Bảng giá đất có thể được điều chỉnh tới hai lần trong một năm hoặc vài năm mới có sự điều chỉnh, tùy thuộc vào sự biến động của giá đất trên thị trường.
Theo dự thảo này, người dân chỉ được bán đất sau 10 năm nếu được giao đất lần thứ hai không thu tiền. Giá đất của Nhà nước sẽ được điều chỉnh linh hoạt. Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được kéo dài hơn. Cùng với đó, người dân sẽ dễ dàng hơn trong việc mua bán đất nông nghiệp...
Quy định bảng giá đất linh hoạt
Về giá đất, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi bỏ quy định “giá đất của các tỉnh, thành được ban hành vào ngày 1-1 hằng năm”. Thay vào đó, dự thảo đề xuất phương án: “Khi giá đất trên thị trường có sự thay đổi lớn thì UBND cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp”.
Theo đề xuất mới này, bảng giá đất có thể được điều chỉnh tới hai lần trong một năm hoặc vài năm mới có sự điều chỉnh, tùy thuộc vào sự biến động của giá đất trên thị trường. Như vậy, nếu áp dụng quy định này, bảng giá đất của các tỉnh, thành sẽ được điều chỉnh linh hoạt hơn mà không phải cứ mỗi năm điều chỉnh một lần như hiện nay. Điều này làm nhiều người bị thu hồi đất không còn chờ đợi bảng giá đất mới với hy vọng giá năm sau cao hơn năm trước.
Nhà nước có quyền ưu tiên mua
Quyền của Nhà nước cũng được tăng lên so với hiện nay theo dự thảo mới. Cụ thể, Nhà nước có quyền ưu tiên mua đất và mua tài sản gắn liền với đất trong trường hợp người có đất bán đất và tài sản trên đất. Tương ứng với quyền này, người sử dụng đất có thêm nghĩa vụ bán đất cho Nhà nước trong trường hợp Nhà nước thực hiện quyền ưu tiên mua. Theo GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, Nhà nước cũng là đối tượng tham gia vào thị trường bất động sản nhưng Nhà nước có quyền tiên mãi, tức là quyền mua trước.
Một điểm mới khác trong dự thảo là quy định: Đất hai bên đường giao thông, khu vực tiếp giáp với công trình hạ tầng phải được mang ra đấu giá khi giao đất cho hộ gia đình, cá nhân. “Đất hai bên đường có nhiều lợi thế, vì vậy cần đưa ra đấu giá. Tiền thu được dùng để làm hạ tầng” - ông Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, có chung cách nhìn.
Để tiện lợi cho người dân, việc quản lý, việc cấp giấy chứng nhận cho đất và nhà được thực hiện qua hình thức điện tử. Người dân có thể đăng ký đất đai, nhà ở tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bằng hình thức điện tử hoặc trên giấy.
Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp 50 năm
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân là 50 năm. Như vậy, thời hạn sử dụng đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản... đã nâng lên gấp 2,5 lần so với hiện nay (20 năm). Mặt khác, thời hạn sử dụng của các loại đất nông nghiệp đều giống nhau, thay vì phân ra hai thời hạn khác nhau đối với một số loại đất như hiện nay.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất nông nghiệp trước ngày luật này có hiệu lực, khi hết thời hạn đã giao, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất theo thời hạn quy định tại luật này nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch.
Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý và chuyên gia cho rằng nên bỏ thời hạn sử dụng đối với đất nông nghiệp. “Với vùng đã được quy hoạch là đất sản xuất nông nghiệp thì Nhà nước nên giao vĩnh viễn cho người dân, nghĩa là giao đất không có thời hạn. Như vậy, người dân mới yên tâm đầu tư vào đất như hạ tầng, thủy lợi...” - ông Vũ Trọng Bình - Viện phó Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn, đề xuất.
Quy định bảng giá đất linh hoạt
Về giá đất, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi bỏ quy định “giá đất của các tỉnh, thành được ban hành vào ngày 1-1 hằng năm”. Thay vào đó, dự thảo đề xuất phương án: “Khi giá đất trên thị trường có sự thay đổi lớn thì UBND cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp”.
Theo đề xuất mới này, bảng giá đất có thể được điều chỉnh tới hai lần trong một năm hoặc vài năm mới có sự điều chỉnh, tùy thuộc vào sự biến động của giá đất trên thị trường. Như vậy, nếu áp dụng quy định này, bảng giá đất của các tỉnh, thành sẽ được điều chỉnh linh hoạt hơn mà không phải cứ mỗi năm điều chỉnh một lần như hiện nay. Điều này làm nhiều người bị thu hồi đất không còn chờ đợi bảng giá đất mới với hy vọng giá năm sau cao hơn năm trước.
Theo dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân là 50 năm, gấp 2,5 lần so với hiện nay.
Nhà nước có quyền ưu tiên mua
Quyền của Nhà nước cũng được tăng lên so với hiện nay theo dự thảo mới. Cụ thể, Nhà nước có quyền ưu tiên mua đất và mua tài sản gắn liền với đất trong trường hợp người có đất bán đất và tài sản trên đất. Tương ứng với quyền này, người sử dụng đất có thêm nghĩa vụ bán đất cho Nhà nước trong trường hợp Nhà nước thực hiện quyền ưu tiên mua. Theo GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, Nhà nước cũng là đối tượng tham gia vào thị trường bất động sản nhưng Nhà nước có quyền tiên mãi, tức là quyền mua trước.
Một điểm mới khác trong dự thảo là quy định: Đất hai bên đường giao thông, khu vực tiếp giáp với công trình hạ tầng phải được mang ra đấu giá khi giao đất cho hộ gia đình, cá nhân. “Đất hai bên đường có nhiều lợi thế, vì vậy cần đưa ra đấu giá. Tiền thu được dùng để làm hạ tầng” - ông Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, có chung cách nhìn.
Để tiện lợi cho người dân, việc quản lý, việc cấp giấy chứng nhận cho đất và nhà được thực hiện qua hình thức điện tử. Người dân có thể đăng ký đất đai, nhà ở tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bằng hình thức điện tử hoặc trên giấy.
Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp 50 năm
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân là 50 năm. Như vậy, thời hạn sử dụng đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản... đã nâng lên gấp 2,5 lần so với hiện nay (20 năm). Mặt khác, thời hạn sử dụng của các loại đất nông nghiệp đều giống nhau, thay vì phân ra hai thời hạn khác nhau đối với một số loại đất như hiện nay.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất nông nghiệp trước ngày luật này có hiệu lực, khi hết thời hạn đã giao, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất theo thời hạn quy định tại luật này nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch.
Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý và chuyên gia cho rằng nên bỏ thời hạn sử dụng đối với đất nông nghiệp. “Với vùng đã được quy hoạch là đất sản xuất nông nghiệp thì Nhà nước nên giao vĩnh viễn cho người dân, nghĩa là giao đất không có thời hạn. Như vậy, người dân mới yên tâm đầu tư vào đất như hạ tầng, thủy lợi...” - ông Vũ Trọng Bình - Viện phó Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn, đề xuất.
Người dân được mua 30 ha đất nông nghiệp Hạn mức người dân được mua đất nông nghiệp theo quy định tại dự thảo lớn hơn nhiều so với quy định hiện hành. Cụ thể, người dân được mua với diện tích gấp 10 lần so với diện tích trong hạn mức giao đất nông nghiệp. Như vậy, với đất trồng lúa hay đất nuôi trồng thủy sản, người dân có thể mua tới 30 ha, thay vì chỉ được mua tối đa 6 ha theo quy định hiện nay. Với đất trồng cây lâu năm, đất rừng, người dân có thể mua tới 300 ha. Theo một lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai, việc mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền đất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tích tụ ruộng đất, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp. Đáng chú ý, theo dự thảo mới, hộ gia đình, cá nhân nếu được Nhà nước giao đất lần thứ hai đối với đất ở được miễn tiền sử dụng đất, đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất thì không được bán, tặng cho đất đó trong thời hạn 10 năm kể từ ngày được giao đất lần thứ hai. |
Theo Pháp Luật TP