Do đặc thù của nền hành chính công tập trung và cũng do phương tiện giao thông từ bao năm vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố lớn nên khu vực nội đô từ lâu vốn trở thành chỗ "định cư” của hầu hết các công sở.
Nội thành các thành phố lớn có tầm quan trọng đặc biệt như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì rõ ràng là nơi tập trung dày đặc những trụ sở của các bộ, ngành, một số cơ sở của các địa phương bạn.
Trong tình hình đô thị hóa nhanh và... thiếu quy họach như đã và đang diễn ra thì các trụ sở đó góp phần không nhỏ vào tình trạng quá tải giao thông đô thị, ảnh hưởng không chỉ về sinh họat của người dân mà còn là ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế và không lọai trừ chất lượng phục vụ của hành chính công. Và từ đó, quá trình di dời những cơ sở này từ nội thành ra ngọai thành là một qúa trình không thể không thuộc những việc cần làm ngay.
Vấn đề là, làm như thế nào để "quy họach” mới này không chồng lên quy họach đã có? Làm ra sao để sau những cơ sở được di dời, sẽ không tái phát căn bệnh quen thuộc về quy họach, chống ùn tắc, quá tải, xét về mặt đô thị hóa?
Được biết, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhiều cơ quan, ban ngành của Hà Nội đã và đang lập phương án di dời trụ sở ra khỏi nội đô. TP. Hồ Chí Minh cũng đang có phương án di dời một số trường đại học, bệnh viện ra ngọai thành để trước hết giải quyết vấn đề quá tải tự thân của các cơ sở này. Mới đây, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội đã kiến nghị Bộ Xây dựng cho phép Hà Nội thực hiện cơ chế đặc thù lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch thành phần để các dự án đầu tư trọng điểm có thể triển khai sớm theo kế hoạch thành phố đã đề ra. Theo kế hoạch, năm 2012, Sở Quy hoạch và Kiến trúc tập trung hoàn thành các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị, nông thôn mới, quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng, các khu vực trọng điểm phát triển đô thị, lập quy hoạch chuyên ngành, quy chế quản lý kiến trúc đô thị và quản lý công trình cao tầng khu vực trung tâm...
Trên là chuyện kỹ thuật của những nhà quy họach, vấn đề không thể quên là quyền sở hữu những cơ sở, đặc biệt cơ sở trung ương hay tỉnh bạn trú chân, này sẽ giải quyết ra sao? Thiết nghĩ, không thể không tôn trọng sở hữu của những người chủ cụ thể. Để giải quyết hợp tình hợp lý vấn đề sở hữu và thay đổi công năng sử dụng tài sản, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nên mua lại các cơ sở đó. Sau khi chuyển đổi chủ sở hữu, các thành phố sẽ chủ động sử dụng những bất động sản đó một cách hợp lý với quy hoạch đô thị cho hiện tại và cho các dự báo phát triển trong tương lai. Đồng thời có thể có chính sách hỗ trợ cho các chủ sở hữu cũ đã bán tài sản đó cho chính quyền sở tại những phần đất đai nằm ngoài khu vực đang phải chịu áp lực lớn về các vấn đề tắc nghẽn của đô thị. Nếu không làm được như vậy, có khả năng di dời một trường học, một bệnh viện sẽ có ngay trường học, bệnh viện, chung cư cao tầng mới mọc lên đúng nơi chốn cũ với người chủ mới thì kể như lại "đánh bùn sang ao”, không giải quyết được cái gốc của vấn đề.
Vì vậy, cần có một cơ chế mới sớm được hình thành và tạo ra sự đồng thuận trước khi quá trình di dời diễn ra để quy họach không trở thành nhân tố phá... quy hoạch.
Trong tình hình đô thị hóa nhanh và... thiếu quy họach như đã và đang diễn ra thì các trụ sở đó góp phần không nhỏ vào tình trạng quá tải giao thông đô thị, ảnh hưởng không chỉ về sinh họat của người dân mà còn là ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế và không lọai trừ chất lượng phục vụ của hành chính công. Và từ đó, quá trình di dời những cơ sở này từ nội thành ra ngọai thành là một qúa trình không thể không thuộc những việc cần làm ngay.
Vấn đề là, làm như thế nào để "quy họach” mới này không chồng lên quy họach đã có? Làm ra sao để sau những cơ sở được di dời, sẽ không tái phát căn bệnh quen thuộc về quy họach, chống ùn tắc, quá tải, xét về mặt đô thị hóa?
Được biết, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhiều cơ quan, ban ngành của Hà Nội đã và đang lập phương án di dời trụ sở ra khỏi nội đô. TP. Hồ Chí Minh cũng đang có phương án di dời một số trường đại học, bệnh viện ra ngọai thành để trước hết giải quyết vấn đề quá tải tự thân của các cơ sở này. Mới đây, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội đã kiến nghị Bộ Xây dựng cho phép Hà Nội thực hiện cơ chế đặc thù lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch thành phần để các dự án đầu tư trọng điểm có thể triển khai sớm theo kế hoạch thành phố đã đề ra. Theo kế hoạch, năm 2012, Sở Quy hoạch và Kiến trúc tập trung hoàn thành các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị, nông thôn mới, quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng, các khu vực trọng điểm phát triển đô thị, lập quy hoạch chuyên ngành, quy chế quản lý kiến trúc đô thị và quản lý công trình cao tầng khu vực trung tâm...
Trên là chuyện kỹ thuật của những nhà quy họach, vấn đề không thể quên là quyền sở hữu những cơ sở, đặc biệt cơ sở trung ương hay tỉnh bạn trú chân, này sẽ giải quyết ra sao? Thiết nghĩ, không thể không tôn trọng sở hữu của những người chủ cụ thể. Để giải quyết hợp tình hợp lý vấn đề sở hữu và thay đổi công năng sử dụng tài sản, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nên mua lại các cơ sở đó. Sau khi chuyển đổi chủ sở hữu, các thành phố sẽ chủ động sử dụng những bất động sản đó một cách hợp lý với quy hoạch đô thị cho hiện tại và cho các dự báo phát triển trong tương lai. Đồng thời có thể có chính sách hỗ trợ cho các chủ sở hữu cũ đã bán tài sản đó cho chính quyền sở tại những phần đất đai nằm ngoài khu vực đang phải chịu áp lực lớn về các vấn đề tắc nghẽn của đô thị. Nếu không làm được như vậy, có khả năng di dời một trường học, một bệnh viện sẽ có ngay trường học, bệnh viện, chung cư cao tầng mới mọc lên đúng nơi chốn cũ với người chủ mới thì kể như lại "đánh bùn sang ao”, không giải quyết được cái gốc của vấn đề.
Vì vậy, cần có một cơ chế mới sớm được hình thành và tạo ra sự đồng thuận trước khi quá trình di dời diễn ra để quy họach không trở thành nhân tố phá... quy hoạch.
Theo Đại đoàn kết