Nhiều cao ốc đua nhau chuyển công năng toàn bộ hoặc từng phần, thậm chí có doanh nghiệp còn đầu tư mới căn hộ dịch vụ cho thuê dù phân khúc này đã tụt dốc 3 quý liền, giảm 10,2%, diện tích trống chiếm 17-21%.
Ngày 17/7, tòa nhà DB Court có nguồn gốc là dự án văn phòng đã khai trương với chức năng mới, cung cấp cho thị trường TP HCM 38 căn hộ dịch vụ cho thuê. Theo đơn vị môi giới dự án, trước Tết Nhâm Thìn, DB Court vẫn còn là cao ốc văn phòng. Tuy nhiên do thị phần này thừa nguồn cung, giá liên tục lao dốc nên chủ đầu tư đã quyết định chuyển đổi công năng với hy vọng có thể cải thiện được khả năng thu hồi vốn khi thị trường bất động sản quay trở lại trong thời gian tới.
Tính từ cuối năm 2011 đến nay, xu hướng chuyển đổi một phần công năng của các cao ốc thành căn hộ dịch vụ cho thuê tại TP HCM dần trở nên phổ biến. Một số dự án chung cư cao cấp bán chậm vì thị trường địa ốc đóng băng được chuyển đổi một phần thành căn hộ dịch vụ gồm: Bến Thành Times Square (quận 1), The Vista, XI Riverside Palace và Diamond Island cùng thuộc quận 2.
Không chỉ tiếp nhận nguồn cung từ các dự án chuyển đổi, danh sách các dự án mới nhảy vào thị phần căn hộ dịch vụ cũng tăng mạnh. Trong 6 tháng đầu năm các dự án đầu tư vào phân khúc này gồm: Saigon Center giai đoạn 2 (quận 1), Cộng Hòa Garden (quận Tân Bình) và SC Vivo City (quận 7) không hẹn mà cùng khởi công. Còn dự án phức hợp The One Ho Chi Minh City được Tập đoàn Bitexco động thổ trong quý 2 cũng dành một lượng sản phẩm nhắm đến thị phần căn hộ dịch vụ hạng sang.
Cụm căn hộ dịch vụ tại quận 1, TP HCM thu hút khách thuê là người châu Á. Ảnh: Vũ Lê
Thậm chí một đơn vị xưa nay chuyên kinh doanh căn hộ dưới 1 tỷ đồng là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tân Bình cũng dự tính đầu tư dự án căn hộ dịch vụ ở gần sân bay Tân Sơn Nhất, hướng đến nhóm khách hàng Nhật và Hàn Quốc.
Bộ phận nghiên cứu của Công ty Savills Việt Nam dự báo, trong vòng 5 năm tới, TP HCM có thể đón nhận thêm 21 dự án tương lai cung cấp hơn 3.800 căn hộ dịch vụ cho thuê tham gia vào thị trường. Trong hai quý cuối năm 2012, dự kiến sẽ có 5 dự án gồm tất cả các hạng với 360 căn hộ sẽ đi vào hoạt động. Điều này có thể làm tác động tiêu cực đến công suất hoạt động của thị trường.
Dù sự dịch chuyển đầu tư sang căn hộ dịch vụ cho thuê tại TP HCM đang diễn ra nhưng thị trường này chưa xuất hiện tín hiệu khả quan. Trong quý 2 giá thuê căn hộ dịch vụ hạng A giảm gần 1% so với quý trước và suy yếu 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự hạng B giảm 2,7% so với quý 1 và rớt 9,9% so với năm 2011.
Trong khi đó, nghiên cứu của Knight Frank tại TP HCM, giá chào thuê trung bình hiện nay đối với các căn hộ hạng A giữ mức 609.000-735.000 đồng mỗi m2 một tháng (tức 29-35 USD). Căn hộ hạng B được chào thuê 400.000-525.000 đồng mỗi m2 một tháng (19-25 USD). Khung giá chào thuê đã giảm liên tục ba quý liền.
Tổng giám đốc điều hành Công ty TNHH CB Richard Ellis (Việt Nam), Marc Townsend phân tích, trong giai đoạn khủng hoảng, căn hộ dịch vụ tại TP HCM hiện nay rộ lên 2 xu hướng nguồn cung mới. Thứ nhất là dự án lai do các chung cư có tốc độ bán hàng chậm chuyển sang và thứ hai là dự án chuyển đổi từ khách sạn, văn phòng cho thuê thành căn hộ dịch vụ.
Nguyên nhân của sự dịch chuyển đầu tư này, theo ông Marc, là do căn hộ dịch vụ có khả năng phục hồi tốt hơn sau khủng hoảng. Hơn nữa, tỷ suất thu hồi vốn của phân khúc này nhanh hơn văn phòng. Giá thuê căn hộ dịch vụ tuy có giảm nhưng không gặp phải tình trạng rớt giá trầm trọng và tốc độ cho thuê nhanh gấp rưỡi so với văn phòng.
Chuyên gia này cho rằng, với sự phát triển của cộng đồng người nước ngoài và nguồn cung hạn chế, thị trường căn hộ dịch vụ tại TP HCM vẫn còn bỏ ngỏ và sẽ tiếp tục đón nhận thêm nhiều làn sóng đầu tư. "Phân khúc này còn cả chặng đường dài phía trước để phát triển. Khi nguồn vốn FDI tăng trở lại thì thị trường căn hộ dịch vụ cũng sẽ khởi sắc", ông Marc dự báo.
Theo Knight Frank, trong thời gian tới thị trường sẽ không chỉ tập trung ở khu vực trung tâm mà dự kiến còn tiếp tục mở rộng ra các khu vực xung quanh như quận Phú Nhuận, quận 2, 3, 7 bởi quỹ đất tại quận 1 ngày càng ít đi. Đối với các dự án căn hộ cao cấp không đạt được tỷ lệ bán như dự kiến, nhiều khả năng chủ đầu tư sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội để chuyển đổi một phần dự án sang loại hình căn hộ dịch vụ.
Tính từ cuối năm 2011 đến nay, xu hướng chuyển đổi một phần công năng của các cao ốc thành căn hộ dịch vụ cho thuê tại TP HCM dần trở nên phổ biến. Một số dự án chung cư cao cấp bán chậm vì thị trường địa ốc đóng băng được chuyển đổi một phần thành căn hộ dịch vụ gồm: Bến Thành Times Square (quận 1), The Vista, XI Riverside Palace và Diamond Island cùng thuộc quận 2.
Không chỉ tiếp nhận nguồn cung từ các dự án chuyển đổi, danh sách các dự án mới nhảy vào thị phần căn hộ dịch vụ cũng tăng mạnh. Trong 6 tháng đầu năm các dự án đầu tư vào phân khúc này gồm: Saigon Center giai đoạn 2 (quận 1), Cộng Hòa Garden (quận Tân Bình) và SC Vivo City (quận 7) không hẹn mà cùng khởi công. Còn dự án phức hợp The One Ho Chi Minh City được Tập đoàn Bitexco động thổ trong quý 2 cũng dành một lượng sản phẩm nhắm đến thị phần căn hộ dịch vụ hạng sang.
Cụm căn hộ dịch vụ tại quận 1, TP HCM thu hút khách thuê là người châu Á. Ảnh: Vũ Lê
Thậm chí một đơn vị xưa nay chuyên kinh doanh căn hộ dưới 1 tỷ đồng là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tân Bình cũng dự tính đầu tư dự án căn hộ dịch vụ ở gần sân bay Tân Sơn Nhất, hướng đến nhóm khách hàng Nhật và Hàn Quốc.
Bộ phận nghiên cứu của Công ty Savills Việt Nam dự báo, trong vòng 5 năm tới, TP HCM có thể đón nhận thêm 21 dự án tương lai cung cấp hơn 3.800 căn hộ dịch vụ cho thuê tham gia vào thị trường. Trong hai quý cuối năm 2012, dự kiến sẽ có 5 dự án gồm tất cả các hạng với 360 căn hộ sẽ đi vào hoạt động. Điều này có thể làm tác động tiêu cực đến công suất hoạt động của thị trường.
Dù sự dịch chuyển đầu tư sang căn hộ dịch vụ cho thuê tại TP HCM đang diễn ra nhưng thị trường này chưa xuất hiện tín hiệu khả quan. Trong quý 2 giá thuê căn hộ dịch vụ hạng A giảm gần 1% so với quý trước và suy yếu 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự hạng B giảm 2,7% so với quý 1 và rớt 9,9% so với năm 2011.
Trong khi đó, nghiên cứu của Knight Frank tại TP HCM, giá chào thuê trung bình hiện nay đối với các căn hộ hạng A giữ mức 609.000-735.000 đồng mỗi m2 một tháng (tức 29-35 USD). Căn hộ hạng B được chào thuê 400.000-525.000 đồng mỗi m2 một tháng (19-25 USD). Khung giá chào thuê đã giảm liên tục ba quý liền.
Thị trường căn hộ dịch vụ TP HCM đang đón nhận làn sóng dịch chuyển đầu tư khá lớn.
Tổng giám đốc điều hành Công ty TNHH CB Richard Ellis (Việt Nam), Marc Townsend phân tích, trong giai đoạn khủng hoảng, căn hộ dịch vụ tại TP HCM hiện nay rộ lên 2 xu hướng nguồn cung mới. Thứ nhất là dự án lai do các chung cư có tốc độ bán hàng chậm chuyển sang và thứ hai là dự án chuyển đổi từ khách sạn, văn phòng cho thuê thành căn hộ dịch vụ.
Nguyên nhân của sự dịch chuyển đầu tư này, theo ông Marc, là do căn hộ dịch vụ có khả năng phục hồi tốt hơn sau khủng hoảng. Hơn nữa, tỷ suất thu hồi vốn của phân khúc này nhanh hơn văn phòng. Giá thuê căn hộ dịch vụ tuy có giảm nhưng không gặp phải tình trạng rớt giá trầm trọng và tốc độ cho thuê nhanh gấp rưỡi so với văn phòng.
Chuyên gia này cho rằng, với sự phát triển của cộng đồng người nước ngoài và nguồn cung hạn chế, thị trường căn hộ dịch vụ tại TP HCM vẫn còn bỏ ngỏ và sẽ tiếp tục đón nhận thêm nhiều làn sóng đầu tư. "Phân khúc này còn cả chặng đường dài phía trước để phát triển. Khi nguồn vốn FDI tăng trở lại thì thị trường căn hộ dịch vụ cũng sẽ khởi sắc", ông Marc dự báo.
Theo Knight Frank, trong thời gian tới thị trường sẽ không chỉ tập trung ở khu vực trung tâm mà dự kiến còn tiếp tục mở rộng ra các khu vực xung quanh như quận Phú Nhuận, quận 2, 3, 7 bởi quỹ đất tại quận 1 ngày càng ít đi. Đối với các dự án căn hộ cao cấp không đạt được tỷ lệ bán như dự kiến, nhiều khả năng chủ đầu tư sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội để chuyển đổi một phần dự án sang loại hình căn hộ dịch vụ.
Theo VnExpress