Sở Quy hoạch Kiến trúc vừa đề xuất với UBND TP HCM cho thực hiện thí điểm 3 khu phố đi bộ với diện tích 136 ha.
Dự kiến 3 khu phố đi bộ gồm: chợ Bến Thành, đường Bùi Viện và đường Đồng Khởi. Theo đề xuất của Công ty tư vấn, khu phố đi bộ sẽ hình thành từ Công viên 23/9 đến quảng trường Quách Thị Trang (trước chợ Bến Thành), kết nối với quảng trường Mê Linh và mảng xanh từ Công viên 23/9 ra khu vực dọc bờ kênh Bến Nghé. Việc xây dựng các tuyến phố đi bộ sẽ kết hợp với tổ chức hoạt động thương mại nhỏ mang tính truyền thống.
Theo đề nghị của phía tư vấn, khu vực chợ Bến Thành sẽ làm đồ án thiết kế đô thị, kết nối khu vực đi bộ với công trình ngầm như ga metro trung tâm, các tòa nhà cao tầng, bãi đậu xe ở công viên 23/9... Ở khu vực đường Bùi Viện sẽ tổ chức phố đi bộ kết hợp với chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan và không gian theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Trước mắt, Sở Quy hoạch Kiến trúc đề xuất UBND TP HCM cho triển khai thí điểm đi bộ trên tuyến đường Đồng Khởi và một số đoạn đường khác vào những ngày lễ Tết và cuối tuần để tạo thói quen cho người dân cùng du khách.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Huỳnh Xuân Thụ, Giám đốc Trung tâm thông tin quy hoạch, Sở Quy hoạch Kiến trúc cho biết, ngày 28/5 Sở đã báo cáo về ý tưởng thành lập các tuyến phố đi bộ ở khu vực trung tâm. Do còn nhiều băn khoăn vì sợ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, UBND thành phố yêu cầu Sở tiếp tục nghiên cứu chi tiết sau đó báo cáo cụ thể để Ủy ban đánh giá đề án này.
Trước đó tại Hà Nội, từ ngày 19/5, ba tuyến phố quanh Lăng Bác gồm Chùa Một Cột, Ông Ích Khiêm và đoạn nam Hùng Vương đã trở thành phố đi bộ tất cả ngày trong tuần. Theo nguyên tắc tổ chức giao thông, các tuyến phố trên chỉ phục vụ du khách đi bộ, nghiêm cấm người điều khiển phương tiện đi vào; nghiêm cấm việc kinh doanh thương mại và sử dụng lòng đường, vỉa hè dưới mọi hình thức.
Đường Đồng Khởi, một trong 3 khu vực được đề xuất trở thành phố đi bộ. Ảnh: H.C.
Theo đề nghị của phía tư vấn, khu vực chợ Bến Thành sẽ làm đồ án thiết kế đô thị, kết nối khu vực đi bộ với công trình ngầm như ga metro trung tâm, các tòa nhà cao tầng, bãi đậu xe ở công viên 23/9... Ở khu vực đường Bùi Viện sẽ tổ chức phố đi bộ kết hợp với chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan và không gian theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Trước mắt, Sở Quy hoạch Kiến trúc đề xuất UBND TP HCM cho triển khai thí điểm đi bộ trên tuyến đường Đồng Khởi và một số đoạn đường khác vào những ngày lễ Tết và cuối tuần để tạo thói quen cho người dân cùng du khách.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Huỳnh Xuân Thụ, Giám đốc Trung tâm thông tin quy hoạch, Sở Quy hoạch Kiến trúc cho biết, ngày 28/5 Sở đã báo cáo về ý tưởng thành lập các tuyến phố đi bộ ở khu vực trung tâm. Do còn nhiều băn khoăn vì sợ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, UBND thành phố yêu cầu Sở tiếp tục nghiên cứu chi tiết sau đó báo cáo cụ thể để Ủy ban đánh giá đề án này.
Trước đó tại Hà Nội, từ ngày 19/5, ba tuyến phố quanh Lăng Bác gồm Chùa Một Cột, Ông Ích Khiêm và đoạn nam Hùng Vương đã trở thành phố đi bộ tất cả ngày trong tuần. Theo nguyên tắc tổ chức giao thông, các tuyến phố trên chỉ phục vụ du khách đi bộ, nghiêm cấm người điều khiển phương tiện đi vào; nghiêm cấm việc kinh doanh thương mại và sử dụng lòng đường, vỉa hè dưới mọi hình thức.
Từ năm 2003, UBND TP HCM đã giao cho Sở Giao thông Công chính (nay là Sở Giao thông Vận tải) lập đề án xây dựng phố đi bộ nhằm tạo một không gian sinh hoạt công cộng, một trung tâm thương mại, giải trí cho người dân và du khách. Sau khi thành phố kêu gọi đầu tư, nhiều đơn vị đã hưởng ứng. Trong đó, Công ty Truyền thông Hoa Mặt Trời đề xuất xây dựng phố đi bộ trên đường Nguyễn Huệ thay vì đường Đồng Khởi như đề xuất trước đây và đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Tuy nhiên, vào thời điểm đó dự án gặp nhiều vướng mắc do còn vướng thiết kế các công trình giao thông ngầm nên không được duyệt. Sau đó, thành phố vẫn muốn tiếp tục xây dựng khu phố đi bộ nên vấn đề này lại được đem ra bàn cãi. Lúc này, nhiều cá nhân, đơn vị đề xuất chọn các tuyến phố khác như Đồng Khởi, Lê Lợi... Kết quả UBND TP HCM đã giao cho Tổng công ty du lịch Sài Gòn làm chủ đầu tư nghiên cứu lập tuyến phố đi bộ ở khu vực đường Nguyễn Huệ. Nhưng sau đó, đề án tiếp tục gặp bế tắc. Đến đầu năm 2011, UBND thành phố đã quyết định giao cho Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì làm việc với tư vấn Tây Ban Nha (Công ty IDOM) lập đồ án "Thiết kế ý tưởng cảnh quan và bố cục không gian khu phố đi bộ trong khu trung tâm TP HCM". Đến nay, sau nhiều lần báo cáo, các khu phố đi bộ vẫn chưa thành hiện thực. |
Theo VnExpress