Trao đổi với báo giới sau những đợt hạ giá căn hộ, ông Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam (ảnh dưới) cho biết: Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn hơi lệch lạc và méo mó.
Trong thời gian trước, các doanh nghiệp đua nhau đầu tư phân khúc cao cấp, rất ít đơn vị xây dựng nhà ở giá trung bình và gần như bỏ qua phân khúc nhà giá rẻ. Nguyên nhân do các doanh nghiệp trong nước thường đầu tư theo phong trào, chứ chưa dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, chưa có chiến lược dài hạn.
Trong giai đoạn trước, phân khúc nhà ở cao cấp có thể mang lại lợi nhuận 200 - 300% nên rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Đến khi nền kinh tế có tốc độ phát triển chậm lại, nhu cầu về nhà ở cao cấp rất ít nên phân khúc này lâm vào khó khăn.
Ở Mỹ từ cách đây vài năm, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã chấp nhận cắt lỗ, giảm giá đến 50% thì việc các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước sức ép trả nợ ngân hàng, buộc phải giảm giá là điều dễ hiểu. Đáng lẽ, giá bất động sản ở ta phải hạ từ sớm, chứ không phải đợi đến năm nay. Nhưng theo tôi, giá bất động sản tại Việt Nam vẫn quá cao. Nguyên nhân có nhiều, song cái chính vẫn do việc "bôi trơn" đã làm tăng giá đất đô thị. Để góp phần hạ thấp giá nhà, cần triệt tiêu, hoặc ít nhất là hạn chế chi phí "bôi trơn". Cách tốt nhất là dùng chế độ dự trữ đất đai.
Trong giai đoạn trước, phân khúc nhà ở cao cấp có thể mang lại lợi nhuận 200 - 300% nên rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Đến khi nền kinh tế có tốc độ phát triển chậm lại, nhu cầu về nhà ở cao cấp rất ít nên phân khúc này lâm vào khó khăn.
Ở Mỹ từ cách đây vài năm, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã chấp nhận cắt lỗ, giảm giá đến 50% thì việc các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước sức ép trả nợ ngân hàng, buộc phải giảm giá là điều dễ hiểu. Đáng lẽ, giá bất động sản ở ta phải hạ từ sớm, chứ không phải đợi đến năm nay. Nhưng theo tôi, giá bất động sản tại Việt Nam vẫn quá cao. Nguyên nhân có nhiều, song cái chính vẫn do việc "bôi trơn" đã làm tăng giá đất đô thị. Để góp phần hạ thấp giá nhà, cần triệt tiêu, hoặc ít nhất là hạn chế chi phí "bôi trơn". Cách tốt nhất là dùng chế độ dự trữ đất đai.
Theo KTĐT