Có được tiền đền bù từ dự án Thủy điện Sông Bung 4, hàng chục hộ dân ở Nam Giang (Quảng Nam) bỗng chốc thành tỷ phú. Mặc cho chính quyền đã khuyên giải có tiền không nên lãng phí, các hộ dân vẫn thi nhau mua sắm, dựng nhà tiền tỷ giữa đại ngàn.
Nhận tiền đền bù, người dân đua nhau dựng nhà tiền tỷ.
Xã Tà Pơơ nằm trong quy hoạch xây dựng thủy điện sông Bung 4, có 4 thôn của xã bị ảnh hưởng từ dự án.
Trong đó, thôn 2 bị ảnh hưởng nặng nhất với hơn 50 hộ. Cả thôn và đất đai sản xuất đều nằm trong vùng lòng hồ của thủy điện sông Bung 4 nên bà con phải di dời đến nơi ở mới cách nơi ở cũ khoảng 7km.
Thôn 2 xã Tà Pơơ nằm giữa bát ngát núi rừng. Để vào thôn, từ trung tâm huyện phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ theo đường núi quanh co mới vào được thôn.
Hơn 1 năm qua, thôn này được biết đến là thôn tỷ phú, bởi nhiều người dân được nhận tiền đền bù, số tiền đền bù từ dự án Thủy điện sông Bung 4.
Theo tìm hiểu, sau khi người dân đồng ý di dời đến nơi ở mới, mỗi hộ dân sẽ được cấp 600m2 đất ở và đất vườn, 1,5ha đất rẫy và một số diện tích đất trồng lúa nước. Hộ dưới 5 nhân khẩu sẽ được hỗ trợ 141 triệu đồng tiền làm nhà, hộ có từ 5 - 7 nhân khẩu được hỗ trợ 161 triệu đồng và hộ có 8 nhân khẩu trở lên sẽ được chia tách làm 2 hộ, được hưởng hỗ trợ theo khung quy định.
Mỗi hộ còn được hỗ trợ 10m3 gỗ tận thu để làm nhà. Tổng số tiền mà người dân thôn 2 được chủ đầu tư thủy điện sông Bung 4 đền bù, hỗ trợ đến thời điểm này đã trên 100 tỷ đồng.
Nhà người dân thôn 2 đều là nhà gỗ, được thợ từ dưới xuôi lên làm công phu và tỉ mỉ, đẹp mê hồn. Nhóm thợ mộc của anh Nguyễn Văn Hải từ xuôi lên đây đã được gần một năm, làm gần chục nhà cho người dân.
Tiền công được chủ nhà trả hậu hĩnh miễn sao nhà càng đẹp càng to, càng hoành tráng nên thu nhập của nhóm thợ cũng khấm khá theo. “Gỗ làm nhà khỏi chê, toàn loại tốt. Tôi chưa thấy nơi đâu người dân lại ăn chơi như ở đây” anh Hải cho biết.
Ngôi nhà của Zơrâm Cóc (21 tuổi) đang được dựng, là ngôi nhà to nhất đẹp nhất của thôn 2, ước tính làm nhà xong hết trên 2 tỷ đồng. Riêng khối lượng gỗ được Cóc cho tập kết về làm nhà đã trên 50 m3. Riêng tiền công thuê làm nhà đã tốn hết 550 triệu.
Anh Lê Ngọc Thuần làm trưởng nhóm thợ mộc làm nhà cho Zơrâm Cóc cho biết: Ước tính bình quân mỗi ngôi nhà tại thôn này phải ngốn 30-35 m3 gỗ. Tổng khối lượng gỗ của cả làng dùng để làm nhà không dưới 1.500 m3.
Chính quyền khuyên không được
Ở thôn 2, hộ nhận tiền đền bù nhiều nhất phải kể đến là Ploong Dương. Ploong Dương được đền bù tới 12 tỉ đồng.
Nhà của Ploong Dương làm to hết trên dưới 2 tỷ đồng và nằm án ngữ ngay đầu thôn. Những ngôi nhà gỗ khác của BờNướch AChóc (trưởng thôn), Alăng Biên, Ploong A Hiềm, ZơRâm Tình... cũng có giá toàn tiền tỷ.
Ông Tơ Gônl Kía - Chủ tịch UBND xã Tà Pơơ cho biết: “Chính quyền đã nhiều lần xuống tận nơi vận động không đua đòi làm nhà quá to gây lãng phí nhưng người dân không nghe. Họ cho rằng tiền của họ nên họ muốn làm gì thì làm”.
Cũng theo ông Kía nhiều hộ dân có tiền còn chê nguồn gỗ được hỗ trợ nên đã tự ý vào rừng khai thác gỗ về làm nhà.
Khối lượng gỗ làm nhà rất lớn, theo quy định chỉ có 10 m3/nhà, nhưng có nhà làm đến gần 50 m3, gây nên sự lãng phí và dẫn đến tình trạng xâm hại rừng. Xã đã mời các hộ lên để tuyên truyền không phá rừng nhưng tuyên truyền xong người dân lại tự ý đốn hạ cây rừng.
Bà Phạm Thị Như, phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết: Khi nhận được một số tiền quá lớn, người dân thực sự choáng ngợp bởi từ trước tới nay chưa bao giờ họ có được nhiều tiền đến vậy. Tâm lý muốn tiêu xài, được hưởng thụ cũng từ đó bắt đầu nảy sinh.
Chúng tôi còn tuyên truyền để dân gửi tiền tiết kiệm, dùng tiền để sản xuất làm trang trại nhưng nhiều hộ không nghe. Huyện đã chỉ đạo xã và thôn kiên quyết không cho người dân vào chặt gỗ nữa.
Cùng với việc dựng nhà tiền tỷ giữa đại ngàn, người dân nơi đây vung tiền mua sắm những tiện nghi trong nhà như tủ lạnh, tivi, dàn karaoke đời mới, bàn ghế salon… không cần biết là tốn bao nhiêu tiền, và có sử dụng được hay không.
Thanh niên trong thôn đều sở hữu những chiếc xe máy đời mới đắt tiền thậm chí cả xe môtô phân khối lớn chính hãng, với giá ngoài thị trường thì không dưới 100 triệu.
Theo tìm hiểu, các con buôn biết bà con có tiền đền bù nên đã dụ dỗ, lợi dụng người dân thật thà mua sắm lãng phí để kiếm lời.
Trong đó, thôn 2 bị ảnh hưởng nặng nhất với hơn 50 hộ. Cả thôn và đất đai sản xuất đều nằm trong vùng lòng hồ của thủy điện sông Bung 4 nên bà con phải di dời đến nơi ở mới cách nơi ở cũ khoảng 7km.
Thôn 2 xã Tà Pơơ nằm giữa bát ngát núi rừng. Để vào thôn, từ trung tâm huyện phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ theo đường núi quanh co mới vào được thôn.
Hơn 1 năm qua, thôn này được biết đến là thôn tỷ phú, bởi nhiều người dân được nhận tiền đền bù, số tiền đền bù từ dự án Thủy điện sông Bung 4.
Theo tìm hiểu, sau khi người dân đồng ý di dời đến nơi ở mới, mỗi hộ dân sẽ được cấp 600m2 đất ở và đất vườn, 1,5ha đất rẫy và một số diện tích đất trồng lúa nước. Hộ dưới 5 nhân khẩu sẽ được hỗ trợ 141 triệu đồng tiền làm nhà, hộ có từ 5 - 7 nhân khẩu được hỗ trợ 161 triệu đồng và hộ có 8 nhân khẩu trở lên sẽ được chia tách làm 2 hộ, được hưởng hỗ trợ theo khung quy định.
Mỗi hộ còn được hỗ trợ 10m3 gỗ tận thu để làm nhà. Tổng số tiền mà người dân thôn 2 được chủ đầu tư thủy điện sông Bung 4 đền bù, hỗ trợ đến thời điểm này đã trên 100 tỷ đồng.
Nhà người dân thôn 2 đều là nhà gỗ, được thợ từ dưới xuôi lên làm công phu và tỉ mỉ, đẹp mê hồn. Nhóm thợ mộc của anh Nguyễn Văn Hải từ xuôi lên đây đã được gần một năm, làm gần chục nhà cho người dân.
Tiền công được chủ nhà trả hậu hĩnh miễn sao nhà càng đẹp càng to, càng hoành tráng nên thu nhập của nhóm thợ cũng khấm khá theo. “Gỗ làm nhà khỏi chê, toàn loại tốt. Tôi chưa thấy nơi đâu người dân lại ăn chơi như ở đây” anh Hải cho biết.
Ngôi nhà của Zơrâm Cóc (21 tuổi) đang được dựng, là ngôi nhà to nhất đẹp nhất của thôn 2, ước tính làm nhà xong hết trên 2 tỷ đồng. Riêng khối lượng gỗ được Cóc cho tập kết về làm nhà đã trên 50 m3. Riêng tiền công thuê làm nhà đã tốn hết 550 triệu.
Anh Lê Ngọc Thuần làm trưởng nhóm thợ mộc làm nhà cho Zơrâm Cóc cho biết: Ước tính bình quân mỗi ngôi nhà tại thôn này phải ngốn 30-35 m3 gỗ. Tổng khối lượng gỗ của cả làng dùng để làm nhà không dưới 1.500 m3.
Chính quyền khuyên không được
Ở thôn 2, hộ nhận tiền đền bù nhiều nhất phải kể đến là Ploong Dương. Ploong Dương được đền bù tới 12 tỉ đồng.
Nhà của Ploong Dương làm to hết trên dưới 2 tỷ đồng và nằm án ngữ ngay đầu thôn. Những ngôi nhà gỗ khác của BờNướch AChóc (trưởng thôn), Alăng Biên, Ploong A Hiềm, ZơRâm Tình... cũng có giá toàn tiền tỷ.
Ông Tơ Gônl Kía - Chủ tịch UBND xã Tà Pơơ cho biết: “Chính quyền đã nhiều lần xuống tận nơi vận động không đua đòi làm nhà quá to gây lãng phí nhưng người dân không nghe. Họ cho rằng tiền của họ nên họ muốn làm gì thì làm”.
Cũng theo ông Kía nhiều hộ dân có tiền còn chê nguồn gỗ được hỗ trợ nên đã tự ý vào rừng khai thác gỗ về làm nhà.
Khối lượng gỗ làm nhà rất lớn, theo quy định chỉ có 10 m3/nhà, nhưng có nhà làm đến gần 50 m3, gây nên sự lãng phí và dẫn đến tình trạng xâm hại rừng. Xã đã mời các hộ lên để tuyên truyền không phá rừng nhưng tuyên truyền xong người dân lại tự ý đốn hạ cây rừng.
Bà Phạm Thị Như, phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết: Khi nhận được một số tiền quá lớn, người dân thực sự choáng ngợp bởi từ trước tới nay chưa bao giờ họ có được nhiều tiền đến vậy. Tâm lý muốn tiêu xài, được hưởng thụ cũng từ đó bắt đầu nảy sinh.
Chúng tôi còn tuyên truyền để dân gửi tiền tiết kiệm, dùng tiền để sản xuất làm trang trại nhưng nhiều hộ không nghe. Huyện đã chỉ đạo xã và thôn kiên quyết không cho người dân vào chặt gỗ nữa.
Cùng với việc dựng nhà tiền tỷ giữa đại ngàn, người dân nơi đây vung tiền mua sắm những tiện nghi trong nhà như tủ lạnh, tivi, dàn karaoke đời mới, bàn ghế salon… không cần biết là tốn bao nhiêu tiền, và có sử dụng được hay không.
Thanh niên trong thôn đều sở hữu những chiếc xe máy đời mới đắt tiền thậm chí cả xe môtô phân khối lớn chính hãng, với giá ngoài thị trường thì không dưới 100 triệu.
Theo tìm hiểu, các con buôn biết bà con có tiền đền bù nên đã dụ dỗ, lợi dụng người dân thật thà mua sắm lãng phí để kiếm lời.
Theo Tiền phong