Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: đến năm 2020, số công nhân tập trung trong các khu công nghiệp (KCN) trên cả nước sẽ lên tới khoảng 7 triệu người. Theo đó, diện tích nhà ở tương ứng cho công nhân cần tăng tới 33 triệu m2.
Đáng chú ý, nhà ở cho công nhân chất lượng phải đảm bảo, hạ tầng dịch vụ đồng bộ, có nơi vui chơi giải trí, nhà trẻ và trường học phục vụ cho con em công nhân...
Để thực hiện Chiến lược Phát triển nhà ở đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, cần sự vào cuộc của các Bộ Ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Ngân hàng Nhà nước; của các địa phương tập trung nhiều KCN như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương... trong việc có những cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp.
Theo đó, chương trình phải lựa chọn dự án cụ thể để triển khai, xây dựng ký túc xá cho sinh viên học sinh các trường đại học, Cao đẳng dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp thuộc hệ thống Công đoàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chương trình, phát triển các mô hình nhà ở phù hợp, có mức giá hợp lý đối với người lao động.
Những thông tin trên đã được Bộ trưởng nêu ra trong buổi ký kết Chương trình phối hợp hành động triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển nhà ở đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, chiều ngày 29/8/2012 tại Hà Nội, giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Xây dựng.
Ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho biết: việc triển khai hoạt động ký kết, phối hợp chương trình hành động với Bộ Xây dựng là một bước cụ thể hóa "Chiến lược Phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030", và góp phần thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 28/1/2008 của BCH TW Đảng khóa X "Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Do đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân (về nhà ở tại các khu công nghiệp (KCN), tiền lương và thu nhập, nơi sinh hoạt văn hóa, cơ sở nuôi dạy trẻ...) tương xứng với những đóng góp của giai cấp công nhân… là những việc làm quan trọng và cấp thiết.
Để thực hiện Chiến lược Phát triển nhà ở đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, cần sự vào cuộc của các Bộ Ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Ngân hàng Nhà nước; của các địa phương tập trung nhiều KCN như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương... trong việc có những cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp.
Theo đó, chương trình phải lựa chọn dự án cụ thể để triển khai, xây dựng ký túc xá cho sinh viên học sinh các trường đại học, Cao đẳng dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp thuộc hệ thống Công đoàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chương trình, phát triển các mô hình nhà ở phù hợp, có mức giá hợp lý đối với người lao động.
Những thông tin trên đã được Bộ trưởng nêu ra trong buổi ký kết Chương trình phối hợp hành động triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển nhà ở đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, chiều ngày 29/8/2012 tại Hà Nội, giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Xây dựng.
Ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho biết: việc triển khai hoạt động ký kết, phối hợp chương trình hành động với Bộ Xây dựng là một bước cụ thể hóa "Chiến lược Phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030", và góp phần thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 28/1/2008 của BCH TW Đảng khóa X "Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Do đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân (về nhà ở tại các khu công nghiệp (KCN), tiền lương và thu nhập, nơi sinh hoạt văn hóa, cơ sở nuôi dạy trẻ...) tương xứng với những đóng góp của giai cấp công nhân… là những việc làm quan trọng và cấp thiết.
Theo Hà Nội Mới