• Đề xuất 2 mô hình Quỹ tiết kiệm nhà ở

    Sau nhiều lần trì hoãn để sửa đổi, bổ sung, Đề án Quỹ tiết kiệm phát triển nhà ở đã được Bộ Xây dựng hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
    Tại tờ trình Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng đề xuất xây dựng hai mô hình tiết kiệm nhà ở, để phục vụ nhu cầu vốn vay tạo lập nhà ở cho hai loại đối tượng có thu nhập thấp và các đối tượng cá nhân, hộ gia đình khác có nhu cầu mua nhà ở thương mại hiện nay tại Việt Nam.

    Quỹ tiết kiệm phát triển nhà ở xã hội

    Sau nhiều lần trì hoãn để sửa đổi, bổ sung, Đề án Quỹ tiết kiệm phát triển nhà ở đã được Bộ Xây dựng hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo Đề án, xuất phát từ quan điểm xây dựng hệ thống tiết kiệm nhà ở trên cơ sở kế thừa và cấu trúc lại mô hình hoạt động của Quỹ phát triển nhà ở hiện nay, bảo đảm để quỹ này hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời tránh việc phải thành lập thêm một quỹ mới bên cạnh Quỹ phát triển nhà ở, Bộ Xây dựng đề xuất tên gọi của mô hình tiết kiệm nhà ở thứ nhất này là Quỹ tiết kiệm phát triển nhà ở xã hội.

    Với mô hình thứ nhất này, Bộ Xây dựng đề xuất nguồn vốn hình thành Quỹ được huy động từ các nguồn sau đây: từ nguồn vốn hiện có của Quỹ phát triển nhà ở (bao gồm tối thiểu 10% tiền thu được từ chuyển quyền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới; ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm cho Quỹ; tiền huy động từ các nguồn hợp pháp khác); nguồn đóng tiết kiệm và trả nợ của các đối tượng có nhu cầu tham gia đóng vào Quỹ trên địa bàn; nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cấp một lần ban đầu cho từng Quỹ tại địa phương (nguồn vốn này sẽ được Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng); 30% lợi nhuận thu được từ phát hành xổ số kiến thiết hoặc toàn bộ lợi nhuận thu được từ phát hành xổ số nhà ở do công ty xổ số địa phương phát hành; nguồn vốn từ trái phiếu nhà ở bắt buộc do Quỹ trực tiếp phát hành, nhưng được Chính phủ bảo lãnh thanh toán; vốn vay từ Quỹ bảo hiểm xã hội.

    Bộ Xây dựng nhấn mạnh, hình thức tham gia Quỹ là tự nguyện, không bắt buộc, Nhà nước khuyến khích mọi đối tượng trong xã hội tham gia Quỹ; đối tượng tham gia Quỹ là những người có nhu cầu đóng tiết kiệm vào Quỹ vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở. Chỉ những người tham gia Quỹ thì mới được vay tiền từ Quỹ để mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở.

    Ở nhiều nước, việc tham gia quỹ là bắt buộc, nhưng ở Việt Nam là tự nguyện

    Quỹ sẽ cho các đối tượng tham gia Quỹ vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở khi có đủ 3 điều kiện sau: Đã đóng tiền vào Quỹ tối thiểu bằng khoảng 30% tổng số tiền dự kiến vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở; đã tham gia đóng Quỹ tối thiểu từ 5 năm trở lên, với mức đóng được chia đều hàng tháng; thuộc diện được mua, thuê mua các loại nhà ở xã hội.

    Mức tiền được vay thêm tối đa bằng hai lần tổng số tiền đã đóng vào Quỹ (mức vay cụ thể sẽ do Quỹ tại từng địa phương tính toán căn cứ vào nguồn vốn, giá nhà tại địa phương...). Người vay phải trả đủ hàng tháng cho Quỹ trong thời hạn tối đa là 15 năm, tính từ ngày được vay thêm để mua, thuê mua hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở. Lãi suất huy động của Quỹ thấp hơn lãi suất thương mại và bảo đảm ổn định trong một thời hạn nhất định theo từng gói tiết kiệm do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định (dự kiến từ 5 - 7%/năm). Lãi suất cho vay tối đa bằng lãi suất huy động cộng thêm 1,5%/năm chi phí quản lý.

    Doanh nghiệp cũng có thể được vay vốn từ Quỹ, nhưng phải có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và đã có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt. Số tiền được vay từ Quỹ tối đa bằng 50% tổng vốn đầu tư xây lắp của dự án nhà ở xã hội (bao gồm cả chi phí trang thiết bị của nhà ở đó). Lãi suất cho vay tối đa bằng lãi suất của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các doanh nghiệp vay để đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp theo quy định của Chính phủ.

    Quỹ tiết kiệm nhà ở


    Mô hình thứ hai được Bộ Xây dựng đề xuất là thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để huy động và cho người tham gia vay để mua nhà ở thương mại. Đối tượng tham gia Quỹ là các hộ gia đình, cá nhân trong nước tự nguyện đóng góp tiết kiệm. Việc huy động vốn, cơ chế cho vay, tính lãi suất huy động, lãi suất cho vay, cơ cấu tổ chức, cơ chế tài chính, nguyên tắc hoạt động của Quỹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    Trên cơ sở Quyết định phê duyệt đề án này, Bộ Xây dựng sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quy chế hoạt động, cơ chế huy động và cho vay, nguyên tắc hoạt động, cơ chế tài chính của Quỹ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý I/2013.

    Bình luận về đề xuất này, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ bày tỏ sự ủng hộ và cho rằng, đến nay, Việt Nam mới thành lập các quỹ này là đã quá muộn.

    “Tuy muộn còn hơn không”, ông Võ nói và cho biết, ở nhiều nước trên thế giới, việc tham gia quỹ này là bắt buộc, nhưng ở Việt Nam, do thu nhập của người dân còn thấp, cũng như nhu cầu về nhà ở tại các vùng nông thôn và thành thị rất khác nhau, nên việc tham gia quỹ theo hình thức tự nguyện là phù hợp với thực tế.

    Theo ĐTCK
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê