Đến năm 2015, nhu cầu chỗ ở cho công nhân cả nước lên đến 2,65 triệu người, cần 21,2 triệu m2 sàn, song hiện nguồn cung vẫn rất khiêm tốn. Thách thức càng lớn khi địa phương lo chưa tới còn doanh nghiệp lơ là thị phần này.
Tại hội thảo Nhà ở công nhân thực trạng và giải pháp diễn ra hôm nay ở Bình Dương, nhiều chuyên gia, cơ quan quản lý đầu ngành xây dựng đã xoáy vào câu chuyện còn thiếu cơ chế chính sách ưu đãi doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân nên thị trường này bị bỏ ngỏ.
Khu nhà ở công nhân được xây dựng tại Đông Anh, Hà NộiTheo số liệu của Bộ Xây dựng, cả nước có 260 khu công nghiệp rộng 72.000 ha với 174 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Tính đến năm 2015, nhu cầu về chỗ ở cho công nhân khu công nghiệp lên đến 2,65 triệu người, cần 21,2 triệu m2 sàn. Tuy nhiên, hiện chỉ có 20% công nhân có chỗ ở ổn định, 80% phải thuê nhà trọ không đạt tiêu chuẩn với giá 1,5-2 triệu đồng một tháng và đa phần những người này đều là công nhân ngoại tỉnh. Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay, doanh nghiệp khá thờ ơ với loại hình kinh doanh cho thuê hoặc xây nhà ở cho công nhân.
Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, hiện tỉnh có 61 dự án đăng ký xây nhà ở cho công nhân, tuy nhiên chỉ có 17 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng. Số còn lại chỉ dừng lại ở thủ tục đăng ký, giới thiệu địa điểm, giải phóng mặt bằng... Tình trạng các doanh nghiệp đăng ký đầu tư loại hình nhà ở cho công nhân, sau khi được thuận địa điểm thì không tiếp tục triển khai dự án xảy ra khá nhiều. Cũng có trường hợp doanh nghiệp đăng ký đầu tư nhà ở thương mại kết hợp nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, thu nhập thấp nhưng chủ yếu chỉ tập trung xây dựng nhà ở thương mại.
Theo đại diện Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, một trong những nguyên nhân khiến cho các dự án nhà ở cho công nhân không thu hút nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia vì họ chưa tiếp cận được nguồn vốn và các chính sách ưu đãi. Vị này kiến nghị Chính phủ sớm ban hành hướng dẫn thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở để giải quyết cho các đối tượng công nhân, người thu nhập thấp vay vốn mua nhà.
Trong khi đó, tình hình tại TP HCM cũng không khá hơn là bao. Tại hội thảo, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP HCM Nguyễn Văn Danh cho biết: "Nhu cầu nhà ở công nhân trên địa bàn thành phố hiện nay rất lớn nhưng việc triển khai xây dựng chưa đáp ứng được. Doanh nghiệp cũng không mạnh tay với hình thức đầu tư này".
Thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố, TP HCM hiện có 3 khu chế xuất và 10 khu công nghiệp được hình thành và phát triển với 1.216 dự án đầu tư còn hiệu lực. Tổng số công nhân trên địa bàn hiện lên đến 1,9 triệu người, trong đó có khoảng 1,33 triệu công nhân đến từ các tỉnh khác và 50% trong số họ có nhu cầu thuê nhà ở. Tuy nhiên, nguồn cung nhà ở công nhân vẫn còn rất hạn chế so với nhu cầu. Hiện các khu nhà trọ tư nhân cho thuê không đạt chuẩn về phòng cháy chữa cháy, bẩn chật với giá thành cao.
Theo ông Danh, nguyên nhân doanh nghiệp chưa mặn mà xây nhà công nhân vì hình thức đầu tư này hiệu quả không cao, thu hồi vốn chậm. Nếu đầu tư với quy mô hoàn chỉnh, đảm bảo điều kiện ăn ở, sinh hoạt thì thời gian thu hồi vốn kéo dài hàng chục năm. Cũng chính vì vậy nên doanh nghiệp đầu tư xây dựng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
Lãnh đạo Sở Xây dựng TP HCM cho rằng cần có chính sách hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp vay vốn hoặc xây dựng mới nhà trọ cho công nhân thuê với mức lãi suất ưu đãi để thúc đẩy các thành phần cùng tham gia vào thị trường này.
Tại Bình Dương cũng không có nhiều doanh nghiệp nhảy vào thị trường xây nhà cho công nhân. Mới đây, Công ty Becamex IDC đang xây dựng đề án nhà ở xã hội Becamex với 64.700 căn hộ theo hình thức xây đến đâu bán đến đấy, trong đó có nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cho rằng, bên cạnh nguồn vốn tự có của người lao động (khoảng 30-50% giá trị nhà), Nhà nước cần sớm hỗ trợ 30-50% vốn để người dân mua được nhà với lãi suất thấp. Nguồn vốn cho vay này có thể trích từ các quỹ phát triển nhà ở, quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hỗ trợ người nghèo...
Khu nhà ở công nhân được xây dựng tại Bình DươngĐại diện Công ty Vinaconex phân tích, các chương trình nhà ở cho công nhân cần được sự đồng thuận của 5 thành phần. Đó là nhà nước (hỗ trợ chính sách), tổ chức tín dụng (ưu đãi vay vốn), doanh nghiệp sử dụng lao động (giúp công nhân chỗ ở), nhà đầu tư (giá thành hợp lý). Cuối cùng là người lao động phải chủ động tích lũy tài chính để thuê hoặc mua nhà nhằm ổn định cuộc sống.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Trịnh Đình Dũng nhận xét: "Áp lực về nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp là trách nhiệm của nhiều thành phần. Trong đó, trước tiên, doanh nghiệp sử dụng lao động phải có trách nhiệm tạo chỗ ở cho công nhân của mình".
Theo ông Dũng, Bộ Xây dựng sẽ chủ động hỗ trợ các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân thông qua việc tháo gỡ những vướng mắc, đề xuất các chính sách ưu đãi đồng thời khuyến khích các công ty nhà nước tham gia vào những dự án nhà ở xã hội.
Ông Dũng cho biết thêm, sau hội thảo này, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nhận các ý kiến đóng góp và đề xuất của doanh nghiệp để tham mưu xây dựng đề án chương trình nhà ở xã hội, trong đó có chương trình nhà ở cho công nhân.
Khu nhà ở công nhân được xây dựng tại Đông Anh, Hà Nội
Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, hiện tỉnh có 61 dự án đăng ký xây nhà ở cho công nhân, tuy nhiên chỉ có 17 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng. Số còn lại chỉ dừng lại ở thủ tục đăng ký, giới thiệu địa điểm, giải phóng mặt bằng... Tình trạng các doanh nghiệp đăng ký đầu tư loại hình nhà ở cho công nhân, sau khi được thuận địa điểm thì không tiếp tục triển khai dự án xảy ra khá nhiều. Cũng có trường hợp doanh nghiệp đăng ký đầu tư nhà ở thương mại kết hợp nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, thu nhập thấp nhưng chủ yếu chỉ tập trung xây dựng nhà ở thương mại.
Theo đại diện Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, một trong những nguyên nhân khiến cho các dự án nhà ở cho công nhân không thu hút nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia vì họ chưa tiếp cận được nguồn vốn và các chính sách ưu đãi. Vị này kiến nghị Chính phủ sớm ban hành hướng dẫn thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở để giải quyết cho các đối tượng công nhân, người thu nhập thấp vay vốn mua nhà.
Trong khi đó, tình hình tại TP HCM cũng không khá hơn là bao. Tại hội thảo, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP HCM Nguyễn Văn Danh cho biết: "Nhu cầu nhà ở công nhân trên địa bàn thành phố hiện nay rất lớn nhưng việc triển khai xây dựng chưa đáp ứng được. Doanh nghiệp cũng không mạnh tay với hình thức đầu tư này".
Thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố, TP HCM hiện có 3 khu chế xuất và 10 khu công nghiệp được hình thành và phát triển với 1.216 dự án đầu tư còn hiệu lực. Tổng số công nhân trên địa bàn hiện lên đến 1,9 triệu người, trong đó có khoảng 1,33 triệu công nhân đến từ các tỉnh khác và 50% trong số họ có nhu cầu thuê nhà ở. Tuy nhiên, nguồn cung nhà ở công nhân vẫn còn rất hạn chế so với nhu cầu. Hiện các khu nhà trọ tư nhân cho thuê không đạt chuẩn về phòng cháy chữa cháy, bẩn chật với giá thành cao.
Theo ông Danh, nguyên nhân doanh nghiệp chưa mặn mà xây nhà công nhân vì hình thức đầu tư này hiệu quả không cao, thu hồi vốn chậm. Nếu đầu tư với quy mô hoàn chỉnh, đảm bảo điều kiện ăn ở, sinh hoạt thì thời gian thu hồi vốn kéo dài hàng chục năm. Cũng chính vì vậy nên doanh nghiệp đầu tư xây dựng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
Lãnh đạo Sở Xây dựng TP HCM cho rằng cần có chính sách hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp vay vốn hoặc xây dựng mới nhà trọ cho công nhân thuê với mức lãi suất ưu đãi để thúc đẩy các thành phần cùng tham gia vào thị trường này.
Tại Bình Dương cũng không có nhiều doanh nghiệp nhảy vào thị trường xây nhà cho công nhân. Mới đây, Công ty Becamex IDC đang xây dựng đề án nhà ở xã hội Becamex với 64.700 căn hộ theo hình thức xây đến đâu bán đến đấy, trong đó có nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cho rằng, bên cạnh nguồn vốn tự có của người lao động (khoảng 30-50% giá trị nhà), Nhà nước cần sớm hỗ trợ 30-50% vốn để người dân mua được nhà với lãi suất thấp. Nguồn vốn cho vay này có thể trích từ các quỹ phát triển nhà ở, quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hỗ trợ người nghèo...
Khu nhà ở công nhân được xây dựng tại Bình Dương
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Trịnh Đình Dũng nhận xét: "Áp lực về nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp là trách nhiệm của nhiều thành phần. Trong đó, trước tiên, doanh nghiệp sử dụng lao động phải có trách nhiệm tạo chỗ ở cho công nhân của mình".
Theo ông Dũng, Bộ Xây dựng sẽ chủ động hỗ trợ các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân thông qua việc tháo gỡ những vướng mắc, đề xuất các chính sách ưu đãi đồng thời khuyến khích các công ty nhà nước tham gia vào những dự án nhà ở xã hội.
Ông Dũng cho biết thêm, sau hội thảo này, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nhận các ý kiến đóng góp và đề xuất của doanh nghiệp để tham mưu xây dựng đề án chương trình nhà ở xã hội, trong đó có chương trình nhà ở cho công nhân.
Theo Vnexpress