Theo Savills Việt Nam, trong quý II/2012, tổng nguồn cung sơ cấp của phân khúc căn hộ Đà Nẵng gồm khoảng 2.800 căn, tăng 2,6% so với quý I/2012, trong khi mảng biệt thự gồm 955 căn, tăng 12%. Tỷ lệ bán của phân khúc căn hộ tăng nhẹ lên mức 5% so với quý I/2012. Giá bán của căn hộ dao động từ 14 triệu đồng/m2 đến gần 62,5 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, tỷ lệ bán của phân khúc biệt thự cũng tăng 5%, so với quý I/2012, trong khi giá bán của những biệt thự đang rao bán không có thay đổi đáng kể, với mức giá dao động từ gần 11,3 triệu đồng/m2 đến 55 triệu đồng/m2.
Trước đây, phân khúc văn phòng cho thuê tại Đà Nẵng được nhiều người đánh giá là rất khó khăn. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, phân khúc này đã có những bước chuyển biến khá tích cực, với công suất thuê trung bình đạt 86%, trên tổng diện tích cho thuê 80.000 m2. Đây là tỷ lệ thuê cao nhất trong vòng một năm trở lại đây.
Qua khảo sát của Savills, Đà Nẵng hiện có 29 khách sạn, khu nghỉ dưỡng, với 3.100 phòng, giá thuê phòng trung bình là 2,06 triệu đồng/phòng/ngày đêm, tăng 14% so với thời điểm này năm ngoái.
Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Đà Nẵng có hơn 10 dự án đất nền lớn, nhỏ đã và đang được triển khai. Trong đó, đáng chú ý là Dự án Khu đô thị Golden Hills (Trung Nam Land), Dự án Ecorio (Gami Land), Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân (Sun Group)…
Đây là phân khúc được giới kinh doanh nhận định là có những diễn biến phức tạp nhất của thị trường, do lượng hàng tồn kho lớn tạo ra nhiều áp lực với chủ đầu tư...
Giới kinh doanh địa ốc nhận định, phân khúc đất nền và biệt thự Đà Nẵng có hồi phục nhanh hay không phụ thuộc nhiều vào “túi tiền” của giới đầu tư đến từ các địa phương khác, trong đó chủ yếu là Hà Nội.
Riêng đối với phân khúc căn hộ và văn phòng cho thuê, dù ít nhiều có khởi sắc, song xét về yếu tố bền vững, hai phân khúc này tại Đà Nẵng vẫn còn nhiều điều phải trăn trở.
Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó tổng giám đốc Furama Resort nhận định, tốc độ phát triển đô thị Đà Nẵng khá tốt, chủ yếu nhờ vào quy hoạch và phát triển hạ tầng, như giao thông, cầu, cảng… Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào yếu tố này, thì chưa đủ để Đà Nẵng trở thành đô thị tầm cỡ, mà cần phải có thêm nhiều yếu tố khác hỗ trợ.
Chủ trương của Đà Nẵng trong những năm tới là khuyến khích và quy hoạch phát triển thêm hệ thống các nhà cao tầng ven sông Hàn, qua đó có thể tạo nên không gian kiến trúc hiện đại cho Đà Nẵng.
Dưới góc độ đầu tư, các dự án cao tầng này chủ yếu thuộc phân khúc căn hộ, khách sạn hoặc văn phòng cho thuê. “Để phân khúc căn hộ và văn phòng cho thuê ở Đà Nẵng thật sự lớn mạnh như các thành phố lớn khác, thì việc đầu tiên là Đà Nẵng cần có nhiều chính sách thu hút những doanh nghiệp lớn đến với Đà Nẵng, thu hút nhiều chuyên gia, nguồn lực lao động lớn… Có như vậy mới hy vọng tạo nguồn cung ổn định cho phân khúc này”, ông Quỳnh nhận định.
Trước đây, phân khúc văn phòng cho thuê tại Đà Nẵng được nhiều người đánh giá là rất khó khăn. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, phân khúc này đã có những bước chuyển biến khá tích cực, với công suất thuê trung bình đạt 86%, trên tổng diện tích cho thuê 80.000 m2. Đây là tỷ lệ thuê cao nhất trong vòng một năm trở lại đây.
Qua khảo sát của Savills, Đà Nẵng hiện có 29 khách sạn, khu nghỉ dưỡng, với 3.100 phòng, giá thuê phòng trung bình là 2,06 triệu đồng/phòng/ngày đêm, tăng 14% so với thời điểm này năm ngoái.
Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Đà Nẵng có hơn 10 dự án đất nền lớn, nhỏ đã và đang được triển khai. Trong đó, đáng chú ý là Dự án Khu đô thị Golden Hills (Trung Nam Land), Dự án Ecorio (Gami Land), Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân (Sun Group)…
Đây là phân khúc được giới kinh doanh nhận định là có những diễn biến phức tạp nhất của thị trường, do lượng hàng tồn kho lớn tạo ra nhiều áp lực với chủ đầu tư...
Giới kinh doanh địa ốc nhận định, phân khúc đất nền và biệt thự Đà Nẵng có hồi phục nhanh hay không phụ thuộc nhiều vào “túi tiền” của giới đầu tư đến từ các địa phương khác, trong đó chủ yếu là Hà Nội.
Riêng đối với phân khúc căn hộ và văn phòng cho thuê, dù ít nhiều có khởi sắc, song xét về yếu tố bền vững, hai phân khúc này tại Đà Nẵng vẫn còn nhiều điều phải trăn trở.
Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó tổng giám đốc Furama Resort nhận định, tốc độ phát triển đô thị Đà Nẵng khá tốt, chủ yếu nhờ vào quy hoạch và phát triển hạ tầng, như giao thông, cầu, cảng… Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào yếu tố này, thì chưa đủ để Đà Nẵng trở thành đô thị tầm cỡ, mà cần phải có thêm nhiều yếu tố khác hỗ trợ.
Chủ trương của Đà Nẵng trong những năm tới là khuyến khích và quy hoạch phát triển thêm hệ thống các nhà cao tầng ven sông Hàn, qua đó có thể tạo nên không gian kiến trúc hiện đại cho Đà Nẵng.
Dưới góc độ đầu tư, các dự án cao tầng này chủ yếu thuộc phân khúc căn hộ, khách sạn hoặc văn phòng cho thuê. “Để phân khúc căn hộ và văn phòng cho thuê ở Đà Nẵng thật sự lớn mạnh như các thành phố lớn khác, thì việc đầu tiên là Đà Nẵng cần có nhiều chính sách thu hút những doanh nghiệp lớn đến với Đà Nẵng, thu hút nhiều chuyên gia, nguồn lực lao động lớn… Có như vậy mới hy vọng tạo nguồn cung ổn định cho phân khúc này”, ông Quỳnh nhận định.
Theo Báo Đầu Tư