Khó khăn, doanh nghiệp (DN) buộc phải bán dự án, tuy nhiên sau khi chuyển nhượng nếu ép họ nộp thuế TNDN 25% ngay, DN sẽ không còn tiền. Do đó, một số đại biểu Quốc hội đề xuất nên giãn thời gian nộp thuế cho DN.
Thị trường bất động sản đóng băng, để duy trì hoạt động kinh doanh nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải chấp nhận chuyển nhượng dự án với giá rẻ. Tuy nhiên, theo quy định của Luật thuế TNDN, sau khi chuyển nhượng doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế ngay với thuế suất 25%. Nhiều đại biểu cho rằng, điều này bất hợp lý. Thêm vào đó, việc hạch toán lỗ, lãi từ hoạt động kinh doanh bất động sản được tách bạch với các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp theo Luật hiện hành cũng đang gây khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản.
Chính vì vậy, tại phiên thảo luận về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN chiều 29/5, vấn đề này đã được nhiều đại biểu Quốc hội thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến.
Đại biểu Mai Hữu Tín (đoàn Bình Dương) tán thành việc dự thảo Luật thuế TNDN cho phép việc chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thực hiện dự án được bù trừ lỗ, lãi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh lãi tính thuế. Tuy nhiên, nên mở rộng đối tượng này vì hiện nay nhiều doanh nghiệp bị lỗ trong hoạt động sản suất kinh doanh chính. Chuyển nhượng dự án BĐS, quyền tham gia dự án là một giải pháp để giữ DN tồn tại, duy trì việc làm cho người lao động.
Còn nếu chuyển nhượng có lãi phải nộp ngay 25% thuế thu nhập doanh nghiệp thì DN chẳng còn bao nhiêu tiền để bổ sung vào vốn SXKD của mình. Mặt khác, tại các nước trên thế giới, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền thực hiện dự án luôn được coi là thu nhập không trừ. Lãi lỗ đều được bù trừ đối với lãi lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh. Được như vậy tính ổn định của Luật này sẽ tốt hơn nhiều.
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, đối với thu nhập chịu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản và thu nhập khác phát sinh, để phân chia rủi ro một doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều lĩnh vực kinh doanh với mục tiêu lĩnh vực hoạt động có lãi sẽ bù lại với hoạt động kinh doanh thua lỗ.
Trong thời gian qua, việc tách bất động sản để kê khai nộp thuế riêng khi thị trường bất động sản đang sôi động cũng góp phần làm tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước qua việc điều tiết kịp thời việc tính thuế từ hoạt động kinh doanh này. Đối tượng chịu thuế thu nhập theo điều 2 luật hiện hành quy định đối tượng chịu thuế là tổ chức kinh doanh hàng hóa có thu nhập chịu thuế chứ không phải thuế đánh vào từng mặt hàng và mục đích kinh doanh riêng biệt, trong trường hợp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ mà không được bù trừ với hoạt động kinh doanh bất động sản và các lĩnh vực khác đem lại. Vì vậy, kiến nghị để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp vẫn có thể hạch toán riêng từng lĩnh vực nhưng lãi, lỗ của các hoạt động kinh doanh cần được hạch toán chung để giúp doanh nghiệp có thể san sẻ rủi ro trong quá trình hoạt động của mình.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Đoàn Lâm Đồng) cho rằng, các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư phải hạch toán và kê khai nộp thuế riêng và cho phép bù trừ lỗ, lãi như trong dự thảo là hợp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp này, kinh doanh bất động sản mà có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ mà không được bù trừ là không hợp lý. Do vậy, đại biểu Thuyền kiến nghị nên bổ sung quy định theo hướng thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng bất động sản gắn liền với đất được hạch toán riêng để kê khai nộp thuế. Trường hợp lỗ thì được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản gắn liền với đất thì hợp lý hơn.
Chính vì vậy, tại phiên thảo luận về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN chiều 29/5, vấn đề này đã được nhiều đại biểu Quốc hội thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến.
Đại biểu Mai Hữu Tín (đoàn Bình Dương) tán thành việc dự thảo Luật thuế TNDN cho phép việc chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thực hiện dự án được bù trừ lỗ, lãi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh lãi tính thuế. Tuy nhiên, nên mở rộng đối tượng này vì hiện nay nhiều doanh nghiệp bị lỗ trong hoạt động sản suất kinh doanh chính. Chuyển nhượng dự án BĐS, quyền tham gia dự án là một giải pháp để giữ DN tồn tại, duy trì việc làm cho người lao động.
Còn nếu chuyển nhượng có lãi phải nộp ngay 25% thuế thu nhập doanh nghiệp thì DN chẳng còn bao nhiêu tiền để bổ sung vào vốn SXKD của mình. Mặt khác, tại các nước trên thế giới, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền thực hiện dự án luôn được coi là thu nhập không trừ. Lãi lỗ đều được bù trừ đối với lãi lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh. Được như vậy tính ổn định của Luật này sẽ tốt hơn nhiều.
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, đối với thu nhập chịu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản và thu nhập khác phát sinh, để phân chia rủi ro một doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều lĩnh vực kinh doanh với mục tiêu lĩnh vực hoạt động có lãi sẽ bù lại với hoạt động kinh doanh thua lỗ.
Trong thời gian qua, việc tách bất động sản để kê khai nộp thuế riêng khi thị trường bất động sản đang sôi động cũng góp phần làm tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước qua việc điều tiết kịp thời việc tính thuế từ hoạt động kinh doanh này. Đối tượng chịu thuế thu nhập theo điều 2 luật hiện hành quy định đối tượng chịu thuế là tổ chức kinh doanh hàng hóa có thu nhập chịu thuế chứ không phải thuế đánh vào từng mặt hàng và mục đích kinh doanh riêng biệt, trong trường hợp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ mà không được bù trừ với hoạt động kinh doanh bất động sản và các lĩnh vực khác đem lại. Vì vậy, kiến nghị để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp vẫn có thể hạch toán riêng từng lĩnh vực nhưng lãi, lỗ của các hoạt động kinh doanh cần được hạch toán chung để giúp doanh nghiệp có thể san sẻ rủi ro trong quá trình hoạt động của mình.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Đoàn Lâm Đồng) cho rằng, các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư phải hạch toán và kê khai nộp thuế riêng và cho phép bù trừ lỗ, lãi như trong dự thảo là hợp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp này, kinh doanh bất động sản mà có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ mà không được bù trừ là không hợp lý. Do vậy, đại biểu Thuyền kiến nghị nên bổ sung quy định theo hướng thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng bất động sản gắn liền với đất được hạch toán riêng để kê khai nộp thuế. Trường hợp lỗ thì được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản gắn liền với đất thì hợp lý hơn.
Theo VnMedia