Nhiều chuyên gia khuyến cáo cần có những động thái kịp thời để vực dậy thị trường bất động sản, cân bằng tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng và giải quyết những khoản vay “khó đòi” từ thế chấp bằng bất động sản, đồng thời giữ sự ổn định của toàn nền kinh tế.
Phóng viên "Kinh tế Việt Nam và Thế giới" - TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trí Hiếu, thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank), người có hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Mỹ và Việt Nam, về vấn đề này.
Phóng viên (PV): Ông nhận định như thế nào về tình trạng hiện nay của thị trường bất động sản?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Theo quan sát của cá nhân tôi, thị trường và giá trị bất động sản tại Việt Nam hiện suy giảm bình quân 30% đối với toàn bộ các phân khúc sản phẩm, so với thời điểm cách đây khoảng 2 năm. Nhìn lại, chúng ta thấy nền kinh tế Mỹ từng xảy ra khủng hoảng do “nổ bong bóng bất động sản”, với những dấu hiệu đầu tiên là sự sụt giảm về giá trị tới mức 50% như ở các bang California hay Florida… Tuy rằng, kịch bản này đã không xảy ra tại Việt Nam, nhưng động thái “xì hơi” và “rớt giá” không ngừng của thị trường bất động sản đang là vấn đề đáng lo ngại và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế, nhiều đối tượng của đời sống xã hội.
PV: Trước tình hình này, các ngân hàng cần có những động thái gì để giảm thiểu tác động và hạn chế rủi ro, thưa ông?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Việc cần kíp là phải xem xét lại các khoản vay thế chấp bằng tài sản, nhất là bất động sản. Đặc biệt, việc thẩm định hay định giá chính xác bất động sản trước khi cho vay thế chấp, cũng như định giá lại một cách nghiêm túc tài sản thế chấp của những khoản vay có nguy cơ mất thanh khoản sẽ là rào chắn đầu tiên, tránh rủi ro nợ xấu.
Trong bối cảnh hiện nay, với số đông các doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản hoặc đang đối mặt nhiều khó khăn thì khả năng thu hồi nợ vay ngân hàng sẽ không dễ dàng. Do đó, việc đi trước một bước và định giá lại các bất động sản thế chấp là hết sức quan trọng, để xác định khả năng hoàn trả nợ, xác định giá trị thực tế của bất động sản thế chấp, trong trường hợp phải thanh lý hoặc phát mại tài sản doanh nghiệp.
PV: Mối tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng và định giá bất động sản cần được nhìn nhận như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Cuối tháng 3/2012, Ngân hàng Nhà nước cho biết tỷ lệ nợ xấu tăng khoảng 3,36%. Trong khi thông tin từ một số công ty định giá nước ngoài phản ánh rằng, nợ xấu thực tế của Việt Nam phải cao gấp 3 đến 4 lần, tương đương với 14%. Ngoài ra, một số công ty tư vấn tài chính trong nước lại xác định con số này khoảng 10%, chủ yếu là nhóm nợ 3, 4 và 5 - tức là dưới mức tiêu chuẩn cho phép và nhiều khả năng mất vốn. Khoảng 10% trong tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng là tín dụng bất động sản, tức là cho vay để mua nhà và xây dựng. Nhưng 60% trong số đó lại sử dụng bất động sản để vay thế chấp. Vì thế, nếu bất động sản không được đánh giá một cách chính xác, không được định giá lại theo biến động của thị trường, của nền kinh tế thì không những tỷ lệ nợ xấu, mà kể cả tỷ lệ mất vốn của ngân hàng cũng thực sự rất khó đoán định và nhiều khả năng sẽ rất cao, vượt ngoài tầm kiểm soát.
PV: Ông đánh giá thế nào về chất lượng định giá bất động sản ở Việt Nam?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Thị trường bất động sản Việt Nam phát triển khá nhanh trong 10 năm qua. Song, hoạt động định giá bất động sản, cũng như trình độ và chất lượng của đội ngũ thẩm định viên, định giá viên như hiện nay chưa theo kịp và đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Thay vì có thể phát huy hiệu quả, góp phần vào sự minh bạch và lành mạnh của thị trường bất động sản, đáp ứng yêu cầu tiếp cận thông tin, nghiên cứu và phân tích thị trường, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, cũng như phản ánh thực trạng, sức khỏe của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế… thì các báo cáo định giá bất động sản hiện nay phần lớn còn mang tính hình thức, thủ tục và hoàn toàn có thể “mua” được theo yêu cầu. Điều đó gây thiệt hại cho người dân, cho doanh nghiệp, cho hệ thống tài chính ngân hàng và Nhà nước.
Vì vậy, việc dựa vào sự tư vấn và đánh giá của các công ty chuyên môn về định giá bất động sản sẽ là con đường dễ đi và ngắn nhất để tiếp cận giá thị thực tế của bất động sản, nắm bắt được thông tin toàn cảnh của thị trường, giảm thiểu nhiều thiệt hại kinh tế cũng như tạo tiền đề, đi tới thành công trong mọi thương lượng hợp tác đầu tư.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Phóng viên (PV): Ông nhận định như thế nào về tình trạng hiện nay của thị trường bất động sản?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Theo quan sát của cá nhân tôi, thị trường và giá trị bất động sản tại Việt Nam hiện suy giảm bình quân 30% đối với toàn bộ các phân khúc sản phẩm, so với thời điểm cách đây khoảng 2 năm. Nhìn lại, chúng ta thấy nền kinh tế Mỹ từng xảy ra khủng hoảng do “nổ bong bóng bất động sản”, với những dấu hiệu đầu tiên là sự sụt giảm về giá trị tới mức 50% như ở các bang California hay Florida… Tuy rằng, kịch bản này đã không xảy ra tại Việt Nam, nhưng động thái “xì hơi” và “rớt giá” không ngừng của thị trường bất động sản đang là vấn đề đáng lo ngại và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế, nhiều đối tượng của đời sống xã hội.
PV: Trước tình hình này, các ngân hàng cần có những động thái gì để giảm thiểu tác động và hạn chế rủi ro, thưa ông?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Việc cần kíp là phải xem xét lại các khoản vay thế chấp bằng tài sản, nhất là bất động sản. Đặc biệt, việc thẩm định hay định giá chính xác bất động sản trước khi cho vay thế chấp, cũng như định giá lại một cách nghiêm túc tài sản thế chấp của những khoản vay có nguy cơ mất thanh khoản sẽ là rào chắn đầu tiên, tránh rủi ro nợ xấu.
Trong bối cảnh hiện nay, với số đông các doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản hoặc đang đối mặt nhiều khó khăn thì khả năng thu hồi nợ vay ngân hàng sẽ không dễ dàng. Do đó, việc đi trước một bước và định giá lại các bất động sản thế chấp là hết sức quan trọng, để xác định khả năng hoàn trả nợ, xác định giá trị thực tế của bất động sản thế chấp, trong trường hợp phải thanh lý hoặc phát mại tài sản doanh nghiệp.
PV: Mối tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng và định giá bất động sản cần được nhìn nhận như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Cuối tháng 3/2012, Ngân hàng Nhà nước cho biết tỷ lệ nợ xấu tăng khoảng 3,36%. Trong khi thông tin từ một số công ty định giá nước ngoài phản ánh rằng, nợ xấu thực tế của Việt Nam phải cao gấp 3 đến 4 lần, tương đương với 14%. Ngoài ra, một số công ty tư vấn tài chính trong nước lại xác định con số này khoảng 10%, chủ yếu là nhóm nợ 3, 4 và 5 - tức là dưới mức tiêu chuẩn cho phép và nhiều khả năng mất vốn. Khoảng 10% trong tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng là tín dụng bất động sản, tức là cho vay để mua nhà và xây dựng. Nhưng 60% trong số đó lại sử dụng bất động sản để vay thế chấp. Vì thế, nếu bất động sản không được đánh giá một cách chính xác, không được định giá lại theo biến động của thị trường, của nền kinh tế thì không những tỷ lệ nợ xấu, mà kể cả tỷ lệ mất vốn của ngân hàng cũng thực sự rất khó đoán định và nhiều khả năng sẽ rất cao, vượt ngoài tầm kiểm soát.
PV: Ông đánh giá thế nào về chất lượng định giá bất động sản ở Việt Nam?
Ông Nguyễn Trí Hiếu: Thị trường bất động sản Việt Nam phát triển khá nhanh trong 10 năm qua. Song, hoạt động định giá bất động sản, cũng như trình độ và chất lượng của đội ngũ thẩm định viên, định giá viên như hiện nay chưa theo kịp và đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Thay vì có thể phát huy hiệu quả, góp phần vào sự minh bạch và lành mạnh của thị trường bất động sản, đáp ứng yêu cầu tiếp cận thông tin, nghiên cứu và phân tích thị trường, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, cũng như phản ánh thực trạng, sức khỏe của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế… thì các báo cáo định giá bất động sản hiện nay phần lớn còn mang tính hình thức, thủ tục và hoàn toàn có thể “mua” được theo yêu cầu. Điều đó gây thiệt hại cho người dân, cho doanh nghiệp, cho hệ thống tài chính ngân hàng và Nhà nước.
Vì vậy, việc dựa vào sự tư vấn và đánh giá của các công ty chuyên môn về định giá bất động sản sẽ là con đường dễ đi và ngắn nhất để tiếp cận giá thị thực tế của bất động sản, nắm bắt được thông tin toàn cảnh của thị trường, giảm thiểu nhiều thiệt hại kinh tế cũng như tạo tiền đề, đi tới thành công trong mọi thương lượng hợp tác đầu tư.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Tầm nhìn