Thị trường bất động sản (BĐS) khởi sắc, sự lưu thông trên thị trường đã trở lại thay cho tình trạng đóng băng. Tuy nhiên, cơ hội không trải đều cho tất cả các phân khúc và không phải doanh nghiệp nào cũng trụ lại được với thị trường.
Nhường chỗ cho nhà đầu tư chuyên nghiệp
Trong báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng về thị trường BĐS, mặc dù đưa ra những đánh giá khả quan về thị trường nhưng Bộ đã lên tiếng cảnh báo, các nhà đầu tư không có năng lực tài chính và kinh nghiệm, đầu tư các dự án không phù hợp với nhu cầu của thị trường hoặc có lượng vốn vay lớn sẽ tiếp tục gặp khó khăn, thậm chí sẽ phải rời bỏ "cuộc chơi" nhường chỗ cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Xu hướng này sẽ có lợi cho người mua nhà vì những dự án do các nhà đầu tư chuyên nghiệp thực hiện sẽ có giá cả hợp lý, chất lượng xây dựng, chất lượng quản lý sẽ tốt hơn.
Bộ Xây dựng cho rằng, trong năm 2014, việc quyết định cho phép đầu tư các dự án kinh doanh BĐS mới của chính quyền địa phương và quyết định đầu tư vào lĩnh vực BĐS của các doanh nghiệp sẽ được xem xét thận trọng và kỹ càng hơn. Một số địa phương đã tạm ngừng việc xem xét cho phép triển khai các dự án mới. Vì vậy, xu thế chuyển nhượng toàn bộ, từng phần dự án phát triển BĐS (kể cả cho các doanh nghiệp nước ngoài) và mua bán sáp nhập giữa các chủ đầu tư với nhau sẽ phổ biến hơn trong năm 2014.
Những điều kiện kinh tế vĩ mô đang được cải thiện sẽ hỗ trợ thị trường BĐS năm 2014. Các Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi, nhiều cơ chế ưu đãi như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng cho nhà ở xã hội đã có hiệu lực thi hành, cùng với gói hỗ trợ tín dụng để thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội và nhà thương mại diện tích nhỏ, giá bán thấp theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ được vận hành trơn chu hơn. Bởi vậy, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đánh giá rằng, ngay cả trong phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp, sẽ sớm xuất hiện cuộc cạnh tranh giữa các dự án, các doanh nghiệp. Lợi thế sẽ thuộc về các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, sử dụng vật liệu, giải pháp thiết kế và có năng lực tài chính, tạo điều kiện cho người mua nhà trong việc thanh toán.
Đề nghị không phê duyệt dự án mới
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, Bộ Xây dựng đã đề nghị với Chính phủ yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao tại Chỉ thị 2196/CT-TTg ngày 6/12/2011 về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS. Trong đó cần khẩn trương, nghiêm túc rà soát các dự án phát triển BĐS trên địa bàn để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, những dự án cần phải điều chỉnh, chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và kiên quyết tạm dừng, dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như nhu cầu của địa phương. Các dự án đã GPMB nhưng không phù hợp với nhu cầu và kế hoạch phát triển của địa phương thì tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn và cho phép chủ đầu tư tổ chức khai thác kinh doanh tạm (chuyển mục đích tạm thời: Bãi đỗ xe, kho tàng...) không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Đặc biệt, Bộ đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương không cấp phép đầu tư mới đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, các dự án khu đô thị mới trong năm 2014. Trường hợp đặc biệt, các địa phương phải thống nhất với Bộ và báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, Bộ cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới đã qua phân loại được đưa vào diện tiếp tục triển khai mà chủ đầu tư hiện đang nợ tiền sử dụng đất, chưa thực hiện kinh doanh (chưa bán hoặc chưa huy động vốn) nhưng giá thị trường hiện tại thấp hơn suất đầu tư (bao gồm chi phí bồi thường GPMB, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng, chi phí đầu tư công trình, tiền sử dụng đất) thì được phép tính lại tiền sử dụng đất phải nộp theo mặt bằng giá thị trường hiện nay và không phải nộp phạt do chậm nộp tiền sử dụng đất.
Trong báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng về thị trường BĐS, mặc dù đưa ra những đánh giá khả quan về thị trường nhưng Bộ đã lên tiếng cảnh báo, các nhà đầu tư không có năng lực tài chính và kinh nghiệm, đầu tư các dự án không phù hợp với nhu cầu của thị trường hoặc có lượng vốn vay lớn sẽ tiếp tục gặp khó khăn, thậm chí sẽ phải rời bỏ "cuộc chơi" nhường chỗ cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Xu hướng này sẽ có lợi cho người mua nhà vì những dự án do các nhà đầu tư chuyên nghiệp thực hiện sẽ có giá cả hợp lý, chất lượng xây dựng, chất lượng quản lý sẽ tốt hơn.
Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính. Ảnh: Yên Chi
Bộ Xây dựng cho rằng, trong năm 2014, việc quyết định cho phép đầu tư các dự án kinh doanh BĐS mới của chính quyền địa phương và quyết định đầu tư vào lĩnh vực BĐS của các doanh nghiệp sẽ được xem xét thận trọng và kỹ càng hơn. Một số địa phương đã tạm ngừng việc xem xét cho phép triển khai các dự án mới. Vì vậy, xu thế chuyển nhượng toàn bộ, từng phần dự án phát triển BĐS (kể cả cho các doanh nghiệp nước ngoài) và mua bán sáp nhập giữa các chủ đầu tư với nhau sẽ phổ biến hơn trong năm 2014.
Những điều kiện kinh tế vĩ mô đang được cải thiện sẽ hỗ trợ thị trường BĐS năm 2014. Các Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi, nhiều cơ chế ưu đãi như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng cho nhà ở xã hội đã có hiệu lực thi hành, cùng với gói hỗ trợ tín dụng để thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội và nhà thương mại diện tích nhỏ, giá bán thấp theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ được vận hành trơn chu hơn. Bởi vậy, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đánh giá rằng, ngay cả trong phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp, sẽ sớm xuất hiện cuộc cạnh tranh giữa các dự án, các doanh nghiệp. Lợi thế sẽ thuộc về các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, sử dụng vật liệu, giải pháp thiết kế và có năng lực tài chính, tạo điều kiện cho người mua nhà trong việc thanh toán.
Đề nghị không phê duyệt dự án mới
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, Bộ Xây dựng đã đề nghị với Chính phủ yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao tại Chỉ thị 2196/CT-TTg ngày 6/12/2011 về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS. Trong đó cần khẩn trương, nghiêm túc rà soát các dự án phát triển BĐS trên địa bàn để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, những dự án cần phải điều chỉnh, chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và kiên quyết tạm dừng, dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như nhu cầu của địa phương. Các dự án đã GPMB nhưng không phù hợp với nhu cầu và kế hoạch phát triển của địa phương thì tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn và cho phép chủ đầu tư tổ chức khai thác kinh doanh tạm (chuyển mục đích tạm thời: Bãi đỗ xe, kho tàng...) không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Đặc biệt, Bộ đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương không cấp phép đầu tư mới đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, các dự án khu đô thị mới trong năm 2014. Trường hợp đặc biệt, các địa phương phải thống nhất với Bộ và báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, Bộ cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới đã qua phân loại được đưa vào diện tiếp tục triển khai mà chủ đầu tư hiện đang nợ tiền sử dụng đất, chưa thực hiện kinh doanh (chưa bán hoặc chưa huy động vốn) nhưng giá thị trường hiện tại thấp hơn suất đầu tư (bao gồm chi phí bồi thường GPMB, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng, chi phí đầu tư công trình, tiền sử dụng đất) thì được phép tính lại tiền sử dụng đất phải nộp theo mặt bằng giá thị trường hiện nay và không phải nộp phạt do chậm nộp tiền sử dụng đất.
Theo KTĐT