Trong thực hiện quy hoạch giao thông đô thị, việc xử lý thỏa đáng các khu “đất vàng” (trụ sở các bộ và cơ sở sản xuất, đào tạo, y tế ở vùng đô thị lõi phải di chuyển ra ngoại vi) cần có sự đầu tư thỏa đáng. Tục ngữ cũ có câu “Tấc đất tấc vàng” nói về giá trị sinh lợi của đất chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp.
Còn hiện giờ, những khoảng đất rộng nằm ngay trung tâm Thủ đô là “vàng” thực sự theo đúng nghĩa đen. Giá thị trường một mét vuông có thời điểm lên đến hàng chục cây vàng. Do giá trị lớn và lực hấp dẫn như vậy, nên tìm đáp số hợp lý của bài toán sử dụng các khu “đất vàng” cũng trở nên phức tạp.
Đối với chủ đất cũ (các cơ quan, đơn vị di dời), trong điều kiện nguồn lực nhà nước có hạn, đây là nguồn vốn chính để xây dựng trụ sở mới, giá chuyển nhượng càng cao càng tốt. Người đủ sức mua lại các khu “đất vàng” này hầu hết là các đại gia, theo nguyên lý của họ là “đất vàng phải đẻ ra vàng”, chuyển hóa những nơi này thành trung tâm thương mại, chung cư cao tầng là cách sinh lời nhanh nhất.
Còn người dân nội đô thì sao? Đa số mong muốn sử dụng khu “đất vàng” xây dựng các công trình có tính chất công ích như công viên, nhà trẻ, điểm vui chơi giải trí và mở rộng không gian giao thông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở đây, phát sinh mấy mâu thuẫn cần giải quyết như: Biến khu “đất vàng” thành các dự án trung tâm thương mại hoặc chung cư cao tầng sẽ có giá chuyển nhượng cao và sinh lời nhanh, nhưng đi ngược lại mục tiêu di dời nhằm giảm mật độ giao thông vùng đô thị lõi. Còn nếu các nơi này chỉ sử dụng cho các dự án công ích thì đạt được yêu cầu giảm tải, song việc các huy động các nguồn lực để hỗ trợ việc di chuyển và xây dựng các công trình công ích sẽ khó khăn hơn.
Gần đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tuyên bố: “Dời trụ sở mà làm chung cư, tôi không ký nữa!” và đưa ra kiến nghị “Thành phố xin mua lại, giữ đúng mục đích dành cho sinh hoạt công..., có vậy mới đạt được mục đích giảm ùn tắc”.
Đề xuất quá đúng quá hay, rất hợp lòng dân, tuy nhiên bài toán về nguồn lực và về quyết tâm để thực hiện vẫn đang bỏ ngỏ. Tại sao phải nói đến quyết tâm ở đây? Di dời trụ sở ra ngoại vi là một sự xáo trộn lớn và với tư duy nhiệm kỳ, không ít người đương nhiệm muốn “nhường” việc này cho người kế nhiệm.
Còn dự án trên “đất vàng” chắc chắn không thoát khỏi sự chi phối của nhóm lợi ích vì lực hấp dẫn khó cưỡng nổi. Cho nên việc sử dụng hợp lý các khu “đất vàng” là một thách thức, một thước đo đối với quyết tâm khắc phục tình trạng quá tải, nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông. Lực cản trước mắt rất lớn và bài học hơn mười năm qua cũng quá đắt: Do sự tùy tiện vô nguyên tắc, vùng đô thị lõi của Hà Nội từ 96 vạn dân không giảm xuống dưới 80 vạn như quy hoạch mà lại tăng lên 1,2 triệu người, ùn tắc giao thông cũng tăng theo.
Cho nên, bên cạnh sự khôn ngoan còn đòi hỏi phải đủ dũng khí mới chống chọi được sự chi phối của nhóm lợi ích và tư duy nhiệm kỳ, mới thực hiện được mục tiêu quy hoạch đề ra.
Ảnh minh họa
Đối với chủ đất cũ (các cơ quan, đơn vị di dời), trong điều kiện nguồn lực nhà nước có hạn, đây là nguồn vốn chính để xây dựng trụ sở mới, giá chuyển nhượng càng cao càng tốt. Người đủ sức mua lại các khu “đất vàng” này hầu hết là các đại gia, theo nguyên lý của họ là “đất vàng phải đẻ ra vàng”, chuyển hóa những nơi này thành trung tâm thương mại, chung cư cao tầng là cách sinh lời nhanh nhất.
Còn người dân nội đô thì sao? Đa số mong muốn sử dụng khu “đất vàng” xây dựng các công trình có tính chất công ích như công viên, nhà trẻ, điểm vui chơi giải trí và mở rộng không gian giao thông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở đây, phát sinh mấy mâu thuẫn cần giải quyết như: Biến khu “đất vàng” thành các dự án trung tâm thương mại hoặc chung cư cao tầng sẽ có giá chuyển nhượng cao và sinh lời nhanh, nhưng đi ngược lại mục tiêu di dời nhằm giảm mật độ giao thông vùng đô thị lõi. Còn nếu các nơi này chỉ sử dụng cho các dự án công ích thì đạt được yêu cầu giảm tải, song việc các huy động các nguồn lực để hỗ trợ việc di chuyển và xây dựng các công trình công ích sẽ khó khăn hơn.
Gần đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tuyên bố: “Dời trụ sở mà làm chung cư, tôi không ký nữa!” và đưa ra kiến nghị “Thành phố xin mua lại, giữ đúng mục đích dành cho sinh hoạt công..., có vậy mới đạt được mục đích giảm ùn tắc”.
Đề xuất quá đúng quá hay, rất hợp lòng dân, tuy nhiên bài toán về nguồn lực và về quyết tâm để thực hiện vẫn đang bỏ ngỏ. Tại sao phải nói đến quyết tâm ở đây? Di dời trụ sở ra ngoại vi là một sự xáo trộn lớn và với tư duy nhiệm kỳ, không ít người đương nhiệm muốn “nhường” việc này cho người kế nhiệm.
Còn dự án trên “đất vàng” chắc chắn không thoát khỏi sự chi phối của nhóm lợi ích vì lực hấp dẫn khó cưỡng nổi. Cho nên việc sử dụng hợp lý các khu “đất vàng” là một thách thức, một thước đo đối với quyết tâm khắc phục tình trạng quá tải, nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông. Lực cản trước mắt rất lớn và bài học hơn mười năm qua cũng quá đắt: Do sự tùy tiện vô nguyên tắc, vùng đô thị lõi của Hà Nội từ 96 vạn dân không giảm xuống dưới 80 vạn như quy hoạch mà lại tăng lên 1,2 triệu người, ùn tắc giao thông cũng tăng theo.
Cho nên, bên cạnh sự khôn ngoan còn đòi hỏi phải đủ dũng khí mới chống chọi được sự chi phối của nhóm lợi ích và tư duy nhiệm kỳ, mới thực hiện được mục tiêu quy hoạch đề ra.
Theo GTVT