Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, ga tàu điện không làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực hồ Gươm, trong khi nguyên lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội nói nhà ga sẽ ảnh hưởng tới không gian lễ hội của hồ.
Trao đổi với KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, sau khi xem đồ án quy hoạch tuyến tàu điện Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo do JICA nghiên cứu, ông thấy ga tàu điện ngầm trên phố Đinh Tiên Hoàng (phía trước EVN Hà Nội) không ảnh hưởng cảnh quan chung của hồ Gươm.
"Đường lên xuống tàu điện chỉ có một mái nhô lên khoảng 3 m không ảnh hưởng cảnh quan khu phố cổ. Mỗi lần có khoảng 300 người đi vào ga để lên tàu nên số lượng không lớn, không ảnh hưởng tới trật tự đô thị", ông Vạn nói.
Tuy nhiên, KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội lại cho rằng, hồ Gươm là khu đặc thù, được Thủ tướng phê duyệt là khu hành chính, chính trị của thủ đô Hà Nội. Không gian lễ hội, tâm linh, đất cây xanh không nhiều, do đó không nên đặt công trình giao thông vào. Còn nếu xây dựng thì phải nghiên cứu kiến trúc để hài hòa với cảnh quan.
Cũng theo ông Nghiêm, quy hoạch tại hồ Gươm hiện không có tàu điện nên các cơ quan có thẩm quyền phải điều chỉnh quy hoạch. Các trục đường quanh hồ như Đinh Tiên Hoàng, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Khay đều được xác định là tuyến phố đi bộ nên bố trí ga tàu điện tại đây có thuận lợi cho người đi bộ, song tương lai không thuận tiện cho những hành khách di chuyển bằng ôtô, xe máy.
"Rất nhiều công trình xây dựng quanh hồ Gươm đã không được dư luận đồng tình, chính quyền đã phải hủy bỏ. Theo tôi cần nghiên cứu đặt ga tàu điện ra khu vực phố Trần Hưng Đạo hoặc các tuyến phố khác rộng hơn", ông Nghiêm nói.
Cùng chung quan điểm, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, xây dựng ga tàu điện ngầm phụ thuộc khả năng tiếp cận và đầu mối giao thông liên kết như các tuyến buýt, taxi, xe ôm... Và một chuyến tàu điện không chỉ chở nhiều người mà còn liên kết với các chuyến khác trong tương lai nên người đến đó rất đông. Trong tương lai, ga tàu điện còn được liên kết với hệ thống ngầm khác như bãi đỗ xe, siêu thị ngầm nên sẽ tập trung nhiều người.
Trong khi đó, khu vực quanh hồ Gươm hiện rất chật chội với nhiều công trình xây dựng nên không đủ không gian cho các phương tiện khác tiếp cận. "Nếu chỉ tìm một khu vực thuận tiện cho người đi ngắm bờ hồ thì không phải. Tôi thấy đặt ở sát hồ Gươm là không ổn, cần quy hoạch và tính toán lại các khu vực khác có không gian hơn như quảng trường Nhà hát lớn", ông Liêm bày tỏ.
Chuyên gia này cũng lo ngại về tầm nhìn của các công trình hàng chục tỷ USD vì hiện nay các công trình của ngành nào đưa ra thường không liên kết với các ngành khác. Và ông Liêm nhấn mạnh: "Các công trình lớn đòi hỏi tư duy của lãnh đạo có tầm để sau này không lãng phí".
Ngày 22/2, UBND TP Hà Nội chấp thuận đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc về việc đặt nhà ga C9 (tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội trên phố Đinh Tiên Hoàng. UBND Hà Nội yêu cầu Sở này khẩn trương hoàn thiện quy hoạch mặt bằng phần đi ngầm để trình thành phố phê duyệt trong quý 1 năm 2013.
Điểm đầu của tuyến xuất phát tại Nam Thăng Long (khu đô thị Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo. Toàn tuyến có 10 nhà ga (3 ga trên cao và 7 ga ngầm).
"Đường lên xuống tàu điện chỉ có một mái nhô lên khoảng 3 m không ảnh hưởng cảnh quan khu phố cổ. Mỗi lần có khoảng 300 người đi vào ga để lên tàu nên số lượng không lớn, không ảnh hưởng tới trật tự đô thị", ông Vạn nói.
Dự kiến đường đi của tuyến metro chạy qua hồ Gươm. Ga C9 sẽ nằm cạnh ngã ba Trần Nguyên Hãn - Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Google Maps.
Tuy nhiên, KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội lại cho rằng, hồ Gươm là khu đặc thù, được Thủ tướng phê duyệt là khu hành chính, chính trị của thủ đô Hà Nội. Không gian lễ hội, tâm linh, đất cây xanh không nhiều, do đó không nên đặt công trình giao thông vào. Còn nếu xây dựng thì phải nghiên cứu kiến trúc để hài hòa với cảnh quan.
Cũng theo ông Nghiêm, quy hoạch tại hồ Gươm hiện không có tàu điện nên các cơ quan có thẩm quyền phải điều chỉnh quy hoạch. Các trục đường quanh hồ như Đinh Tiên Hoàng, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Khay đều được xác định là tuyến phố đi bộ nên bố trí ga tàu điện tại đây có thuận lợi cho người đi bộ, song tương lai không thuận tiện cho những hành khách di chuyển bằng ôtô, xe máy.
"Rất nhiều công trình xây dựng quanh hồ Gươm đã không được dư luận đồng tình, chính quyền đã phải hủy bỏ. Theo tôi cần nghiên cứu đặt ga tàu điện ra khu vực phố Trần Hưng Đạo hoặc các tuyến phố khác rộng hơn", ông Nghiêm nói.
Bên trong ga tàu điện ngầm ở Singapore.
Cùng chung quan điểm, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, xây dựng ga tàu điện ngầm phụ thuộc khả năng tiếp cận và đầu mối giao thông liên kết như các tuyến buýt, taxi, xe ôm... Và một chuyến tàu điện không chỉ chở nhiều người mà còn liên kết với các chuyến khác trong tương lai nên người đến đó rất đông. Trong tương lai, ga tàu điện còn được liên kết với hệ thống ngầm khác như bãi đỗ xe, siêu thị ngầm nên sẽ tập trung nhiều người.
Trong khi đó, khu vực quanh hồ Gươm hiện rất chật chội với nhiều công trình xây dựng nên không đủ không gian cho các phương tiện khác tiếp cận. "Nếu chỉ tìm một khu vực thuận tiện cho người đi ngắm bờ hồ thì không phải. Tôi thấy đặt ở sát hồ Gươm là không ổn, cần quy hoạch và tính toán lại các khu vực khác có không gian hơn như quảng trường Nhà hát lớn", ông Liêm bày tỏ.
Chuyên gia này cũng lo ngại về tầm nhìn của các công trình hàng chục tỷ USD vì hiện nay các công trình của ngành nào đưa ra thường không liên kết với các ngành khác. Và ông Liêm nhấn mạnh: "Các công trình lớn đòi hỏi tư duy của lãnh đạo có tầm để sau này không lãng phí".
Ngày 22/2, UBND TP Hà Nội chấp thuận đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc về việc đặt nhà ga C9 (tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội trên phố Đinh Tiên Hoàng. UBND Hà Nội yêu cầu Sở này khẩn trương hoàn thiện quy hoạch mặt bằng phần đi ngầm để trình thành phố phê duyệt trong quý 1 năm 2013.
Điểm đầu của tuyến xuất phát tại Nam Thăng Long (khu đô thị Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo. Toàn tuyến có 10 nhà ga (3 ga trên cao và 7 ga ngầm).
Theo VnExpress