Sáng 16/1/2013, hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2013 ngành Xây dựng đã được tổ chức tại Hà Nội và 63 điểm đầu cầu tại các tỉnh trong cả nước. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có đầy đủ các đồng chí Thứ trưởng, Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng cùng đại diện các Cục, Vụ, Viện, các TCT trực thuộc ngành Xây dựng, các Sở Xây dựng địa phương ...
Năm 2012 trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho cao; tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, thị trường bất động sản trầm lắng, chưa có khả năng phục hồi, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất và đầu tư phát triển; nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc bị giải thể, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của ngành Xây dựng, nhiều lao động mất việc làm.
Vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ được giao
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; dưới sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Xây dựng đã khẩn trương ban hành kịp thời các Chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các Nghị quyết nêu trên, nghiêm túc triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp của Chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực của Ngành, tập trung thực hiện các giải pháp mang tính đột phá về hoàn thiện thể chế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng; ưu tiên kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, bắt đầu từ tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Với sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, công chức trong Ngành từ Bộ đến các Sở, các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của Ngành; năm 2012, ngành Xây dựng đã từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào những chuyển biến tích cực của nền kinh tế cả nước: GDP tăng 5,03% so với năm 2011; lạm phát được kiềm chế ở mức 7,5%; xuất khẩu tăng cao, nhập siêu giảm; các cân đối về tiền tệ, tín dụng, tài chính được kiểm soát, mặt bằng lãi suất giảm dần, tỷ giá ổn định; nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định; sản xuất công nghiệp tăng khá trong các tháng gần đây; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện,...
Giá trị sản xuất xây dựng toàn Ngành (theo giá hiện hành): đạt khoảng 720.170 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2011 (trong đó khu vực nhà nước đạt 112.918 tỷ đồng, khu vực ngoài nhà nước đạt 583.136 tỷ đồng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24.116 tỷ đồng); Tỷ lệ đô thị hóa: 32%; Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt: khoảng 19,1m2 sàn/người (năm 2011 đạt 18,3m2 sàn/người); Tổng diện tích sàn nhà ở: đạt khoảng 75 triệu m2 sàn (trong đó: tại đô thị khoảng 35 triệu m2, tại nông thôn khoảng 40 triệu m2 sàn); diện tích nhà ở xã hội đạt khoảng 2,5 triệu m2; hỗ trợ khoảng 68 nghìn hộ nghèo cải thiện nhà ở;
Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị: đạt 100%; Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết 1/2000 (quy hoạch phân khu) so với diện tích đất xây dựng đô thị trung bình đạt: 55%; quy hoạch chi tiết đạt khoảng 25%; Tỷ lệ xã hoàn thành lập quy hoạch chung: 68%; Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung: 78%; Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải tại khu vực đô thị : 83,5%;
Tổng tiêu thụ sản phẩm xi măng toàn Ngành đạt 53,6 triệu tấn; trong đó tiêu thụ xi măng nội địa khoảng 45,5 triệu tấn, xuất khẩu đạt 8,1 triệu tấn; tồn kho của cả nước đến cuối tháng 12/2012 là 2,75 triệu tấn, trong đó có 650 nghìn tấn xi măng và 2,1 triệu tấn clanke;
Giá trị sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp thuộc Bộ ước đạt 158.338,1 tỷ đồng, bằng 98,2% so với kế hoạch, bằng 94% so với năm 2011; thực hiện đầu tư ước đạt 18.928,7 tỷ đồng, bằng 91,05% so với kế hoạch.
Đổi mới, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ, nâng cao chất lượng, phù hợp với thực tiễn, tạo ra những đột phá trong việc huy động các nguồn lực tham gia đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của Ngành, đặc biệt là lĩnh vực phát triển đô thị, phát triển nhà ở và kinh doanh bất động sản; Bộ Xây dựng tiếp tục tập trung chỉ đạo hoàn thành, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo 11 Nghị định, 08 Quyết định, 06 đề án và 01 Chỉ thị; trong đó năm 2012 đã có 02 Nghị định, 05 Quyết định, 02 Đề án, 01 Chỉ thị được ban hành. Ngoài ra, Bộ cũng đã ban hành theo thẩm quyền 11 Thông tư; 05 Quyết định về công bố, ban hành kế hoạch rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng, công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực pháp luật.
Thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Bộ Xây dựng đã phối hợp với cổng thông tin điện tử của Chính phủ để Bộ trưởng Bộ Xây dựng trực tiếp trả lời trực tuyến trong Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời”. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đã thường xuyên được cập nhật để các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tra cứu tham khảo; phối hợp và cung cấp tin cho Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, các báo, tạp chí khác để làm tư liệu xây dựng các chương trình thông tin tuyên truyền về pháp luật, giải đáp pháp luật của Ngành.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; xác định chủ đầu tư dự án sử dụng vốn NSNN, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý chi phí đầu tư XDCT, cấp giấy phép xây dựng, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam,…
Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo tiếp tục hoàn chỉnh Đề án Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng; soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; hoàn thành, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 về cấp giấy phép xây dựng, Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng (đang chờ ban hành); đã trình và được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 36/2012/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 về việc ban hành Quy chế Tổ chức Giải thưởng Quốc gia về chất lượng công trình xây dựng; Quyết định số 03/2012/QĐ-TTg ngày 16/01/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam đồng thời ban hành theo thẩm quyền Thông tư hướng dẫn thực hiện 02 Quyết định này.
Nghị định số 64/2012/NĐ-CP được Chính phủ ban hành là Nghị định đầu tiên quy định riêng về công tác cấp giấy phép xây dựng, theo tinh thần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, mở rộng một số trường hợp tạo điều kiện cho chủ đầu tư; đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng; quy định trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong công tác này để đảm bảo xây dựng tuân thủ theo quy hoạch, kiến trúc và các quy định của pháp luật liên quan. Bộ Xây dựng cũng đã kịp thời ban hành Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định này.
Với sự thay đổi căn bản cách tiếp cận, đổi mới tư tưởng về quản lý chất lượng công trình xây dựng, dự thảo Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đang trình Chính phủ (thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP và Nghị định số 49/2009/NĐ-CP) sau khi được ban hành sẽ là công cụ hữu hiệu để tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước về chất lượng các công trình, dự án nhất là đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành trong việc kiểm tra, kiểm soát các dự án đầu tư xây dựng nhất là trong khâu thẩm định, tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật của các dự án; đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm và nâng cao năng lực của chủ thể, bao gồm cả các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động đầu tư xây dựng, đặc biệt là chủ đầu tư dự án sử dụng vốn NSNN.
Tiếp tục nghiên cứu Đề án Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong đầu tư xây dựng và phát triển đô thị; nghiên cứu cơ chế chính sách cho việc thực hiện cơ chế hợp tác Công - Tư (PPP) trong các lĩnh vực của Ngành; hoàn thiện các quy định về hợp đồng xây dựng cho phù hợp với điều kiện của thị trường Việt Nam và hội nhập quốc tế nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư các dự án, đặc biệt là dự án sử dụng vốn ngân sách.
Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, Bộ đã tập trung hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư và nhà thầu xử lý các tình huống vướng mắc trong quản lý các dự án, quản lý hợp đồng xây dựng. Đối với việc điều chỉnh tổng mức đầu tư do giá cả xây dựng tăng ngoài tầm kiểm soát, Bộ Xây dựng đã tập hợp ý kiến các Bộ ngành, địa phương, báo cáo Chính phủ xem xét, giải quyết ; tập trung hướng dẫn xử lý vướng mắc do biến động giá cho các dự án: Thuỷ điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Lọc dầu Dung Quất, Nhiệt điện Vũng Áng, Khí điện đạm Cà Mau, dự án thoát nước Bắc Giang, dự án trung tâm truyền hình Việt Nam và một số dự án giao thông quan trọng,…
Năm 2012, Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng đã tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở cho khoảng 3.000 dự án; qua đó cho thấy, việc tham gia ý kiến thiết kế cơ sở được thực hiện tốt, đảm bảo thời gian và chất lượng, giúp các nhà đầu tư thực hiện đúng các quy định về đầu tư xây dựng.
Triển khai việc lập và công bố chỉ số giá xây dựng, đến nay đã có 39/63 tỉnh, thành phố công bố chỉ số giá xây dựng; tập trung rà soát, sửa đổi hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật như Suất vốn đầu tư, định mức dự toán xây dựng, định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, định mức chi phí quy hoạch xây dựng và đô thị đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí .
Năm 2012, theo thống kê chưa đầy đủ, số lượng công trình xây dựng trên toàn quốc khoảng 51.600 công trình. Chất lượng các công trình xây dựng cơ bản đảm bảo, xu hướng chất lượng ngày một nâng cao và được kiểm soát tốt hơn qua việc kiểm tra, nắm tình hình chất lượng của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở Trung ương, địa phương và hoạt động của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng (HĐNTNN).
Hầu hết các công trình xây dựng đã hoàn thành được nghiệm thu đưa vào sử dụng đều đảm bảo chất lượng, phù hợp với công năng, yêu cầu thiết kế đã được phê duyệt. Các công trình đang triển khai thi công xây lắp về cơ bản đã được kiểm soát, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đạt yêu cầu thiết kế, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, không có sự cố lớn về chất lượng.
Thông qua hoạt động của HĐNTNN, năm 2012, Bộ Xây dựng đã giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm soát chất lượng trên 50 công trình trọng điểm, công trình quan trọng quốc gia; tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề tồn tại của một số công trình: Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Sơn La, hầm Thủ Thiêm,...; đối với Thủy điện Sơn La, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cộng đồng, lần đầu tiên Bộ Xây dựng và HĐNTNN đã thuê tư vấn nước ngoài kiểm tra độc lập trước khi nghiệm thu, đưa vào khai thác và sử dụng.
Đến nay, đã có 54/63 tỉnh tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; 100% các đô thị có quy hoạch chung được duyệt; 14/15 khu kinh tế ven biển đã phê duyệt đồ án quy hoạch, 01 khu kinh tế đã phê duyệt nhiệm vụ; 10/28 khu kinh tế cửa khẩu đã phê duyệt đồ án quy hoạch, 03 khu kinh tế cửa khẩu đã phê duyệt nhiệm vụ; 3/3 khu công nghệ cao đã được phê duyệt đồ án quy hoạch.
Đổi mới chiến lược về nhà ở
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Hậu quả của thị trường bất động sản có nguyên nhân phát triển đô thị không đồng đều, thiếu bền vững; kiểm soát đô thi theo bề rộng, không căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển... Tình trạng trên dẫn đến việc thừa dự án, thiếu công trình hạ tầng kỹ thuật, thiếu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân, nhất là người có thu nhập thấp.
Năm 2013, trên cơ sở Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 14/1/2013, Nghị đình này được coi là nghị định gốc của mọi vấn đề trên tinh thần sửa đổi Luật xây dựng; Nghị định sửa đổi quản lý phát triển đô thị làm rõ vai trò quản lý nhà nước trong việc phát triển đô thị, gắn chiến lươc nhà ở với việc phát triển mạnh nhà ở xã hội, khắc phục tình trạng lệch pha cung cầu như hiện nay, ế thừa sản phẩm cao cấp, thiếu sản phẩm cho người nghèo và người thuộc diện chính sách xã hội...
Nêu rõ nhà ở cho người nghèo gồm 8 đối tượng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định, nếu phát triển theo hướng này, các doanh nghiệp vật liệu xây dựng cũng phát triển vì hầu hết nhà ở xã hội đều sử dụng vật liệu trong nước. Và như vậy sẽ giải quyết được việc làm, người nghèo có nhà ở, đạt được cả mục tiêu kinh tế, xã hội và nhân văn- Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Nội dung kiểm soát, nâng cao chất lượng các công trình, quy định rõ quyền và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan tham mưu, các sở, địa phương, Bộ Xây dựng đã thông qua nhiệm vụ năm 2013 với nhiều nhóm giải pháp mạnh. Trong đó, tập trung vào việc đổi mới nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ các dự án; tập trung thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia nhằm tăng nhanh diện tích nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Năm 2012 trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho cao; tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, thị trường bất động sản trầm lắng, chưa có khả năng phục hồi, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất và đầu tư phát triển; nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc bị giải thể, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của ngành Xây dựng, nhiều lao động mất việc làm.
Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Bộ Xây dựng tổ chức sáng 16/1/2013
Vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ được giao
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; dưới sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Xây dựng đã khẩn trương ban hành kịp thời các Chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các Nghị quyết nêu trên, nghiêm túc triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp của Chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực của Ngành, tập trung thực hiện các giải pháp mang tính đột phá về hoàn thiện thể chế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng; ưu tiên kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, bắt đầu từ tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Với sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, công chức trong Ngành từ Bộ đến các Sở, các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của Ngành; năm 2012, ngành Xây dựng đã từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào những chuyển biến tích cực của nền kinh tế cả nước: GDP tăng 5,03% so với năm 2011; lạm phát được kiềm chế ở mức 7,5%; xuất khẩu tăng cao, nhập siêu giảm; các cân đối về tiền tệ, tín dụng, tài chính được kiểm soát, mặt bằng lãi suất giảm dần, tỷ giá ổn định; nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định; sản xuất công nghiệp tăng khá trong các tháng gần đây; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện,...
Giá trị sản xuất xây dựng toàn Ngành (theo giá hiện hành): đạt khoảng 720.170 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2011 (trong đó khu vực nhà nước đạt 112.918 tỷ đồng, khu vực ngoài nhà nước đạt 583.136 tỷ đồng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24.116 tỷ đồng); Tỷ lệ đô thị hóa: 32%; Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt: khoảng 19,1m2 sàn/người (năm 2011 đạt 18,3m2 sàn/người); Tổng diện tích sàn nhà ở: đạt khoảng 75 triệu m2 sàn (trong đó: tại đô thị khoảng 35 triệu m2, tại nông thôn khoảng 40 triệu m2 sàn); diện tích nhà ở xã hội đạt khoảng 2,5 triệu m2; hỗ trợ khoảng 68 nghìn hộ nghèo cải thiện nhà ở;
Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị: đạt 100%; Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết 1/2000 (quy hoạch phân khu) so với diện tích đất xây dựng đô thị trung bình đạt: 55%; quy hoạch chi tiết đạt khoảng 25%; Tỷ lệ xã hoàn thành lập quy hoạch chung: 68%; Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung: 78%; Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải tại khu vực đô thị : 83,5%;
Tổng tiêu thụ sản phẩm xi măng toàn Ngành đạt 53,6 triệu tấn; trong đó tiêu thụ xi măng nội địa khoảng 45,5 triệu tấn, xuất khẩu đạt 8,1 triệu tấn; tồn kho của cả nước đến cuối tháng 12/2012 là 2,75 triệu tấn, trong đó có 650 nghìn tấn xi măng và 2,1 triệu tấn clanke;
Giá trị sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp thuộc Bộ ước đạt 158.338,1 tỷ đồng, bằng 98,2% so với kế hoạch, bằng 94% so với năm 2011; thực hiện đầu tư ước đạt 18.928,7 tỷ đồng, bằng 91,05% so với kế hoạch.
Năm 2013, Bộ Xây dựng sẽ tăng cường kiểm soát, khắc phục tình trạng ế thừa nhà chất lượng cao
Đổi mới, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ, nâng cao chất lượng, phù hợp với thực tiễn, tạo ra những đột phá trong việc huy động các nguồn lực tham gia đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của Ngành, đặc biệt là lĩnh vực phát triển đô thị, phát triển nhà ở và kinh doanh bất động sản; Bộ Xây dựng tiếp tục tập trung chỉ đạo hoàn thành, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo 11 Nghị định, 08 Quyết định, 06 đề án và 01 Chỉ thị; trong đó năm 2012 đã có 02 Nghị định, 05 Quyết định, 02 Đề án, 01 Chỉ thị được ban hành. Ngoài ra, Bộ cũng đã ban hành theo thẩm quyền 11 Thông tư; 05 Quyết định về công bố, ban hành kế hoạch rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng, công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực pháp luật.
Thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Bộ Xây dựng đã phối hợp với cổng thông tin điện tử của Chính phủ để Bộ trưởng Bộ Xây dựng trực tiếp trả lời trực tuyến trong Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời”. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đã thường xuyên được cập nhật để các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tra cứu tham khảo; phối hợp và cung cấp tin cho Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, các báo, tạp chí khác để làm tư liệu xây dựng các chương trình thông tin tuyên truyền về pháp luật, giải đáp pháp luật của Ngành.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; xác định chủ đầu tư dự án sử dụng vốn NSNN, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý chi phí đầu tư XDCT, cấp giấy phép xây dựng, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam,…
Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo tiếp tục hoàn chỉnh Đề án Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng; soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; hoàn thành, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 về cấp giấy phép xây dựng, Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng (đang chờ ban hành); đã trình và được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 36/2012/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 về việc ban hành Quy chế Tổ chức Giải thưởng Quốc gia về chất lượng công trình xây dựng; Quyết định số 03/2012/QĐ-TTg ngày 16/01/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam đồng thời ban hành theo thẩm quyền Thông tư hướng dẫn thực hiện 02 Quyết định này.
Nghị định số 64/2012/NĐ-CP được Chính phủ ban hành là Nghị định đầu tiên quy định riêng về công tác cấp giấy phép xây dựng, theo tinh thần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, mở rộng một số trường hợp tạo điều kiện cho chủ đầu tư; đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng; quy định trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong công tác này để đảm bảo xây dựng tuân thủ theo quy hoạch, kiến trúc và các quy định của pháp luật liên quan. Bộ Xây dựng cũng đã kịp thời ban hành Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định này.
Với sự thay đổi căn bản cách tiếp cận, đổi mới tư tưởng về quản lý chất lượng công trình xây dựng, dự thảo Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đang trình Chính phủ (thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP và Nghị định số 49/2009/NĐ-CP) sau khi được ban hành sẽ là công cụ hữu hiệu để tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước về chất lượng các công trình, dự án nhất là đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành trong việc kiểm tra, kiểm soát các dự án đầu tư xây dựng nhất là trong khâu thẩm định, tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật của các dự án; đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm và nâng cao năng lực của chủ thể, bao gồm cả các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động đầu tư xây dựng, đặc biệt là chủ đầu tư dự án sử dụng vốn NSNN.
Tiếp tục nghiên cứu Đề án Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong đầu tư xây dựng và phát triển đô thị; nghiên cứu cơ chế chính sách cho việc thực hiện cơ chế hợp tác Công - Tư (PPP) trong các lĩnh vực của Ngành; hoàn thiện các quy định về hợp đồng xây dựng cho phù hợp với điều kiện của thị trường Việt Nam và hội nhập quốc tế nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư các dự án, đặc biệt là dự án sử dụng vốn ngân sách.
Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, Bộ đã tập trung hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư và nhà thầu xử lý các tình huống vướng mắc trong quản lý các dự án, quản lý hợp đồng xây dựng. Đối với việc điều chỉnh tổng mức đầu tư do giá cả xây dựng tăng ngoài tầm kiểm soát, Bộ Xây dựng đã tập hợp ý kiến các Bộ ngành, địa phương, báo cáo Chính phủ xem xét, giải quyết ; tập trung hướng dẫn xử lý vướng mắc do biến động giá cho các dự án: Thuỷ điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Lọc dầu Dung Quất, Nhiệt điện Vũng Áng, Khí điện đạm Cà Mau, dự án thoát nước Bắc Giang, dự án trung tâm truyền hình Việt Nam và một số dự án giao thông quan trọng,…
Năm 2012, Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng đã tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở cho khoảng 3.000 dự án; qua đó cho thấy, việc tham gia ý kiến thiết kế cơ sở được thực hiện tốt, đảm bảo thời gian và chất lượng, giúp các nhà đầu tư thực hiện đúng các quy định về đầu tư xây dựng.
Triển khai việc lập và công bố chỉ số giá xây dựng, đến nay đã có 39/63 tỉnh, thành phố công bố chỉ số giá xây dựng; tập trung rà soát, sửa đổi hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật như Suất vốn đầu tư, định mức dự toán xây dựng, định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, định mức chi phí quy hoạch xây dựng và đô thị đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí .
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định, năm 2013, sẽ tập trung vào Chiến lược nhà ở cho người thu nhập thấp
Năm 2012, theo thống kê chưa đầy đủ, số lượng công trình xây dựng trên toàn quốc khoảng 51.600 công trình. Chất lượng các công trình xây dựng cơ bản đảm bảo, xu hướng chất lượng ngày một nâng cao và được kiểm soát tốt hơn qua việc kiểm tra, nắm tình hình chất lượng của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở Trung ương, địa phương và hoạt động của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng (HĐNTNN).
Hầu hết các công trình xây dựng đã hoàn thành được nghiệm thu đưa vào sử dụng đều đảm bảo chất lượng, phù hợp với công năng, yêu cầu thiết kế đã được phê duyệt. Các công trình đang triển khai thi công xây lắp về cơ bản đã được kiểm soát, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đạt yêu cầu thiết kế, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, không có sự cố lớn về chất lượng.
Thông qua hoạt động của HĐNTNN, năm 2012, Bộ Xây dựng đã giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm soát chất lượng trên 50 công trình trọng điểm, công trình quan trọng quốc gia; tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề tồn tại của một số công trình: Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Sơn La, hầm Thủ Thiêm,...; đối với Thủy điện Sơn La, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cộng đồng, lần đầu tiên Bộ Xây dựng và HĐNTNN đã thuê tư vấn nước ngoài kiểm tra độc lập trước khi nghiệm thu, đưa vào khai thác và sử dụng.
Đến nay, đã có 54/63 tỉnh tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; 100% các đô thị có quy hoạch chung được duyệt; 14/15 khu kinh tế ven biển đã phê duyệt đồ án quy hoạch, 01 khu kinh tế đã phê duyệt nhiệm vụ; 10/28 khu kinh tế cửa khẩu đã phê duyệt đồ án quy hoạch, 03 khu kinh tế cửa khẩu đã phê duyệt nhiệm vụ; 3/3 khu công nghệ cao đã được phê duyệt đồ án quy hoạch.
Đổi mới chiến lược về nhà ở
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Hậu quả của thị trường bất động sản có nguyên nhân phát triển đô thị không đồng đều, thiếu bền vững; kiểm soát đô thi theo bề rộng, không căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển... Tình trạng trên dẫn đến việc thừa dự án, thiếu công trình hạ tầng kỹ thuật, thiếu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân, nhất là người có thu nhập thấp.
Năm 2013, trên cơ sở Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 14/1/2013, Nghị đình này được coi là nghị định gốc của mọi vấn đề trên tinh thần sửa đổi Luật xây dựng; Nghị định sửa đổi quản lý phát triển đô thị làm rõ vai trò quản lý nhà nước trong việc phát triển đô thị, gắn chiến lươc nhà ở với việc phát triển mạnh nhà ở xã hội, khắc phục tình trạng lệch pha cung cầu như hiện nay, ế thừa sản phẩm cao cấp, thiếu sản phẩm cho người nghèo và người thuộc diện chính sách xã hội...
Nêu rõ nhà ở cho người nghèo gồm 8 đối tượng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định, nếu phát triển theo hướng này, các doanh nghiệp vật liệu xây dựng cũng phát triển vì hầu hết nhà ở xã hội đều sử dụng vật liệu trong nước. Và như vậy sẽ giải quyết được việc làm, người nghèo có nhà ở, đạt được cả mục tiêu kinh tế, xã hội và nhân văn- Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Nội dung kiểm soát, nâng cao chất lượng các công trình, quy định rõ quyền và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan tham mưu, các sở, địa phương, Bộ Xây dựng đã thông qua nhiệm vụ năm 2013 với nhiều nhóm giải pháp mạnh. Trong đó, tập trung vào việc đổi mới nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ các dự án; tập trung thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia nhằm tăng nhanh diện tích nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Theo GTVT