Tại Hội thảo về phiên giao dịch bất động sản lần 2 do Hiệp hội Bất động sản tổ chức chiều ngày 19/10, nhiều chuyên gia đã chỉ ra nhiều vấn đề vướng mắc trong chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội hiện nay.
Điều chỉnh giá và lãi suất
TS.Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế, Phó Viện trưởng Viện Giá cả và Thị trường, Bộ Tài chính cho rằng: Vướng mắc đầu tiên và lớn nhất là mức thu nhập nào đủ điều kiện để tiếp cận gói hỗ trợ.
Vì ngân hàng cho rằng chỉ những người có thu nhập 8-9 triệu/tháng mới có thể vay vốn từ gói này. Trong khi thu nhập bình quân đầu người tại đô thị tuy gấp đôi so với nông thôn và gấp đôi so với năm 2006 cũng chỉ đạt gần 26 triệu đồng năm 2010, ngưỡng tạm ăn và đủ tiêu dùng cá nhân chứ không thể tích lũy mua nhà với mức giá 10-15 triệu đồng/m2.
"Mức lãi suất ưu đãi từ gói hỗ trợ 6%/năm chỉ nên quy định trong năm 2013. Sau đó, lãi suất cho vay phải điều chỉnh theo năm mới thực sự công bằng cho người vay, vì có thể mức 6% trong năm nay là hợp lý, là ưu đãi.
Nhưng, sang năm 2013 giả sử nếu lạm phát giảm, thậm chí xảy ra hiện tượng giảm phát thì mức 6% lúc đó sẽ là cao, và không còn là mức lãi suất ưu đãi nữa. Người đi vay sẽ phải chịu thiệt. Hơn nữa, sẽ tạo tâm lý không yên tâm cho người đi vay", ông Ánh nói.
Theo ông Ánh, tồn kho bất động sàn là không bán được vì giá quá cao. Vì thế điểm cần gỡ là phải giảm giá. Đồng thời , thay đổi cơ cấu nguồn hàng như mục tiêu chúng ta đang đặt ra là phải đáp ứng tập chung vào phân khúc nhà cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội.
Riêng nhà xã hội nên tách làm 2 nhóm. Trong đó, nhóm 1 là thu nhập quá thấp không thể mua nhà, kể cả có giá 300 - 500 triệu/căn nên Nhà nước phải hỗ trợ xây nhà ở xã hội cho họ thuê với giá rẻ. Nhóm 2 là những nhà ở xã hội theo tiêu chí hiện nay và được chuyển từ nhà ở thương mại sang, phục vụ những người thu nhập thấp, có nhu cầu nhà ở chính đáng, nhu cầu được sở hữu nhà, nhưng chưa thể mua nhà vì chưa đủ tiền tích lũy.
Điều chỉnh chiến lược
Cũng nói về nhà ở xã hội, ông Đinh Trọng Thắng, trưởng ban Chính sách đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định, trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, việc phát triển nhà ở xã hội là một chủ trương đúng đắn.
"Trong thời gian ngắn hạn, việc định hướng thị trường vào nhóm nhà ở xã hội dường như là điều chỉnh chiến lược. Nếu tập trung mạnh mẽ cả về chính sách, điều hành, nhân lực, vật lực để thúc đẩy phân mảng thị trường này, cộng với các xu thế chung của nền kinh tế, thị trường BĐS sẽ tạo thế năng mới để đón đầu, tạo cơ hội mới của thị trường BĐS Việt Nam", ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, nhà ở xã hội là một bộ phận quan trọng, rất đáng quan tâm của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tăng trưởng nhà thu nhập thấp có thể sẽ góp phần tạo xung lực cho thị trường bất động sản tổng thể. Giải quyết vấn đề nhà ở xã hội không chỉ là giải quyết vấn đề nhà ở, mà là vấn đề an sinh xã hội, ổn định kinh tế và hướng đến phát triển bền vững.
Việc giải quyết vấn đề nhà ở xã hội ngoài tính thị trường còn tác động đến những nhóm dân cư cần được quan tâm trong xã hội, nhất là các đô thị, đặc biệt là đô thị lớn trong quá trình phát triển.
TS.Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế, Phó Viện trưởng Viện Giá cả và Thị trường, Bộ Tài chính cho rằng: Vướng mắc đầu tiên và lớn nhất là mức thu nhập nào đủ điều kiện để tiếp cận gói hỗ trợ.
Vì ngân hàng cho rằng chỉ những người có thu nhập 8-9 triệu/tháng mới có thể vay vốn từ gói này. Trong khi thu nhập bình quân đầu người tại đô thị tuy gấp đôi so với nông thôn và gấp đôi so với năm 2006 cũng chỉ đạt gần 26 triệu đồng năm 2010, ngưỡng tạm ăn và đủ tiêu dùng cá nhân chứ không thể tích lũy mua nhà với mức giá 10-15 triệu đồng/m2.
"Mức lãi suất ưu đãi từ gói hỗ trợ 6%/năm chỉ nên quy định trong năm 2013. Sau đó, lãi suất cho vay phải điều chỉnh theo năm mới thực sự công bằng cho người vay, vì có thể mức 6% trong năm nay là hợp lý, là ưu đãi.
Nhưng, sang năm 2013 giả sử nếu lạm phát giảm, thậm chí xảy ra hiện tượng giảm phát thì mức 6% lúc đó sẽ là cao, và không còn là mức lãi suất ưu đãi nữa. Người đi vay sẽ phải chịu thiệt. Hơn nữa, sẽ tạo tâm lý không yên tâm cho người đi vay", ông Ánh nói.
Theo ông Ánh, tồn kho bất động sàn là không bán được vì giá quá cao. Vì thế điểm cần gỡ là phải giảm giá. Đồng thời , thay đổi cơ cấu nguồn hàng như mục tiêu chúng ta đang đặt ra là phải đáp ứng tập chung vào phân khúc nhà cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội.
Riêng nhà xã hội nên tách làm 2 nhóm. Trong đó, nhóm 1 là thu nhập quá thấp không thể mua nhà, kể cả có giá 300 - 500 triệu/căn nên Nhà nước phải hỗ trợ xây nhà ở xã hội cho họ thuê với giá rẻ. Nhóm 2 là những nhà ở xã hội theo tiêu chí hiện nay và được chuyển từ nhà ở thương mại sang, phục vụ những người thu nhập thấp, có nhu cầu nhà ở chính đáng, nhu cầu được sở hữu nhà, nhưng chưa thể mua nhà vì chưa đủ tiền tích lũy.
Điều chỉnh chiến lược
Cũng nói về nhà ở xã hội, ông Đinh Trọng Thắng, trưởng ban Chính sách đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định, trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, việc phát triển nhà ở xã hội là một chủ trương đúng đắn.
"Trong thời gian ngắn hạn, việc định hướng thị trường vào nhóm nhà ở xã hội dường như là điều chỉnh chiến lược. Nếu tập trung mạnh mẽ cả về chính sách, điều hành, nhân lực, vật lực để thúc đẩy phân mảng thị trường này, cộng với các xu thế chung của nền kinh tế, thị trường BĐS sẽ tạo thế năng mới để đón đầu, tạo cơ hội mới của thị trường BĐS Việt Nam", ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, nhà ở xã hội là một bộ phận quan trọng, rất đáng quan tâm của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tăng trưởng nhà thu nhập thấp có thể sẽ góp phần tạo xung lực cho thị trường bất động sản tổng thể. Giải quyết vấn đề nhà ở xã hội không chỉ là giải quyết vấn đề nhà ở, mà là vấn đề an sinh xã hội, ổn định kinh tế và hướng đến phát triển bền vững.
Việc giải quyết vấn đề nhà ở xã hội ngoài tính thị trường còn tác động đến những nhóm dân cư cần được quan tâm trong xã hội, nhất là các đô thị, đặc biệt là đô thị lớn trong quá trình phát triển.
Theo NDH