Khẳng định thị trường địa ốc vẫn có cơ hội thanh khoản đối với những căn hộ diện tích nhỏ, song số đông các chuyên gia cho rằng, 8 tháng còn lại của năm nay, bất động sản sẽ còn ngập trong khó khăn.
Tại cuộc hội thảo giải pháp tổng thể cho thị trường bất động sản năm 2012 ngày 28/3, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho hay, năm 2012 sẽ là một năm hết sức khó khăn của thị trường và các doanh nghiệp. Địa ốc ít giao dịch, thanh khoản chậm còn doanh nghiệp thiếu vốn, khó tiếp cận tín dụng, lãi suất cho vay còn cao. "Địa ốc năm nay sẽ rất khó sốt nóng", ông Hà thẳng thắn.
Tuy nhiên, lãnh đạo này cũng cho biết, bên cạnh khó khăn, địa ốc vẫn "dễ thở" đối với nhưng căn hộ diện tích nhỏ 30-50 m2, phục vụ người có thu nhập trung bình. Những dự án ở ngay thanh khoản vẫn tốt. Ông Hà minh họa, nói là thị trường giao dịch chậm nhưng những chung cư ở ngay khu Việt Hưng, Linh Đàm đã được đưa vào sử dụng giá vẫn ổn đình từ 27-30 triệu đồng mỗi m2. Chung cư khu vực trung tâm như Trung Hòa - Nhân Chính, Mỹ Đình đã có người ở giá còn cao hơn. "Điều đó cho thấy nhu cầu nhà ở ngay vẫn có. Khách hàng chỉ sợ dự án nhà đóng theo tiến độ", ông Hà nói.
Thị trường bất động sản èo uột từ quý 3 năm 2011 với hàng loạt dự án giảm giá. 3 tháng đổ lại đây, địa ốc Hà Nội tiếp tục giảm mạnh ở nhiều khu vực. Cụ thể Xa La CT6 giảm từ 17,5 triệu đồng đến 16,3 triệu đồng mỗi m2, 125 D Minh Khai giảm từ 24 xuống còn 21 triệu đồng mỗi m2, chung cư khu Dịch Vọng cũng giảm từ 3-5 triệu đồng mỗi m2 tiền chênh. Đặc biệt các căn hộ cao cấp, rớt giá mạnh. Hàng loạt các dự án đình đám như Keangnam, Sky City, Golden Westlake... đều giảm giá chênh trên thị trường.
Số đông doanh nghiệp cho hay, nhu cầu về đất nền khu đô thị mới, nhà chung cư trong phạm vi bán kính 10 km tới trung tâm Hà Nội lớn nhưng khách hàng vẫn chờ thị trường chạm đáy mới quyết định mua.
Theo ông Ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc Cen Group, vấn đề lớn nhất của doanh nghiệp bất động sản năm 2012 không phải là lãi suất cao mà do không tìm được đầu ra cho sản phẩm. "Bản thân tôi đã từng trao đổi với rất nhiều doanh nghiệp, họ tâm sự khi nói có 1.000 tỷ, cho các anh vay, có ai vay không? Câu trả lời là phần lớn lắc đầu vì vay để làm gì, xây nhà bán cho ai?", ông Hưng chia sẻ.
Ông Hưng lý giải, người mua lo lắng vì thu nhập của họ không cao nên rất khó mua được căn hộ ưng ý. Do đó, mấu chốt vấn đề là đầu ra. "Nếu tìm được đầu ra thì kể cả lãi suất lên tới 30%, doanh nghiệp cũng sẵn sàng vay", ông Hưng thẳng thắn.
Đồng quan điểm trên, ông Trần Kim Chung, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nhận định, cái khổ của doanh nghiệp là dù thị trường bất động sản ảm đạm, họ vẫn phải oằn lưng trả lãi. Ông Chung phân tích, hiện tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản tại các hệ thống ngân hàng là 200.000 tỷ đồng, với lãi suất 20% mỗi năm thì doanh nghiệp sẽ phải trả lãi tới 40.000 tỷ đồng mỗi năm.
"Doanh nghiệp địa ốc không bán được hàng thì vẫn phải trả lãi khổng lồ. Sự đổ vỡ thị trường là khó đoán song các doanh nghiệp buộc phải bán dự án, sáp nhập hoặc sang nhượng lại là điều khó tránh khỏi, ông Chung nhấn mạnh.
Do đó, mặc dù đưa ra 3 kịch bản, trong đó vẽ ra giả định địa ốc khởi sắc vì kinh tế vĩ mô tốt đẹp, lãi suất về mức 10% mỗi năm, song chuyên gia kinh tế này cho rằng: "Đây là kịch bản khó xảy ra nhất".
Kịch bản thứ hai, theo ông Chung là các doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp khó khăn lớn, thị trường có nguy cơ suy giảm trầm trọng. "Nếu kịch bản này xảy ra, các nhà đầu tư thứ cấp sẽ rời bỏ bất động sản và thị trường sẽ cần một thời gian khá dài để tái phục hồi", ông Chúng nói.
Theo ông Chung, kịch bản dễ xảy ra nhất đối với địa ốc là doanh nghiệp tiếp tục hoạt động cầm chừng. Các chính sách vẫn đang được nghiên cứu, nhà đầu tư sẽ tiếp tục hy vọng, một số doanh nghiệp sẽ buộc phải thu hẹp sản xuất, thậm chí mua bán, sáp nhập để tái cấu trúc.
Tuy nhiên, lãnh đạo này cũng cho biết, bên cạnh khó khăn, địa ốc vẫn "dễ thở" đối với nhưng căn hộ diện tích nhỏ 30-50 m2, phục vụ người có thu nhập trung bình. Những dự án ở ngay thanh khoản vẫn tốt. Ông Hà minh họa, nói là thị trường giao dịch chậm nhưng những chung cư ở ngay khu Việt Hưng, Linh Đàm đã được đưa vào sử dụng giá vẫn ổn đình từ 27-30 triệu đồng mỗi m2. Chung cư khu vực trung tâm như Trung Hòa - Nhân Chính, Mỹ Đình đã có người ở giá còn cao hơn. "Điều đó cho thấy nhu cầu nhà ở ngay vẫn có. Khách hàng chỉ sợ dự án nhà đóng theo tiến độ", ông Hà nói.
Phân khúc cao cấp giảm giá mạnh.
Thị trường bất động sản èo uột từ quý 3 năm 2011 với hàng loạt dự án giảm giá. 3 tháng đổ lại đây, địa ốc Hà Nội tiếp tục giảm mạnh ở nhiều khu vực. Cụ thể Xa La CT6 giảm từ 17,5 triệu đồng đến 16,3 triệu đồng mỗi m2, 125 D Minh Khai giảm từ 24 xuống còn 21 triệu đồng mỗi m2, chung cư khu Dịch Vọng cũng giảm từ 3-5 triệu đồng mỗi m2 tiền chênh. Đặc biệt các căn hộ cao cấp, rớt giá mạnh. Hàng loạt các dự án đình đám như Keangnam, Sky City, Golden Westlake... đều giảm giá chênh trên thị trường.
Số đông doanh nghiệp cho hay, nhu cầu về đất nền khu đô thị mới, nhà chung cư trong phạm vi bán kính 10 km tới trung tâm Hà Nội lớn nhưng khách hàng vẫn chờ thị trường chạm đáy mới quyết định mua.
Theo ông Ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc Cen Group, vấn đề lớn nhất của doanh nghiệp bất động sản năm 2012 không phải là lãi suất cao mà do không tìm được đầu ra cho sản phẩm. "Bản thân tôi đã từng trao đổi với rất nhiều doanh nghiệp, họ tâm sự khi nói có 1.000 tỷ, cho các anh vay, có ai vay không? Câu trả lời là phần lớn lắc đầu vì vay để làm gì, xây nhà bán cho ai?", ông Hưng chia sẻ.
Ông Hưng lý giải, người mua lo lắng vì thu nhập của họ không cao nên rất khó mua được căn hộ ưng ý. Do đó, mấu chốt vấn đề là đầu ra. "Nếu tìm được đầu ra thì kể cả lãi suất lên tới 30%, doanh nghiệp cũng sẵn sàng vay", ông Hưng thẳng thắn.
Đồng quan điểm trên, ông Trần Kim Chung, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nhận định, cái khổ của doanh nghiệp là dù thị trường bất động sản ảm đạm, họ vẫn phải oằn lưng trả lãi. Ông Chung phân tích, hiện tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản tại các hệ thống ngân hàng là 200.000 tỷ đồng, với lãi suất 20% mỗi năm thì doanh nghiệp sẽ phải trả lãi tới 40.000 tỷ đồng mỗi năm.
"Doanh nghiệp địa ốc không bán được hàng thì vẫn phải trả lãi khổng lồ. Sự đổ vỡ thị trường là khó đoán song các doanh nghiệp buộc phải bán dự án, sáp nhập hoặc sang nhượng lại là điều khó tránh khỏi, ông Chung nhấn mạnh.
Do đó, mặc dù đưa ra 3 kịch bản, trong đó vẽ ra giả định địa ốc khởi sắc vì kinh tế vĩ mô tốt đẹp, lãi suất về mức 10% mỗi năm, song chuyên gia kinh tế này cho rằng: "Đây là kịch bản khó xảy ra nhất".
Kịch bản thứ hai, theo ông Chung là các doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp khó khăn lớn, thị trường có nguy cơ suy giảm trầm trọng. "Nếu kịch bản này xảy ra, các nhà đầu tư thứ cấp sẽ rời bỏ bất động sản và thị trường sẽ cần một thời gian khá dài để tái phục hồi", ông Chúng nói.
Theo ông Chung, kịch bản dễ xảy ra nhất đối với địa ốc là doanh nghiệp tiếp tục hoạt động cầm chừng. Các chính sách vẫn đang được nghiên cứu, nhà đầu tư sẽ tiếp tục hy vọng, một số doanh nghiệp sẽ buộc phải thu hẹp sản xuất, thậm chí mua bán, sáp nhập để tái cấu trúc.
Theo VNE