năm đầu rất thấp để tiếp thị, kể cả những người không có khả năng chi trả dài hạn cũng vay mua nhà vì lãi suất quá thấp. Sau ba năm họ cho vay với lãi suất cao hơn, có thể cao hơn 50% so với lãi suất ban đầu. Những người đi vay mua bất động sản không có khả năng chi trả, phải phá vỡ hợp đồng. Những hợp đồng cho vay thành nợ xấu không thu hồi được, ngân hàng ôm nợ xấu, cả nền kinh tế bị ảnh hưởng theo.
Ngân hàng Nhà nước giải thích, cho vay với lãi suất 6% vì hiện mức lạm phát là 6%. Giải thích đó càng khiến chúng ta lo ngại vì lỡ 3 năm nữa lạm phát lên 10% thì người dân sẽ chống đỡ thế nào? Thời hạn cho vay mua nhà thường là 10 – 20 năm, lại căn cứ vào lạm phát thì khác nào đặt cả người vay và ngân hàng thương mại vào rủi ro.
Ở đây, thông tư của Ngân hàng Nhà nước còn quy định, nợ vay tối thiểu là 80% phương án vay. Có nghĩa là dù khả năng chi trả của người dân là 50% thì họ vẫn buộc phải vay tới 80%. Trong trường hợp sau 3 năm lãi suất sẽ được đẩy lên nghĩa là người dân còn càng nhiều nợ thì càng phải chịu lãi suất cao. Vì quyền lợi của ai mà tại sao đặt ra chính sách như vậy, người dân rất cần lời giải thích.
Được biết, trong vài ngày tới Thông tư hướng dẫn giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người thu nhập thấp thuê, mua nhà ở xã hội sẽ được NHNN ban hành.
Theo Đất Việt