Theo đó, địa điểm xây dựng nghĩa trang quốc gia gắn với hai trục giao thông lớn của Thành phố.
Theo đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội có 2 địa điểm xây dựng nghĩa trang quốc gia. Địa điểm 1, tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội hướng tiếp cận từ đại lộ Thăng Long; Địa điểm 2, tại nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng với hướng tiếp cận từ quốc lộ 32.
Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng đề xuất 2 địa điểm xây dựng nhà tang lễ Quốc gia. Địa điểm 1, nhà tang lễ dự kiến đặt tại khu vực Phú Diễn - Minh Khai, phía Nam dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội để an tang tại nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng. Hướng tiếp cận từ quốc lộ 32, trục Hồ Tây - Ba Vì theo các tuyến đường quy hoạch B của khu vực trong đó có tuyến đường B-40 m nối QL32 vào Khu công nghệ cao sinh học cơ bản đã được đầu tư xây dựng. Địa điểm 2, nhà tang lễ dự kiến đặt tại khu vực đô thị mới Tây Mỗ- Đại Mỗ do liên danh Vinaconex-Viettel làm chủ đầu tư, đang được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ1/500.
Tuy nhiên, đia điểm này nằm phía Nam đại lộ Thăng Long chưa phù hợp với hướng tiếp cận từ khu vực nội đô đi nghĩa trang Yên Trung.
Trên cơ sở ý kiến của Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn đã giao cho Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thông (VIAP) hoàn thiện hồ sơ xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và đơn vị có liên quan.
Theo đề xuất của Bộ Xây dựng, có 4 địa điểm xây dựng nhà tang lễ Quốc gia. Địa điểm 1, diện tích khoảng 5,5ha tại xã Minh Khai, huyện Từ Liêm giáp đường Văn Tiến Dũng để kết nối với nghĩa trang Yên Kỳ theo QL 32 hoặc trục Tây Thăng Long. Kết nối với nghĩa trang tại Yên Trung theo trục Hồ Tây- Ba Vì. Địa điểm 2 đề xuất tại khu vực xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm. Địa điểm 3 tại khu vực Đại Mỗ, huyện Từ Liêm. Địa điểm 4 đề xuất tại khu vực xã Song Phương, huyện Hoài Đức, diện tích 5,5 ha phía Bắc đại lộ Thăng Long theo tuyến kết nối nghĩa trang Yên Trung.
Sở Quy hoạch Kiến trúc cho rằng theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được duyệt, vị trí nêu trên nằm trong khu vực đất cây xanh. Hiện nay, quy hoạch phân khu S3 đang được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập theo hướng giữ nguyên chức năng. Vì vậy để tránh ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng đã được thành phố chấp thuận về mặt chủ trương địa điểm 4 là phù hợp nhất. Trường hợp lựa chọn địa điểm 2, cần xin ý kiến Bộ Tài chính và xác định địa điểm khác để xây dựng Trung tâm bồi dưỡng cán bộ ngành tài chính của Tổng cục Thuế.
Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội
Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng đề xuất 2 địa điểm xây dựng nhà tang lễ Quốc gia. Địa điểm 1, nhà tang lễ dự kiến đặt tại khu vực Phú Diễn - Minh Khai, phía Nam dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội để an tang tại nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng. Hướng tiếp cận từ quốc lộ 32, trục Hồ Tây - Ba Vì theo các tuyến đường quy hoạch B của khu vực trong đó có tuyến đường B-40 m nối QL32 vào Khu công nghệ cao sinh học cơ bản đã được đầu tư xây dựng. Địa điểm 2, nhà tang lễ dự kiến đặt tại khu vực đô thị mới Tây Mỗ- Đại Mỗ do liên danh Vinaconex-Viettel làm chủ đầu tư, đang được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ1/500.
Tuy nhiên, đia điểm này nằm phía Nam đại lộ Thăng Long chưa phù hợp với hướng tiếp cận từ khu vực nội đô đi nghĩa trang Yên Trung.
Trên cơ sở ý kiến của Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn đã giao cho Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thông (VIAP) hoàn thiện hồ sơ xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và đơn vị có liên quan.
Theo đề xuất của Bộ Xây dựng, có 4 địa điểm xây dựng nhà tang lễ Quốc gia. Địa điểm 1, diện tích khoảng 5,5ha tại xã Minh Khai, huyện Từ Liêm giáp đường Văn Tiến Dũng để kết nối với nghĩa trang Yên Kỳ theo QL 32 hoặc trục Tây Thăng Long. Kết nối với nghĩa trang tại Yên Trung theo trục Hồ Tây- Ba Vì. Địa điểm 2 đề xuất tại khu vực xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm. Địa điểm 3 tại khu vực Đại Mỗ, huyện Từ Liêm. Địa điểm 4 đề xuất tại khu vực xã Song Phương, huyện Hoài Đức, diện tích 5,5 ha phía Bắc đại lộ Thăng Long theo tuyến kết nối nghĩa trang Yên Trung.
Sở Quy hoạch Kiến trúc cho rằng theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được duyệt, vị trí nêu trên nằm trong khu vực đất cây xanh. Hiện nay, quy hoạch phân khu S3 đang được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập theo hướng giữ nguyên chức năng. Vì vậy để tránh ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng đã được thành phố chấp thuận về mặt chủ trương địa điểm 4 là phù hợp nhất. Trường hợp lựa chọn địa điểm 2, cần xin ý kiến Bộ Tài chính và xác định địa điểm khác để xây dựng Trung tâm bồi dưỡng cán bộ ngành tài chính của Tổng cục Thuế.
Theo VOV