Cơn sốt đất Ba Vì, Sóc Sơn, Đông Anh… và một số huyện ngoại thành Hà Nội đã bị “dập tắt” từ cách đây vài năm nhưng hệ quả của nó để lại cho các nhà đầu tư vẫn còn hết sức nặng nề. Sau giai đoạn đổ xô tranh mua bằng được, nhiều nhà đầu tư đang ở vào tình cảnh “chết dở” vì không thể bán.
Ba Vì có thể coi là một điển hình của cơn sốt đất ngoại thành Hà Nội. Khi thông tin về quy hoạch thủ đô chuẩn bị phê duyệt và nơi này sẽ là trung tâm hành chính, giá đất khu vực này ngay lập tức tăng vùn vụt.
Hàng loạt nhà đầu tư ở Hà Nội đổ xô lên Ba Vì tranh mua đất thổ cư, thậm chí đất nông nghiệp cũng bị xẻ bán với giá trên trời. Trước tháng 1-2010, tại các xã Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh huyện Ba Vì, giá đất thổ cư được chào bán khoảng 2,5-3 triệu đồng/m2.
Đất vườn/đất trồng cây lâu năm được chào bán dao động trong khoảng 50-70 triệu đồng/sào. Tuy nhiên đến đầu tháng 5-2010 giá đất vườn trồng cây lâu năm tại đây đã lên đến 150-200 triệu đồng/sào. Hầu hết mua bán chỉ là các giao dịch viết tay…
Tuy nhiên, ngay sau đó ít lâu, nhiều nhà đầu tư đã “vỡ mộng” khi giá đất ở khu vực này lao dốc thảm hại. Từ chỗ có trong tay nhiều mảnh “đất vàng”, nhiều nhà đầu tư bỗng chốc trở thành những kẻ nợ nần chồng chất và mắc kẹt lại đây. Hiện tại, đất Ba Vì được rao bán nhan nhản nhưng không có khách mua.
Trong giới đầu tư nhà đất vẫn còn nhắc đến trường hợp một nhà đầu tư đang rao bán 3 lô đất lên tới 1.000m2 tại khu vực này từ năm ngoái đến nay vẫn không tìm ra khách mua. Thậm chí, kể cả chủ nhân khu đất bán với giá 700 triệu đồng/lô, chấp nhận “bốc hơi” hơn 1 tỷ đồng” vẫn khó bán.
Chung số phận với đất tại Ba Vì, tại khu vực Sóc Sơn, Đông Anh, hàng trăm mảnh đất bỏ hoang, đất dự án cỏ mọc um tùm, chưa kể đến chuyện nhà đầu tư lao đao vì cạn tiền, nợ nần. Trên địa bàn Mê Linh, giá đất giảm mạnh, không có giao dịch.
So với thời điểm đầu năm ngoái, giá đất dự án tại khu vực này được giao dịch ở mức trung bình 18-20 triệu đồng/m2, nay chỉ còn 8-11 triệu đồng/m2. Đất Đông Anh bắt đầu quay về thời kỳ năm 2009 trước khi cơn sốt đất diễn ra trong năm 2010 và đầu năm 2011, hiện mặt bằng giá giảm khoảng 30-50% so với năm ngoái.
Giá đất ở khu vực huyện Đan Phượng, Hoài Đức cũng không nằm ngoài vòng xoáy giảm giá. Nhiều nhà đầu tư cũng ngậm trái đắng khi nhanh tay gom đất ở các tỉnh ven đô như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Nguyên… Sự liều lĩnh trong việc giao dịch của những người mua đất ven đô, đã phải chịu hậu quả nặng nề.
Việc giá đất trên địa bàn khu vực vùng ven thủ đô liên tục bị đẩy lên cao hoàn toàn do giới đầu tư và một số người dân tự ý lợi dụng thông tin về quy hoạch để thổi giá, còn thực tế giao dịch chỉ tăng thấp. Có những mảnh đất chỉ trong thời gian ngắn đã được mua đi bán lại nhiều lần.
Với những mảnh đất mắc kẹt, người mua đành chấp nhận chờ thời bởi hiện nay khó có thể bán được do người dân địa phương không đủ tiền mà dân thủ đô về đó sinh sống là điều khó có thể xảy ra. Đây cũng là bài học lớn cho các nhà đầu tư “cầm đèn chạy trước quy hoạch”.
Hàng loạt nhà đầu tư ở Hà Nội đổ xô lên Ba Vì tranh mua đất thổ cư, thậm chí đất nông nghiệp cũng bị xẻ bán với giá trên trời. Trước tháng 1-2010, tại các xã Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh huyện Ba Vì, giá đất thổ cư được chào bán khoảng 2,5-3 triệu đồng/m2.
Đất vườn/đất trồng cây lâu năm được chào bán dao động trong khoảng 50-70 triệu đồng/sào. Tuy nhiên đến đầu tháng 5-2010 giá đất vườn trồng cây lâu năm tại đây đã lên đến 150-200 triệu đồng/sào. Hầu hết mua bán chỉ là các giao dịch viết tay…
Tuy nhiên, ngay sau đó ít lâu, nhiều nhà đầu tư đã “vỡ mộng” khi giá đất ở khu vực này lao dốc thảm hại. Từ chỗ có trong tay nhiều mảnh “đất vàng”, nhiều nhà đầu tư bỗng chốc trở thành những kẻ nợ nần chồng chất và mắc kẹt lại đây. Hiện tại, đất Ba Vì được rao bán nhan nhản nhưng không có khách mua.
Trong giới đầu tư nhà đất vẫn còn nhắc đến trường hợp một nhà đầu tư đang rao bán 3 lô đất lên tới 1.000m2 tại khu vực này từ năm ngoái đến nay vẫn không tìm ra khách mua. Thậm chí, kể cả chủ nhân khu đất bán với giá 700 triệu đồng/lô, chấp nhận “bốc hơi” hơn 1 tỷ đồng” vẫn khó bán.
Chung số phận với đất tại Ba Vì, tại khu vực Sóc Sơn, Đông Anh, hàng trăm mảnh đất bỏ hoang, đất dự án cỏ mọc um tùm, chưa kể đến chuyện nhà đầu tư lao đao vì cạn tiền, nợ nần. Trên địa bàn Mê Linh, giá đất giảm mạnh, không có giao dịch.
So với thời điểm đầu năm ngoái, giá đất dự án tại khu vực này được giao dịch ở mức trung bình 18-20 triệu đồng/m2, nay chỉ còn 8-11 triệu đồng/m2. Đất Đông Anh bắt đầu quay về thời kỳ năm 2009 trước khi cơn sốt đất diễn ra trong năm 2010 và đầu năm 2011, hiện mặt bằng giá giảm khoảng 30-50% so với năm ngoái.
Giá đất ở khu vực huyện Đan Phượng, Hoài Đức cũng không nằm ngoài vòng xoáy giảm giá. Nhiều nhà đầu tư cũng ngậm trái đắng khi nhanh tay gom đất ở các tỉnh ven đô như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Nguyên… Sự liều lĩnh trong việc giao dịch của những người mua đất ven đô, đã phải chịu hậu quả nặng nề.
Việc giá đất trên địa bàn khu vực vùng ven thủ đô liên tục bị đẩy lên cao hoàn toàn do giới đầu tư và một số người dân tự ý lợi dụng thông tin về quy hoạch để thổi giá, còn thực tế giao dịch chỉ tăng thấp. Có những mảnh đất chỉ trong thời gian ngắn đã được mua đi bán lại nhiều lần.
Với những mảnh đất mắc kẹt, người mua đành chấp nhận chờ thời bởi hiện nay khó có thể bán được do người dân địa phương không đủ tiền mà dân thủ đô về đó sinh sống là điều khó có thể xảy ra. Đây cũng là bài học lớn cho các nhà đầu tư “cầm đèn chạy trước quy hoạch”.
Theo SGĐTTC