Trong 2 ngày qua, Chính phủ đã nghe báo cáo và thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cùng 7 dự án luật khác.
Luật đất đai sửa đổi sẽ giải quyết nhiều vấn đề bất cập trong thời gian qua.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 15 chương và 190 điều, quy định cụ thể về: Quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; …Như vậy, bố cục dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tăng thêm 7 chương và 44 điều so với Luật Đất đai năm 2003.
Thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm tập trung vào những vấn đề như: Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; cơ chế thu hồi đất; giá đất; thời gian ban hành và mục đích áp dụng bảng giá đất; thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; giải quyết tranh chấp đất đai;…
Mục đích sửa đổi Luật Đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giảm khiếu kiện về đất đai bằng cơ chế tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm;…
Thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm tập trung vào những vấn đề như: Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; cơ chế thu hồi đất; giá đất; thời gian ban hành và mục đích áp dụng bảng giá đất; thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; giải quyết tranh chấp đất đai;…
Mục đích sửa đổi Luật Đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giảm khiếu kiện về đất đai bằng cơ chế tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm;…
Theo Cafeland