Nghị quyết 16/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2020 đặt ra nhiệm vụ to lớn là xây dựng TP.HCM văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa...
Một trong những giải pháp hướng đến để thực hiện nhiệm vụ trên là TP phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền gắn với xây dựng mô hình chính quyền đô thị.
UBND TP.HCM vừa có báo cáo chuyên đề về các vấn đề liên quan đến mô hình chính quyền đô thị (CQĐT), trong đó nêu rõ những bất cập trong tổ chức và hoạt động của tổ chức chính quyền trên địa bàn TP hiện nay.
TP.HCM tiếp tục đề xuất mô hình CQĐT theo định hướng: CQĐT cấp TP.HCM được xây dựng theo mô hình chuỗi đô thị và có nhiều đô thị bên trong một đô thị. Bộ máy tổ chức được thiết kế theo đặc điểm địa bàn đô thị, bảo đảm chức năng nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của từng cộng đồng dân cư và lãnh thổ (tự nhiên, kết cấu hạ tầng…) không bị giới hạn về địa giới hành chính nhân tạo.
Tổ chức hai cấp chính quyền
Về tổng thể, CQĐT TP.HCM có thể được tổ chức thành hai cấp chính quyền hoàn chỉnh (có HĐND và ủy ban hành chính), gồm: Cấp TP.HCM và cấp TP vệ tinh (hay TP khu vực) trực thuộc TP.HCM.
Theo mức độ đô thị hóa hiện nay, TP.HCM hình thành và phát triển theo hướng chia thành ba địa bàn (đã đô thị hóa, đang đô thị hóa và nông thôn) với những yêu cầu khác nhau về mô hình quản lý.
Địa bàn đã đô thị hóa gồm 13 quận nội thành cũ là quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú. Trước mắt, đối với cấp quận, duy trì cấp hành chính như hiện nay (không tổ chức HĐND). Cấp phường cũng được tổ chức như hiện nay. Công chức phường là công chức của quận được phân bổ trên địa bàn phường. CQĐT cấp TP.HCM trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, chỉnh trang và phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội toàn bộ địa bàn này với lộ trình khoảng 10-15 năm. Sau khi hoàn thành sẽ tổ chức lại các đơn vị hành chính trên địa bàn này theo mô hình cấp CQĐT hoàn chỉnh.
Địa bàn nông thôn trong đô thị gồm ba huyện Củ Chi, Bình Chánh và Cần Giờ. Đối với địa bàn này, TP đề xuất chuyển cấp chính quyền huyện hiện nay thành cấp hành chính, tức là không tổ chức HĐND cấp huyện mà chỉ có cơ quan hành chính huyện, như “cánh tay nối dài” của cấp chính quyền TP.HCM. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan hành chính huyện sẽ thực hiện theo cơ chế ủy quyền của cấp chính quyền TP.HCM; đồng thời không có cơ chế tự chủ ngân sách.
Địa bàn đang đô thị hóa gồm sáu quận là quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân và hai huyện Hóc Môn và Nhà Bè. TP đề xuất có thể phân chia địa bàn này thành các khu đô thị độc lập, dự kiến tổ chức thành bốn khu đô thị (hoặc gọi là TP) gồm Đông, Nam, Tây, Bắc. Mỗi khu đô thị là một cấp chính quyền hoàn chỉnh, trực thuộc CQĐT TP.HCM, được phân cấp mạnh, tăng thẩm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong ngân sách, xây dựng và quản lý, phát triển dịch vụ đô thị.
Bốn TP Đông, Tây, Nam, Bắc
TP Đông gồm quận 2, 9 và Thủ Đức, diện tích 211 km2, lấy khu đô thị mới Thủ Thiêm làm trung tâm. Chức năng kinh tế chính của khu này là phát triển các ngành dịch vụ cao cấp và công nghiệp kỹ thuật cao.
TP Nam gồm quận 7, huyện Nhà Bè và điều chỉnh một phần diện tích của quận 8 (phần phía nam kênh Tẻ) và huyện Bình Chánh, diện tích 194 km2. Nòng cốt để phát triển khu này là khu đô thị Nam Sài Gòn, khu vực thị trấn Nhà Bè và đặc biệt là phát triển khu đô thị cảng Hiệp Phước. Cơ sở kinh tế để phát triển khu đô thị này là dịch vụ cảng, gắn liền với các loại hoạt động thương mại khác.
TP Bắc gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn, diện tích 149 km2. Chức năng kinh tế chính là phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp kỹ thuật cao, phát triển các khu dân cư phục vụ cho việc dãn dân, chỉnh trang đô thị khu vực quận Gò Vấp, Tân Bình.
TP Tây gồm quận Bình Tân hiện nay cùng điều chỉnh một phần diện tích của quận 8 và một phần diện tích huyện Bình Chánh dựa trên ranh giới tự nhiên đang có. Diện tích khu đô thị này 191 km2. Khu này chủ yếu phát triển các ngành dịch vụ, khu công nghiệp và phát triển các khu dân cư nhằm tái bố trí dân cư từ các quận 6, 11, Tân Bình.
Bên cạnh bốn khu đô thị nêu trên, TP sẽ nghiên cứu bổ sung thêm khu đô thị Tây Bắc, với diện tích khoảng 6.000 ha đang được quy hoạch và kêu gọi đầu tư, khi đủ điều kiện.
UBND TP.HCM vừa có báo cáo chuyên đề về các vấn đề liên quan đến mô hình chính quyền đô thị (CQĐT), trong đó nêu rõ những bất cập trong tổ chức và hoạt động của tổ chức chính quyền trên địa bàn TP hiện nay.
TP.HCM tiếp tục đề xuất mô hình CQĐT theo định hướng: CQĐT cấp TP.HCM được xây dựng theo mô hình chuỗi đô thị và có nhiều đô thị bên trong một đô thị. Bộ máy tổ chức được thiết kế theo đặc điểm địa bàn đô thị, bảo đảm chức năng nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của từng cộng đồng dân cư và lãnh thổ (tự nhiên, kết cấu hạ tầng…) không bị giới hạn về địa giới hành chính nhân tạo.
Tổ chức hai cấp chính quyền
Về tổng thể, CQĐT TP.HCM có thể được tổ chức thành hai cấp chính quyền hoàn chỉnh (có HĐND và ủy ban hành chính), gồm: Cấp TP.HCM và cấp TP vệ tinh (hay TP khu vực) trực thuộc TP.HCM.
Theo mức độ đô thị hóa hiện nay, TP.HCM hình thành và phát triển theo hướng chia thành ba địa bàn (đã đô thị hóa, đang đô thị hóa và nông thôn) với những yêu cầu khác nhau về mô hình quản lý.
Địa bàn đã đô thị hóa gồm 13 quận nội thành cũ là quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú. Trước mắt, đối với cấp quận, duy trì cấp hành chính như hiện nay (không tổ chức HĐND). Cấp phường cũng được tổ chức như hiện nay. Công chức phường là công chức của quận được phân bổ trên địa bàn phường. CQĐT cấp TP.HCM trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, chỉnh trang và phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội toàn bộ địa bàn này với lộ trình khoảng 10-15 năm. Sau khi hoàn thành sẽ tổ chức lại các đơn vị hành chính trên địa bàn này theo mô hình cấp CQĐT hoàn chỉnh.
Thành phố sẽ chủ động phát triển nhanh và bền vững hơn khi được áp dụng mô hình chính quyền đô thị.
Địa bàn nông thôn trong đô thị gồm ba huyện Củ Chi, Bình Chánh và Cần Giờ. Đối với địa bàn này, TP đề xuất chuyển cấp chính quyền huyện hiện nay thành cấp hành chính, tức là không tổ chức HĐND cấp huyện mà chỉ có cơ quan hành chính huyện, như “cánh tay nối dài” của cấp chính quyền TP.HCM. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan hành chính huyện sẽ thực hiện theo cơ chế ủy quyền của cấp chính quyền TP.HCM; đồng thời không có cơ chế tự chủ ngân sách.
Địa bàn đang đô thị hóa gồm sáu quận là quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân và hai huyện Hóc Môn và Nhà Bè. TP đề xuất có thể phân chia địa bàn này thành các khu đô thị độc lập, dự kiến tổ chức thành bốn khu đô thị (hoặc gọi là TP) gồm Đông, Nam, Tây, Bắc. Mỗi khu đô thị là một cấp chính quyền hoàn chỉnh, trực thuộc CQĐT TP.HCM, được phân cấp mạnh, tăng thẩm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong ngân sách, xây dựng và quản lý, phát triển dịch vụ đô thị.
Bốn TP Đông, Tây, Nam, Bắc
TP Đông gồm quận 2, 9 và Thủ Đức, diện tích 211 km2, lấy khu đô thị mới Thủ Thiêm làm trung tâm. Chức năng kinh tế chính của khu này là phát triển các ngành dịch vụ cao cấp và công nghiệp kỹ thuật cao.
TP Nam gồm quận 7, huyện Nhà Bè và điều chỉnh một phần diện tích của quận 8 (phần phía nam kênh Tẻ) và huyện Bình Chánh, diện tích 194 km2. Nòng cốt để phát triển khu này là khu đô thị Nam Sài Gòn, khu vực thị trấn Nhà Bè và đặc biệt là phát triển khu đô thị cảng Hiệp Phước. Cơ sở kinh tế để phát triển khu đô thị này là dịch vụ cảng, gắn liền với các loại hoạt động thương mại khác.
TP Bắc gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn, diện tích 149 km2. Chức năng kinh tế chính là phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp kỹ thuật cao, phát triển các khu dân cư phục vụ cho việc dãn dân, chỉnh trang đô thị khu vực quận Gò Vấp, Tân Bình.
TP Tây gồm quận Bình Tân hiện nay cùng điều chỉnh một phần diện tích của quận 8 và một phần diện tích huyện Bình Chánh dựa trên ranh giới tự nhiên đang có. Diện tích khu đô thị này 191 km2. Khu này chủ yếu phát triển các ngành dịch vụ, khu công nghiệp và phát triển các khu dân cư nhằm tái bố trí dân cư từ các quận 6, 11, Tân Bình.
Bên cạnh bốn khu đô thị nêu trên, TP sẽ nghiên cứu bổ sung thêm khu đô thị Tây Bắc, với diện tích khoảng 6.000 ha đang được quy hoạch và kêu gọi đầu tư, khi đủ điều kiện.
Kiến nghị cho TP được quy định về quản lý nhập cư Trong giai đoạn chưa thực hiện thí điểm CQĐT, TP.HCM kiến nghị trung ương cho phép được thực hiện thí điểm một số vấn đề. Cụ thể, TP kiến nghị được chủ động, linh hoạt, quyết định về tổ chức, biên chế; thực hiện thí điểm cải cách tiền lương, đảm bảo thu nhập và phù hợp mức sống của TP. Về xử lý vi phạm hành chính trong đô thị, TP kiến nghị được thí điểm các nội dung như: Quy định về các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn, văn minh đô thị phát sinh (nhưng chưa được quy định là vi phạm hành chính); quy định mức xử phạt tăng không quá ba lần so với mức quy định chung (thông qua HĐND), về trình tự, thủ tục xử phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính đặc thù của đô thị; thẩm quyền đề ra các biện pháp quản lý nhà nước trên địa bàn như quản lý nhập cư, quản lý lao động… |
Theo Pháp luật TP