Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được bổ sung, chỉnh sửa sau khi lấy ý kiến nhân dân và có thể được Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp thứ năm. Theo Bộ TN&MT, có khá nhiều vấn đề bức xúc về đất đai đã được Ban soạn thảo quan tâm giải quyết. Tuy nhiên, kết quả tham vấn cộng đồng của Viện Nghiên cứu lập pháp - Văn phòng Quốc hội cho thấy, các quy định về giá đất, thu hồi đất cần tiếp tục chỉnh lý cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
Cần tách bạch thẩm quyền định giá đất
Theo Viện Nghiên cứu lập pháp - Văn phòng Quốc hội, cuộc tham vấn cộng đồng góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được cơ quan này và Tổ chức Oxfam tại Việt Nam thực hiện với sự tham gia của 1.300 người là nông dân nghèo, đại diện các nhóm yếu thế khác như người dân tộc thiểu số, phụ nữ… tại 22 xã thuộc 11 huyện của các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Bình và Long An. Nội dung hỏi xoay quanh các vấn đề được người dân quan tâm nhiều nhất gồm: Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chế độ sử dụng đất nông nghiệp, quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ và chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số; việc giao đất, quản lý đất đai của các nông, lâm trường; các quy định của pháp luật về định giá đất…
Kết quả cho thấy, căn cứ để tính tiền bồi thường khi thu hồi đất đang là một trong những chủ đề gây bức xúc trong dân và là nguyên nhân trực tiếp gây ra những vụ khiếu kiện kéo dài, ngày càng gay gắt. Đại diện xã Hợp Thịnh (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) cho biết, giá đền bù của tỉnh đối với đất nông nghiệp hai vụ lúa (bao gồm giá theo quy định của Nhà nước + hỗ trợ + giải quyết việc làm cho lao động nông thôn khi không còn đất) là 260.000 đồng/m2. Trong khi, cũng mảnh đất đó khi bị thu hồi và tổ chức đấu giá, giá sàn là 1.200.000 đồng/m2. Sự chênh lệch quá lớn về giá đất trước và sau quy hoạch khiến người nông dân không đủ tiền để mua đất.
Về vấn đề này, mặc dù dự thảo luật đã có điều chỉnh quan trọng ở chỗ đề xuất giá đất bồi thường do Nhà nước quy định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, bảo đảm phù hợp với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, đây mới chỉ là quy định mang tính nguyên tắc. Điều quan trọng nhất là phải tách thẩm quyền quyết định về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và thẩm quyền quyết định về giá đất. Thực tế, việc tập trung hai quyền năng nêu trên cho UBND cấp tỉnh như hiện nay dễ dẫn đến lạm quyền hoặc làm nảy sinh tình trạng áp đặt ý muốn chủ quan trong việc định giá đất. Về điểm này, hầu hết các nước khác đều tách riêng, trong đó, giá đất được giao cho hệ thống cơ quan định giá TƯ quyết định.
Bất hợp lý trong những quy định quan trọng
Qua tham vấn ý kiến người dân về đất đai, nhiều ý kiến còn chỉ rõ những điểm bất hợp lý nằm ngay trong từng điều, khoản. Chẳng hạn, 800 nghìn trên tổng số 7 triệu ý kiến, cho rằng nên bỏ quy định Nhà nước thu hồi đất, chuyển thành cơ chế trưng mua nhưng không được Bộ TN&MT tiếp thu. Mặt khác, bản Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã đưa ra phương án hạn chế thu hồi đất đối với các dự án kinh tế, xã hội. Nhưng thực chất chỉ là trên câu chữ. Bởi bản thân các dự án kinh tế, xã hội lại được chia ra, đưa vào nhóm các dự án vì lợi ích công cộng, ví dụ bệnh viện, đường sá, thủy điện...; hoặc đưa vào nhóm dự án vì lợi ích quốc gia, như khu công nghiệp, khu kinh tế…
Luật Đất đai năm 2003 hiện hành quy định: "Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất". Nội dung này chưa hợp lý. Bởi lẽ, trên thực tế tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, người bị thu hồi đất không thể nhận tiền bồi thường ngay do phải hoàn thiện nhiều thủ tục liên quan. Thông thường phải mất 1-2 năm họ mới được nhận tiền bồi thường. Hơn nữa, giá đất do Nhà nước xác định tại thời điểm nhận tiền bồi thường khác so với giá đất tại thời điểm ra quyết định thu hồi đất, vì hằng năm, UBND cấp tỉnh điều chỉnh lại khung giá đất theo xu hướng "giá đất năm sau cao hơn giá đất năm trước" cho phù hợp sự biến động của thị trường. Vì vậy, người bị thu hồi đất luôn chịu thiệt thòi. Tham chiếu với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cho thấy, không có bổ sung đáng kể nào về vấn đề này khi quy định "giá đất để tính bồi thường được xác định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất". Như vậy, chắc chắn chưa thể đạt mục tiêu dung hòa lợi ích giữa Nhà nước với người sử dụng đất.
Dự kiến ngày 21-6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Như vậy, chỉ còn gần một tháng dành cho việc nghiên cứu, làm rõ hơn một số điểm còn có nhiều ý kiến trái chiều. Câu hỏi đặt ra là liệu cơ quan soạn thảo có tiếp thu và xây dựng được phương án phù hợp khắc phục được những hạn chế trên?
Theo Viện Nghiên cứu lập pháp - Văn phòng Quốc hội, cuộc tham vấn cộng đồng góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được cơ quan này và Tổ chức Oxfam tại Việt Nam thực hiện với sự tham gia của 1.300 người là nông dân nghèo, đại diện các nhóm yếu thế khác như người dân tộc thiểu số, phụ nữ… tại 22 xã thuộc 11 huyện của các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Bình và Long An. Nội dung hỏi xoay quanh các vấn đề được người dân quan tâm nhiều nhất gồm: Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chế độ sử dụng đất nông nghiệp, quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ và chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số; việc giao đất, quản lý đất đai của các nông, lâm trường; các quy định của pháp luật về định giá đất…
Vấn đề bồi thường khi thu hồi đất đang là một trong những chủ đề gây bức xúc trong dân và là nguyên nhân trực tiếp gây ra những vụ khiếu kiện kéo dài.
Kết quả cho thấy, căn cứ để tính tiền bồi thường khi thu hồi đất đang là một trong những chủ đề gây bức xúc trong dân và là nguyên nhân trực tiếp gây ra những vụ khiếu kiện kéo dài, ngày càng gay gắt. Đại diện xã Hợp Thịnh (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) cho biết, giá đền bù của tỉnh đối với đất nông nghiệp hai vụ lúa (bao gồm giá theo quy định của Nhà nước + hỗ trợ + giải quyết việc làm cho lao động nông thôn khi không còn đất) là 260.000 đồng/m2. Trong khi, cũng mảnh đất đó khi bị thu hồi và tổ chức đấu giá, giá sàn là 1.200.000 đồng/m2. Sự chênh lệch quá lớn về giá đất trước và sau quy hoạch khiến người nông dân không đủ tiền để mua đất.
Về vấn đề này, mặc dù dự thảo luật đã có điều chỉnh quan trọng ở chỗ đề xuất giá đất bồi thường do Nhà nước quy định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, bảo đảm phù hợp với cơ chế thị trường. Tuy nhiên, đây mới chỉ là quy định mang tính nguyên tắc. Điều quan trọng nhất là phải tách thẩm quyền quyết định về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và thẩm quyền quyết định về giá đất. Thực tế, việc tập trung hai quyền năng nêu trên cho UBND cấp tỉnh như hiện nay dễ dẫn đến lạm quyền hoặc làm nảy sinh tình trạng áp đặt ý muốn chủ quan trong việc định giá đất. Về điểm này, hầu hết các nước khác đều tách riêng, trong đó, giá đất được giao cho hệ thống cơ quan định giá TƯ quyết định.
Bất hợp lý trong những quy định quan trọng
Qua tham vấn ý kiến người dân về đất đai, nhiều ý kiến còn chỉ rõ những điểm bất hợp lý nằm ngay trong từng điều, khoản. Chẳng hạn, 800 nghìn trên tổng số 7 triệu ý kiến, cho rằng nên bỏ quy định Nhà nước thu hồi đất, chuyển thành cơ chế trưng mua nhưng không được Bộ TN&MT tiếp thu. Mặt khác, bản Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã đưa ra phương án hạn chế thu hồi đất đối với các dự án kinh tế, xã hội. Nhưng thực chất chỉ là trên câu chữ. Bởi bản thân các dự án kinh tế, xã hội lại được chia ra, đưa vào nhóm các dự án vì lợi ích công cộng, ví dụ bệnh viện, đường sá, thủy điện...; hoặc đưa vào nhóm dự án vì lợi ích quốc gia, như khu công nghiệp, khu kinh tế…
Luật Đất đai năm 2003 hiện hành quy định: "Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất". Nội dung này chưa hợp lý. Bởi lẽ, trên thực tế tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, người bị thu hồi đất không thể nhận tiền bồi thường ngay do phải hoàn thiện nhiều thủ tục liên quan. Thông thường phải mất 1-2 năm họ mới được nhận tiền bồi thường. Hơn nữa, giá đất do Nhà nước xác định tại thời điểm nhận tiền bồi thường khác so với giá đất tại thời điểm ra quyết định thu hồi đất, vì hằng năm, UBND cấp tỉnh điều chỉnh lại khung giá đất theo xu hướng "giá đất năm sau cao hơn giá đất năm trước" cho phù hợp sự biến động của thị trường. Vì vậy, người bị thu hồi đất luôn chịu thiệt thòi. Tham chiếu với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cho thấy, không có bổ sung đáng kể nào về vấn đề này khi quy định "giá đất để tính bồi thường được xác định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất". Như vậy, chắc chắn chưa thể đạt mục tiêu dung hòa lợi ích giữa Nhà nước với người sử dụng đất.
Dự kiến ngày 21-6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Như vậy, chỉ còn gần một tháng dành cho việc nghiên cứu, làm rõ hơn một số điểm còn có nhiều ý kiến trái chiều. Câu hỏi đặt ra là liệu cơ quan soạn thảo có tiếp thu và xây dựng được phương án phù hợp khắc phục được những hạn chế trên?
Theo Hà Nội Mới