Chiều 2/8, Phó chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, đánh giá tình hình và tháo gỡ khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn với đất trên địa bàn TP.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), toàn TP đến nay đã cấp hơn 1,043 triệu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), đạt 94,6% đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tại khu vực đô thị và nông thôn.
Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm 2012, các quận, huyện, thị xã mới cấp hơn 29 nghìn giấy đạt 15,16% chỉ tiêu kế hoạch TP giao phải cấp là 191.835 giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNƠ và tài sản gắn với đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
Một trong những vướng mắc, chậm tiến độ là tại các địa phương còn 112.000 trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận các loại. Theo Sở TN&MT phân loại có 12 dạng sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm đất đai, còn tồn đọng, nhưng chưa có căn cứ pháp luật để giải quyết hoặc căn cứ giải quyết còn thiếu, chưa rõ ràng và vượt thẩm quyền UBND TP.
Đại diện các quận, huyện đã nêu nhiều bất cập trong cấp giấy chứng nhận (các loại), liên quan xác định nguồn gốc sử dụng đất, cơ chế chính sách.
Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Đặng Hồng Thái cho biết, có trường hợp hồ sơ cấp GCN là nhà cấp bốn, nhưng thực tế đã xây 3- 4 tầng kiên cố. Hay có khu tập thể, nguồn gốc diện tích cấp đất chủ sử dụng 18m2, 24 m2, nhưng hồ sơ đề nghị cấp vọt lên cả 100m2!, tình trạng này khu vực nông thôn cũng có, do lấn chiếm, chiếm dụng đất công…
Ngoài ra, đất một số khu tập thể nhà ở, đơn vị chủ quản chưa hoàn thành bàn giao quản lý nhà nước về đất đai cho TP, mà theo luật TP thiếu căn cứ và cơ sở và giải quyết.
Một vấn đề nữa, là một số khu đô thị nhà ở, chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước (như nộp thiếu tiền sử dụng đất… ), khiến việc cấp “sổ đỏ” cho người dân ở các căn hộ tại đây bị ách lại …
Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh yêu cầu, các cấp, các ngành, các địa phương cần rà soát toàn bộ thực trạng đất đai, nhà ở trên địa bàn mình quản lý. Trên cơ sở đó, phân thành 4 dạng đất đai trong việc cấp giấy chứng nhận.
Theo đó, đối với trường hợp đất, nhà ở điều kiện, yêu cầu các địa phương năm 2013 phải cấp xong giấy chứng nhận cho hộ gia đình, người dân. Trường hợp không đủ điều kiện, phải thông báo với chủ sử dụng đất, sở hữu nhà ở và nêu rõ nguyên nhân, chỉ ra cấp thẩm quyền giải quyết, tránh tình trạng đùn đẩy hoặc làm khó để người dân phải đi lại… Đối với các dự án phát triển nhà ở, mà chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước, thì phải phối hợp với các ngành chức năng thanh kiểm tra, xử lý dứt điểm theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi của người mua nhà (theo văn bản hướng dẫn xử lý số 2470 của Bộ TN & MT ngày 17/7/2012)…
Đối với trường hợp không hợp tác cấp “sổ đỏ”, yêu cầu các cấp chính quyền, vận đồng và giải thích với chủ sử dụng đất về quyền lợi và trách nhiệm của họ để chấp hành thực hiện.
Các địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cấp giấy chứng nhận đất, nhà ở cho các khu tái định cư; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; giáo dục ý thức trách nhiệm đối với cán bộ cơ sở, nhất là phường xã trong công tác này. Phát hiện trường hợp nào vi phạm kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm 2012, các quận, huyện, thị xã mới cấp hơn 29 nghìn giấy đạt 15,16% chỉ tiêu kế hoạch TP giao phải cấp là 191.835 giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNƠ và tài sản gắn với đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
Một trong những vướng mắc, chậm tiến độ là tại các địa phương còn 112.000 trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận các loại. Theo Sở TN&MT phân loại có 12 dạng sử dụng đất có nguồn gốc vi phạm đất đai, còn tồn đọng, nhưng chưa có căn cứ pháp luật để giải quyết hoặc căn cứ giải quyết còn thiếu, chưa rõ ràng và vượt thẩm quyền UBND TP.
Đại diện các quận, huyện đã nêu nhiều bất cập trong cấp giấy chứng nhận (các loại), liên quan xác định nguồn gốc sử dụng đất, cơ chế chính sách.
Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Đặng Hồng Thái cho biết, có trường hợp hồ sơ cấp GCN là nhà cấp bốn, nhưng thực tế đã xây 3- 4 tầng kiên cố. Hay có khu tập thể, nguồn gốc diện tích cấp đất chủ sử dụng 18m2, 24 m2, nhưng hồ sơ đề nghị cấp vọt lên cả 100m2!, tình trạng này khu vực nông thôn cũng có, do lấn chiếm, chiếm dụng đất công…
Ngoài ra, đất một số khu tập thể nhà ở, đơn vị chủ quản chưa hoàn thành bàn giao quản lý nhà nước về đất đai cho TP, mà theo luật TP thiếu căn cứ và cơ sở và giải quyết.
Một vấn đề nữa, là một số khu đô thị nhà ở, chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước (như nộp thiếu tiền sử dụng đất… ), khiến việc cấp “sổ đỏ” cho người dân ở các căn hộ tại đây bị ách lại …
Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh yêu cầu, các cấp, các ngành, các địa phương cần rà soát toàn bộ thực trạng đất đai, nhà ở trên địa bàn mình quản lý. Trên cơ sở đó, phân thành 4 dạng đất đai trong việc cấp giấy chứng nhận.
Theo đó, đối với trường hợp đất, nhà ở điều kiện, yêu cầu các địa phương năm 2013 phải cấp xong giấy chứng nhận cho hộ gia đình, người dân. Trường hợp không đủ điều kiện, phải thông báo với chủ sử dụng đất, sở hữu nhà ở và nêu rõ nguyên nhân, chỉ ra cấp thẩm quyền giải quyết, tránh tình trạng đùn đẩy hoặc làm khó để người dân phải đi lại… Đối với các dự án phát triển nhà ở, mà chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước, thì phải phối hợp với các ngành chức năng thanh kiểm tra, xử lý dứt điểm theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi của người mua nhà (theo văn bản hướng dẫn xử lý số 2470 của Bộ TN & MT ngày 17/7/2012)…
Đối với trường hợp không hợp tác cấp “sổ đỏ”, yêu cầu các cấp chính quyền, vận đồng và giải thích với chủ sử dụng đất về quyền lợi và trách nhiệm của họ để chấp hành thực hiện.
Các địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cấp giấy chứng nhận đất, nhà ở cho các khu tái định cư; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; giáo dục ý thức trách nhiệm đối với cán bộ cơ sở, nhất là phường xã trong công tác này. Phát hiện trường hợp nào vi phạm kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Theo KTĐT