Đã hơn hai tuần gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội chính thức có hiệu lực, song người dân và giới doanh nghiệp vẫn than phiền rằng, tiếp cận gói vay với lãi suất hấp dẫn 6%/năm cực khó. Một hộ dân có thu nhập bao nhiêu mới đủ điều kiện vay vốn? Tại sao nhiều người dân vẫn vấp phải khá nhiều rào cản về thủ tục?
Theo hai thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng, người có thu nhập thấp là một cá nhân đi làm thu nhập từ 9 triệu đồng/tháng trở xuống. Như vậy, một gia đình 2 vợ chồng có thể thu nhập thấp ở mức tối đa là 18 triệu đồng/tháng, nhưng nhiều gia đình thu nhập chỉ khoảng 5 triệu đồng. Vì vậy, phải có nhiều giải pháp và nhiều gói cũng như nhiều loại căn hộ để người thu nhập thấp ở đô thị có thể sở hữu một căn hộ. Theo quy định, người mua phải tự lo tiền đặt cọc 50 triệu đồng (20%), được vay 80% là 200 triệu đồng, trả trong 10 năm, tức là mỗi năm phải trả 20 triệu đồng tiền gốc, 12 triệu đồng tiền lãi (6%), tương đương mỗi tháng trả 1,8 triệu đồng tiền gốc với 1 triệu đồng tiền lãi. Đây là những năm đầu, các năm sau gốc giảm thì lãi còn giảm nữa. Theo các ngân hàng thương mại công bố, có thể vay 15 năm với 200 triệu đồng thì số tiền phải trả hàng tháng còn thấp hơn. Có thể nói, đây là điều kiện lý tưởng cho người thu nhập thấp có thể thực hiện được giấc mơ “mái ấm”. Tuy nhiên trong thực tế, vẫn còn nhiều hộ gia đình thu nhập thấp hơn 5 triệu đồng/tháng, hơn thế thu nhập lại không ổn định. Trong khi đó, với tình hình giá đất, nguyên vật liệu xây dựng hiện nay, không thể đòi hỏi hạ giá căn hộ hơn nữa. Đại diện Bộ Xây dựng nhấn mạnh rằng, Chính phủ đã hỗ trợ tối đa đất thuế, tín dụng…
Nhà nước cố gắng lo chỗ ở cho người dân, chứ không thể cố gắng lo sở hữu nhà cho dân. Vì vậy, Bộ Xây dựng đang có chính sách hỗ trợ nhà ở cho thuê, làm sao để hộ đi thuê một căn hộ khoảng 40-45m2 chỉ phải trả 2 triệu đồng/tháng. Hy vọng chính sách này sẽ được Chính phủ ban hành trong tháng 7 tới. Theo ý kiến của Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam, ngay cả người có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng nếu muốn vay 500 triệu đồng để mua nhà cũng hết sức khó khăn. Mức thu nhập đó còn phải dành ít nhất 3-4 triệu đồng để sinh hoạt, chưa kể chuyện ốm đau và nhiều thứ chi tiêu khác. Như vậy chỉ còn 1-2 triệu đồng để trả nợ. Còn nhiều ý kiến lo ngại về sự rủi ro khi cho người nghèo vay tiền mua nhà ở, ngay cả khi họ thế chấp bằng chính căn nhà mình mua. Đây là một vấn đề mang tính an sinh xã hội cao nên trong quy trình triển khai việc vay mượn, không thể nói “muốn là được ngay”. Ngân hàng không thể cho không hay “gánh” hộ hầu hết việc vay mượn được.
Để được vay vốn ưu đãi, người đi vay còn phải có giấy xác nhận về hộ khẩu, nhân thân và thực trạng nhà ở hiện tại. UBND phường, xã nơi cá nhân cư trú phải ký tên, đóng dấu xác nhận. Chưa kể điều kiện phải có hợp đồng mua nhà thì ngân hàng mới xét duyệt cũng làm khó thêm cho người dân. Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng là một nỗ lực rất lớn của Nhà nước, song rất cần công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hết sức chặt chẽ để đảm bảo chính sách được thực thi tốt, để người nghèo “với” tới được căn hộ giá rẻ.
Nhà nước cố gắng lo chỗ ở cho người dân, chứ không thể cố gắng lo sở hữu nhà cho dân. Vì vậy, Bộ Xây dựng đang có chính sách hỗ trợ nhà ở cho thuê, làm sao để hộ đi thuê một căn hộ khoảng 40-45m2 chỉ phải trả 2 triệu đồng/tháng. Hy vọng chính sách này sẽ được Chính phủ ban hành trong tháng 7 tới. Theo ý kiến của Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam, ngay cả người có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng nếu muốn vay 500 triệu đồng để mua nhà cũng hết sức khó khăn. Mức thu nhập đó còn phải dành ít nhất 3-4 triệu đồng để sinh hoạt, chưa kể chuyện ốm đau và nhiều thứ chi tiêu khác. Như vậy chỉ còn 1-2 triệu đồng để trả nợ. Còn nhiều ý kiến lo ngại về sự rủi ro khi cho người nghèo vay tiền mua nhà ở, ngay cả khi họ thế chấp bằng chính căn nhà mình mua. Đây là một vấn đề mang tính an sinh xã hội cao nên trong quy trình triển khai việc vay mượn, không thể nói “muốn là được ngay”. Ngân hàng không thể cho không hay “gánh” hộ hầu hết việc vay mượn được.
Để được vay vốn ưu đãi, người đi vay còn phải có giấy xác nhận về hộ khẩu, nhân thân và thực trạng nhà ở hiện tại. UBND phường, xã nơi cá nhân cư trú phải ký tên, đóng dấu xác nhận. Chưa kể điều kiện phải có hợp đồng mua nhà thì ngân hàng mới xét duyệt cũng làm khó thêm cho người dân. Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng là một nỗ lực rất lớn của Nhà nước, song rất cần công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hết sức chặt chẽ để đảm bảo chính sách được thực thi tốt, để người nghèo “với” tới được căn hộ giá rẻ.
Theo ANTĐ