Nên lấy ý kiến người dân trước khi ban hành và tổ chức thực hiện.
Trong tháng 4, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở. Theo đề án, tất cả người dân có nhu cầu có thể tham gia đóng quỹ tiết kiệm (trong thời hạn nhất định), sau đó sẽ được vay mua, thuê mua nhà ở xã hội. Dự kiến từ năm 2013, Quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ được thí điểm thực hiện tại TP.HCM và Hà Nội.
Chưa làm người tham gia an tâm
Theo bà Huỳnh Kim Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nhà ở TP.HCM, Quỹ tiết kiệm nhà ở là ý tưởng hay, rất cần thiết trong điều kiện tại các đô thị còn nhiều người dân chưa có nhà ở. Tuy nhiên, dự thảo đề án có nhiều điểm thiếu thực tế, tính khả thi không cao.
“Năm 2007, tôi tham gia thực hiện chương trình tiết kiệm nhà ở do Liên minh HTX nhà ở Thụy Điển phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam, thí điểm tại TP.HCM và Hà Nội. Dự án này cũng có nhiều điểm tương đồng như đề án của Bộ Xây dựng (như người mua nhà phải đóng tiết kiệm liên tục mỗi tháng 100.000-300.000 đồng; phải đóng được khoảng 30% giá trị căn nhà, còn lại ngân hàng sẽ cho vay trong thời hạn 10-15 năm…). Tuy nhiên, chương trình đã phá sản vào năm 2011 do có rất ít người tham gia. Hai dự án nhà ở phục vụ cho chương trình tại quận 12 và Thủ Đức đến nay vẫn còn nằm trên giấy” - bà Hoàng dẫn chứng.
Bà Hoàng phân tích thêm hiện đa phần người lao động nước ta có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng, trong khi có rất nhiều khoản phải chi, do vậy số tiền có thể trích ra để nộp vào quỹ không bao nhiêu. Thêm vào đó, nhiều người hiện rất bức xúc về nhu cầu nhà ở nhưng phải chờ đến năm năm mới đủ điều kiện được vay mua nhà thì quá lâu. Người mua nhà cũng không thể yên tâm đóng tiền khi hoàn toàn mù tịt thông tin về nơi ở của mình trong tương lai.
Mô hình còn xa thực tế
Theo TS Nguyễn Hữu Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam (SVEC), đề án của Bộ Xây dựng được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các mô hình hệ thống tiết kiệm nhà ở của một số nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Singapore… Tuy nhiên, thực trạng ở Việt Nam và những nước áp dụng mô hình này có những khác biệt quá lớn và khoảng cách quá xa. Sự khác biệt cơ bản và quan trọng đầu tiên là mức chênh lệch quá xa về GDP và GDP/đầu người giữa các nước với Việt Nam. Ngoài ra, các nước trên đều có nền kinh tế thị trường tự do, có xã hội dân sự phát triển, có công nghệ tài chính cao cấp. Đó là những điều kiện cơ bản để có thể hình thành và quản lý tốt các hình thức quỹ huy động từ nhân dân. Sự khác biệt này chỉ có thể khắc phục nếu Nhà nước có những quy định rõ ràng về cơ chế và trách nhiệm quản lý.
“Đề án chưa lập được bài toán và những lời giải bằng số liệu cụ thể cho người dân Việt Nam mà chỉ phỏng theo cách tính phần trăm (%) của các nước khác. Nhưng khi “giá trị tuyệt đối” chênh lệch quá xa thì cách tính % trở nên không thực tế. Ở các nước tiên tiến, một người trích ra 30% thu nhập để góp vốn mua nhà thì vẫn có thể đủ sống nhưng còn người có thu nhập thấp ở Việt Nam thì không thể” - ông Nguyên nói.
Cần khảo sát kỹ hơn
Để đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở mang tính thực tiễn, bà Hoàng cho rằng cần có chính sách rõ ràng, cụ thể và hấp dẫn đối với người mua và thuê mua, với chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Trước tiên, cần có một cuộc khảo sát, nghiên cứu kỹ nhu cầu của người dân để đưa ra được những giải pháp phù hợp. “Tốt nhất là hãy tổ chức lấy ý kiến người dân, khoan vội ban hành. Người dân là đối tượng chính mà họ không hưởng ứng thì đề án khó thành công được” - bà Hoàng nói.
Đồng quan điểm, TS Nguyên cũng cho rằng để xây dựng mô hình cụ thể cho Việt Nam, trước hết nên nghiên cứu khảo sát thí điểm tại Hà Nội và TP.HCM. Cuộc khảo sát cần làm rõ các tiêu chí: Chuẩn thu nhập thấp ở mỗi TP là bao nhiêu tiền/tháng/gia đình? Số lượng gia đình thu nhập thấp ở mỗi TP? Giá sinh hoạt trung bình hằng tháng ở mỗi TP? Giá thấp nhất của một căn hộ 50 m2 cho người thu nhập thấp là bao nhiêu?
“Từ những số liệu thu thập được, chỉ cần vài phép tính cơ bản, chúng ta sẽ ước tính được khả năng góp vốn của người thu nhập thấp, thời gian để họ có thể trả hết nợ mua nhà để từ đó có phương án, giải pháp hợp lý” - TS Nguyên tính toán.
Chưa làm người tham gia an tâm
Theo bà Huỳnh Kim Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nhà ở TP.HCM, Quỹ tiết kiệm nhà ở là ý tưởng hay, rất cần thiết trong điều kiện tại các đô thị còn nhiều người dân chưa có nhà ở. Tuy nhiên, dự thảo đề án có nhiều điểm thiếu thực tế, tính khả thi không cao.
“Năm 2007, tôi tham gia thực hiện chương trình tiết kiệm nhà ở do Liên minh HTX nhà ở Thụy Điển phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam, thí điểm tại TP.HCM và Hà Nội. Dự án này cũng có nhiều điểm tương đồng như đề án của Bộ Xây dựng (như người mua nhà phải đóng tiết kiệm liên tục mỗi tháng 100.000-300.000 đồng; phải đóng được khoảng 30% giá trị căn nhà, còn lại ngân hàng sẽ cho vay trong thời hạn 10-15 năm…). Tuy nhiên, chương trình đã phá sản vào năm 2011 do có rất ít người tham gia. Hai dự án nhà ở phục vụ cho chương trình tại quận 12 và Thủ Đức đến nay vẫn còn nằm trên giấy” - bà Hoàng dẫn chứng.
Bà Hoàng phân tích thêm hiện đa phần người lao động nước ta có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng, trong khi có rất nhiều khoản phải chi, do vậy số tiền có thể trích ra để nộp vào quỹ không bao nhiêu. Thêm vào đó, nhiều người hiện rất bức xúc về nhu cầu nhà ở nhưng phải chờ đến năm năm mới đủ điều kiện được vay mua nhà thì quá lâu. Người mua nhà cũng không thể yên tâm đóng tiền khi hoàn toàn mù tịt thông tin về nơi ở của mình trong tương lai.
Đa phần người lao động có thu nhập thấp vẫn còn thuê hoặc ở các chung cư cũ nên khó có tiền tham gia quỹ tiết kiệm nhà ở.
Mô hình còn xa thực tế
Theo TS Nguyễn Hữu Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam (SVEC), đề án của Bộ Xây dựng được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các mô hình hệ thống tiết kiệm nhà ở của một số nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Singapore… Tuy nhiên, thực trạng ở Việt Nam và những nước áp dụng mô hình này có những khác biệt quá lớn và khoảng cách quá xa. Sự khác biệt cơ bản và quan trọng đầu tiên là mức chênh lệch quá xa về GDP và GDP/đầu người giữa các nước với Việt Nam. Ngoài ra, các nước trên đều có nền kinh tế thị trường tự do, có xã hội dân sự phát triển, có công nghệ tài chính cao cấp. Đó là những điều kiện cơ bản để có thể hình thành và quản lý tốt các hình thức quỹ huy động từ nhân dân. Sự khác biệt này chỉ có thể khắc phục nếu Nhà nước có những quy định rõ ràng về cơ chế và trách nhiệm quản lý.
“Đề án chưa lập được bài toán và những lời giải bằng số liệu cụ thể cho người dân Việt Nam mà chỉ phỏng theo cách tính phần trăm (%) của các nước khác. Nhưng khi “giá trị tuyệt đối” chênh lệch quá xa thì cách tính % trở nên không thực tế. Ở các nước tiên tiến, một người trích ra 30% thu nhập để góp vốn mua nhà thì vẫn có thể đủ sống nhưng còn người có thu nhập thấp ở Việt Nam thì không thể” - ông Nguyên nói.
Cần khảo sát kỹ hơn
Để đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở mang tính thực tiễn, bà Hoàng cho rằng cần có chính sách rõ ràng, cụ thể và hấp dẫn đối với người mua và thuê mua, với chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Trước tiên, cần có một cuộc khảo sát, nghiên cứu kỹ nhu cầu của người dân để đưa ra được những giải pháp phù hợp. “Tốt nhất là hãy tổ chức lấy ý kiến người dân, khoan vội ban hành. Người dân là đối tượng chính mà họ không hưởng ứng thì đề án khó thành công được” - bà Hoàng nói.
Đồng quan điểm, TS Nguyên cũng cho rằng để xây dựng mô hình cụ thể cho Việt Nam, trước hết nên nghiên cứu khảo sát thí điểm tại Hà Nội và TP.HCM. Cuộc khảo sát cần làm rõ các tiêu chí: Chuẩn thu nhập thấp ở mỗi TP là bao nhiêu tiền/tháng/gia đình? Số lượng gia đình thu nhập thấp ở mỗi TP? Giá sinh hoạt trung bình hằng tháng ở mỗi TP? Giá thấp nhất của một căn hộ 50 m2 cho người thu nhập thấp là bao nhiêu?
“Từ những số liệu thu thập được, chỉ cần vài phép tính cơ bản, chúng ta sẽ ước tính được khả năng góp vốn của người thu nhập thấp, thời gian để họ có thể trả hết nợ mua nhà để từ đó có phương án, giải pháp hợp lý” - TS Nguyên tính toán.
Theo đề án, Quỹ tiết kiệm nhà ở gồm hai mô hình. Mô hình thứ nhất phục vụ cho người có thu nhập thấp vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc cho doanh nghiệp vay đầu tư xây nhà giá thấp, nhà ở xã hội. Người tham gia sẽ được vay tiền để mua, thuê mua nhà ở xã hội khi đã đóng 30% giá trị căn nhà, phải tham gia đóng quỹ từ năm năm trở lên. Số tiền được vay thêm tối đa bằng ba lần số tiền đã đóng. Ai gửi nhiều tiền hoặc có thời gian đóng dài hơn được ưu tiên vay trước. Người vay phải trả nợ đều hằng tháng trong thời hạn tối thiểu là 15 năm. Mô hình thứ hai dành cho người có thu nhập trung bình vay để mua nhà ở thương mại. Sau khi đóng được khoảng 50% giá trị nhà ở cần mua, người tham gia được vay thêm 50% giá trị còn lại. Quỹ sẽ do ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng chuyên về tiết kiệm nhà ở quản lý. |
Theo Pháp luật TP