Các chuyên gia ủng hộ chủ trương thu hồi những khu đất "vàng" của Hà Nội, nhưng cho rằng, cơ quan quản lý sẽ khó thực hiện vì vướng luật.
Trên địa bàn Thủ đô hiện đang có hàng loạt dự án mà ở đó, chủ đầu tư dự án mới chỉ cắm mỗi tấm bảng vẽ quy hoạch
Trao đổi với ĐTCK về chủ trương thu hồi những khu đất “vàng” của Hà Nội thời gian qua, GS.TSKH Đặng Hùng Võ ủng hộ mạnh mẽ, nhưng cho rằng, việc này có thể gặp nhiều khó khăn, nếu chủ đầu tư vin vào lý do “suy thoái kinh tế cũng là một trong những điều kiện bất khả kháng của chủ đầu tư”, theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.
Ngàn lẻ một lý do “chậm triển khai”
Theo báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý các dự án chậm triển khai và vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP. Hà Nội do Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT) thực hiện, tính từ năm 2009 đến đầu năm 2012, có 133/291 dự án thuộc diện đã có quyết định giao đất, nhưng chủ đầu tư chậm triển khai và chưa hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Sở đã lập hồ sơ và đề nghị UBND Thành phố ra quyết định thu hồi đất của 29 tổ chức, DN trên địa bàn, vì đã vi phạm Luật Đất đai, với tổng diện tích gần 220.000 m2.
Tiếp đó, trong 6 tháng đầu năm 2012, Sở này đã tiến hành thanh, kiểm tra đối với 11 tổ chức, DN có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai và hoàn thiện hồ sơ trình UBND Thành phố quyết định thu hồi đất đối với 11 dự án nói trên, với tổng diện tích hơn 8,1 triệu m2.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của ĐTCK, trong số 11 dự án bị kiến nghị thu hồi kể trên, nhiều dự án có những lý do không thể không xem xét đến. Ví dụ như tại CTCP Cầu 5 Thăng Long bị kiến nghị thu hồi hơn 1.000 m2 dự án tại khu bờ Bắc sông Hồng (quận Long Biên) do bị bỏ không từ năm 2001, nhưng qua tìm hiểu thì được biết, đây là khu đất Công ty đã chia cho cán bộ - công nhân viên làm nhà ở từ lâu và đang rất mong muốn được bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
Hay như trường hợp Nhà máy Cơ khí công trình thuộc Tập đoàn Công nghiệp Ô tô Việt Nam bị kiến nghị thu hồi hơn 23.000 m2 dự án tại 199 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng do không thực hiện nghĩa vụ tài chính và không đăng ký quyền sử dụng đất, nhưng qua xác minh, ĐTCK được biết, hồi tháng 3/2012, UBND TP. Hà Nội đã có buổi làm việc với Bộ Giao thông Vận tải và Tập đoàn Công nghiệp Ô tô Việt Nam, cho phép tập đoàn này lập dự án để chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại địa chỉ trên.
Sở TN&MT Hà Nội còn tiếp tục kiến nghị thu hồi đất tại một loạt dự án, chủ yếu tập trung dọc tuyến Lê Văn Lương (thuộc quận Thanh Xuân), vì có nhiều sai phạm. Đó là các lô đất có ký hiệu 3.10 NO, rộng trên 11.000 m2 cho Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư; lô đất có ký hiệu 3.7CC, rộng trên 9.000 m2 của Hacinco; lô đất có ký hiệu 4.1CC, rộng trên 13.000 m2 của CTCP Dịch vụ và Kinh doanh bất động sản; lô đất có ký hiệu 4.6NO, rộng trên 1.500 m2 của CTCP Phát triển và Xuất nhập khẩu Sông Hồng (nay là Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng)…
Theo kết luận khảo sát của Sở này, toàn bộ những khu đất trên đã giải phóng mặt bằng, nhưng không được triển khai xây dựng, mà được sử dụng trái mục đích như làm gara ô tô, bãi rửa xe...
Vướng luật
Bình luận về việc UBND TP. Hà Nội rà soát và chuẩn bị triển khai thu hồi các dự án chậm triển khai thời gian qua, ông Võ bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ, bởi “không thể để tình trạng hoang phí tài nguyên đất như vậy kéo dài mãi được”.
Theo ông Võ, trên địa bàn Thủ đô hiện đang có hàng loạt dự án mà ở đó, chủ đầu tư dự án mới chỉ cắm mỗi tấm bảng vẽ quy hoạch dự án, chứ chưa đầu tư, triển khai thực hiện. Thực chất, đây là hành vi bao chiếm đất, còn các chủ dự án không đủ năng lực tài chính, họ chỉ “chạy” dự án rồi chờ thời cơ sang tay, hợp tác, Nhà nước không thu được gì.
Tuy nhiên, ông Võ cho biết, sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, thì đầu năm 2007, nhiều địa phương đã tiến hành thu hồi nhiều dự án chậm triển khai. Tuy nhiên, vướng mắc nhất là những dự án đã thu tiền sử dụng đất nộp vào ngân sách, đồng thời chủ đầu tư đã triển khai một vài hạng mục trên đất như quây hàng rào, khoan thăm dò địa chất…, nay thu hồi thì địa phương khó có tiền hoàn trả cho nhà đầu tư. Nhiều địa phương phải tìm kiếm, thuyết phục nhà đầu tư mới tiếp quản những dự án đó để có tiền trả cho nhà đầu tư cũ. Hiện tượng này cũng tương tự như việc khó thu hồi những khu đất “vàng” tại Hà Nội hiện nay.
Đó là chưa kể đến những dự án được cấp phép vào thời điểm khó khăn của nền kinh tế và Chính phủ đã phải áp dụng những chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, tiết giảm nguồn cung tín dụng cho thị trường bất động sản, thì theo quy định của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, đây là một lý do bất khả kháng và không được thu hồi dự án của chủ đầu tư.
Về vấn đề này, ông Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, dù có “vướng” quy định của pháp luật, thì các cơ quan chức năng của Hà Nội vẫn có thể tiến hành thu hồi các dự án “treo” quá lâu, để đưa vào hoạt động có hiệu quả. Còn việc đền bù những tổn thất cho chủ đầu tư khi đã có đầu tư vào những mảnh đất ấy có thể thực hiện sau khi có được nguồn tiền từ việc bán đấu giá những mảnh đất đó.
“Không thể chỉ vì quyền lợi của một vài chủ đầu tư kém năng lực mà để hoang những ô đất ‘vàng’ ngay tại trung tâm Thủ đô Hà Nội được”, ông Liêm nhấn mạnh.
Ngàn lẻ một lý do “chậm triển khai”
Theo báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý các dự án chậm triển khai và vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP. Hà Nội do Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT) thực hiện, tính từ năm 2009 đến đầu năm 2012, có 133/291 dự án thuộc diện đã có quyết định giao đất, nhưng chủ đầu tư chậm triển khai và chưa hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Sở đã lập hồ sơ và đề nghị UBND Thành phố ra quyết định thu hồi đất của 29 tổ chức, DN trên địa bàn, vì đã vi phạm Luật Đất đai, với tổng diện tích gần 220.000 m2.
Tiếp đó, trong 6 tháng đầu năm 2012, Sở này đã tiến hành thanh, kiểm tra đối với 11 tổ chức, DN có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai và hoàn thiện hồ sơ trình UBND Thành phố quyết định thu hồi đất đối với 11 dự án nói trên, với tổng diện tích hơn 8,1 triệu m2.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của ĐTCK, trong số 11 dự án bị kiến nghị thu hồi kể trên, nhiều dự án có những lý do không thể không xem xét đến. Ví dụ như tại CTCP Cầu 5 Thăng Long bị kiến nghị thu hồi hơn 1.000 m2 dự án tại khu bờ Bắc sông Hồng (quận Long Biên) do bị bỏ không từ năm 2001, nhưng qua tìm hiểu thì được biết, đây là khu đất Công ty đã chia cho cán bộ - công nhân viên làm nhà ở từ lâu và đang rất mong muốn được bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
Hay như trường hợp Nhà máy Cơ khí công trình thuộc Tập đoàn Công nghiệp Ô tô Việt Nam bị kiến nghị thu hồi hơn 23.000 m2 dự án tại 199 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng do không thực hiện nghĩa vụ tài chính và không đăng ký quyền sử dụng đất, nhưng qua xác minh, ĐTCK được biết, hồi tháng 3/2012, UBND TP. Hà Nội đã có buổi làm việc với Bộ Giao thông Vận tải và Tập đoàn Công nghiệp Ô tô Việt Nam, cho phép tập đoàn này lập dự án để chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại địa chỉ trên.
Sở TN&MT Hà Nội còn tiếp tục kiến nghị thu hồi đất tại một loạt dự án, chủ yếu tập trung dọc tuyến Lê Văn Lương (thuộc quận Thanh Xuân), vì có nhiều sai phạm. Đó là các lô đất có ký hiệu 3.10 NO, rộng trên 11.000 m2 cho Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư; lô đất có ký hiệu 3.7CC, rộng trên 9.000 m2 của Hacinco; lô đất có ký hiệu 4.1CC, rộng trên 13.000 m2 của CTCP Dịch vụ và Kinh doanh bất động sản; lô đất có ký hiệu 4.6NO, rộng trên 1.500 m2 của CTCP Phát triển và Xuất nhập khẩu Sông Hồng (nay là Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng)…
Theo kết luận khảo sát của Sở này, toàn bộ những khu đất trên đã giải phóng mặt bằng, nhưng không được triển khai xây dựng, mà được sử dụng trái mục đích như làm gara ô tô, bãi rửa xe...
Vướng luật
Bình luận về việc UBND TP. Hà Nội rà soát và chuẩn bị triển khai thu hồi các dự án chậm triển khai thời gian qua, ông Võ bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ, bởi “không thể để tình trạng hoang phí tài nguyên đất như vậy kéo dài mãi được”.
Theo ông Võ, trên địa bàn Thủ đô hiện đang có hàng loạt dự án mà ở đó, chủ đầu tư dự án mới chỉ cắm mỗi tấm bảng vẽ quy hoạch dự án, chứ chưa đầu tư, triển khai thực hiện. Thực chất, đây là hành vi bao chiếm đất, còn các chủ dự án không đủ năng lực tài chính, họ chỉ “chạy” dự án rồi chờ thời cơ sang tay, hợp tác, Nhà nước không thu được gì.
Tuy nhiên, ông Võ cho biết, sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, thì đầu năm 2007, nhiều địa phương đã tiến hành thu hồi nhiều dự án chậm triển khai. Tuy nhiên, vướng mắc nhất là những dự án đã thu tiền sử dụng đất nộp vào ngân sách, đồng thời chủ đầu tư đã triển khai một vài hạng mục trên đất như quây hàng rào, khoan thăm dò địa chất…, nay thu hồi thì địa phương khó có tiền hoàn trả cho nhà đầu tư. Nhiều địa phương phải tìm kiếm, thuyết phục nhà đầu tư mới tiếp quản những dự án đó để có tiền trả cho nhà đầu tư cũ. Hiện tượng này cũng tương tự như việc khó thu hồi những khu đất “vàng” tại Hà Nội hiện nay.
Đó là chưa kể đến những dự án được cấp phép vào thời điểm khó khăn của nền kinh tế và Chính phủ đã phải áp dụng những chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, tiết giảm nguồn cung tín dụng cho thị trường bất động sản, thì theo quy định của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, đây là một lý do bất khả kháng và không được thu hồi dự án của chủ đầu tư.
Về vấn đề này, ông Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, dù có “vướng” quy định của pháp luật, thì các cơ quan chức năng của Hà Nội vẫn có thể tiến hành thu hồi các dự án “treo” quá lâu, để đưa vào hoạt động có hiệu quả. Còn việc đền bù những tổn thất cho chủ đầu tư khi đã có đầu tư vào những mảnh đất ấy có thể thực hiện sau khi có được nguồn tiền từ việc bán đấu giá những mảnh đất đó.
“Không thể chỉ vì quyền lợi của một vài chủ đầu tư kém năng lực mà để hoang những ô đất ‘vàng’ ngay tại trung tâm Thủ đô Hà Nội được”, ông Liêm nhấn mạnh.
Theo ĐTCK