Kinh doanh đất dịch vụ từng được ví như “gà đẻ trứng vàng” vì mang lại siêu lợi nhuận. Thế nhưng, khi thị trường đóng băng thì đất dịch vụ lại dẫn đầu thị trường về mức độ giảm giá.
Giá giảm mạnhĐất dịch vụ là loại đất mà Nhà nước đền bù cho người dân bị mất ruộng với một tỉ lệ nhất định. Với lợi thế vị trí đẹp, diện tích nhỏ, giá trị thấp đất thấp trên dưới 2 tỷ đồng/lô vì vậy nhiều năm nay rất nhiều nhà đầu tư quan tâm trong đó việc các nhà đầu tư bất động sản đổ xô mua gom đất dịch vụ khiến giá loại đất này tăng như diều gặp gió.
Đơn cư, với lợi thế vị trí đất đẹp nằm sát ngã tư đường Lê Văn Lương và Lê Trọng Tấn (Hà Đông), đất dịch vụ xã Dương Nội có thời điểm được giao dịch ở mức 1,4 - 1,6 tỉ đồng/lô 50m2. Đất dịch vụ La Khê đường to có giá trên 60 triệu đồng/m2, đường nhỏ 40 triệu đồng/m2. Đất dịch vụ tại xã An Thọ cũng được giao dịch từ 1 – 1,4 tỷ đồng/suất, đất dịch vụ Vân Lũng giá 700-900 triệu đồng/suất….
Tuy nhiên, sau khi thị trường đóng băng giá các lô đất dịch vụ tại đây đã mất giá khoảng 30-40%. Cụ thể, đất dịch vụ tại xã An Thượng đã giảm từ 18 triệu đồng/m2 xuống còn 7 - 8 triệu đồng/m2. Tại xã An Khánh, giữa năm 2011, đất dịch vụ vẫn được săn lùng với giá từ 1 -1,4 tỷ đồng/suất, nay giảm còn 600 - 800 triệu đồng/suất. Giá đất dịch vụ Dương Nội giảm còn khoảng 900-1 tỷ đồng/suất, đất dịch vụ La Khê 1,2-1,4 tỷ đồng/suất…
Chị Nguyễn Minh Tuyết (giám đốc sàn giao dịch BĐS Vietland), thị trường đất dịch vụ đóng băng cả năm nay. Những khu đất dịch vụ đã được chính quyền địa phương giao đất thỉnh thoảng có người mua đi bán lại. Còn những khu vực chưa được làm hạ tầng gần như đứng im.
“Các nhà đầu tư bây giờ rất tỉnh táo trong việc đầu tư đất dịch vụ. Cụ thể, các hợp đồng mua bán được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh trường hợp chủ đất có thể “lật kèo” hay gây khó khăn sau này. Đặc biệt, nhà đầu tư hiện chỉ chọn mua những suất đất dịch vụ đã đóng dịch vụ hạ tầng. Nghĩa là đất đã nằm trong khu vực được chính quyền địa phương “quy hoạch” và chuẩn bị giao đất.
Ngược lại, với những suất đất dịch vụ đã được mua đi bán lại quá nhiều lần, đặc biệt là chưa đóng tiền hạ tầng, thì dù rẻ mấy, nhà đầu tư vẫn tránh xa” chị Tuyết cho biết.
Cung co hẹp
Được biết, nguồn cung đất dịch vụ đang ngày càng co hẹp do chính sách đền bù mới đã xóa bỏ cơ chế trả đất dịch vụ thay vào đó là đền bù bằng tiền. Tuy nhiên, do sự chậm trễ trong việc triển khai làm hạ tầng vì vậy việc giao đất dịch vụ cho dân kéo dài vài năm chưa xong.
Theo số liệu thống kê UBND TP Hà Nôi, tổng số hộ gia đình bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp đủ tiêu chuẩn được giao đất dịch vụ trên địa bàn TP vào khoảng 62.044 hộ dân, tương đương nhu cầu cần khoảng gần 1.000ha đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất dịch vụ.
Tuy nhiên cho đến thời điểm này, Hà Nội vẫn chưa giải quyết dứt điểm xong 1.000 ha đất để trả nợ cho dân. Tại cuộc giao ban mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, quan điểm chỉ đạo thống nhất của TP là tập trung giải quyết dứt điểm để trả hết đất dịch vụ cho dân. Hà Nội sẽ huy động cả từ ngân sách và người dân để làm hạ tầng và trước mắt, tập trung vào làm hệ thống giao thông cho các khu đất.
Đơn cư, với lợi thế vị trí đất đẹp nằm sát ngã tư đường Lê Văn Lương và Lê Trọng Tấn (Hà Đông), đất dịch vụ xã Dương Nội có thời điểm được giao dịch ở mức 1,4 - 1,6 tỉ đồng/lô 50m2. Đất dịch vụ La Khê đường to có giá trên 60 triệu đồng/m2, đường nhỏ 40 triệu đồng/m2. Đất dịch vụ tại xã An Thọ cũng được giao dịch từ 1 – 1,4 tỷ đồng/suất, đất dịch vụ Vân Lũng giá 700-900 triệu đồng/suất….
Tuy nhiên, sau khi thị trường đóng băng giá các lô đất dịch vụ tại đây đã mất giá khoảng 30-40%. Cụ thể, đất dịch vụ tại xã An Thượng đã giảm từ 18 triệu đồng/m2 xuống còn 7 - 8 triệu đồng/m2. Tại xã An Khánh, giữa năm 2011, đất dịch vụ vẫn được săn lùng với giá từ 1 -1,4 tỷ đồng/suất, nay giảm còn 600 - 800 triệu đồng/suất. Giá đất dịch vụ Dương Nội giảm còn khoảng 900-1 tỷ đồng/suất, đất dịch vụ La Khê 1,2-1,4 tỷ đồng/suất…
Chị Nguyễn Minh Tuyết (giám đốc sàn giao dịch BĐS Vietland), thị trường đất dịch vụ đóng băng cả năm nay. Những khu đất dịch vụ đã được chính quyền địa phương giao đất thỉnh thoảng có người mua đi bán lại. Còn những khu vực chưa được làm hạ tầng gần như đứng im.
“Các nhà đầu tư bây giờ rất tỉnh táo trong việc đầu tư đất dịch vụ. Cụ thể, các hợp đồng mua bán được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh trường hợp chủ đất có thể “lật kèo” hay gây khó khăn sau này. Đặc biệt, nhà đầu tư hiện chỉ chọn mua những suất đất dịch vụ đã đóng dịch vụ hạ tầng. Nghĩa là đất đã nằm trong khu vực được chính quyền địa phương “quy hoạch” và chuẩn bị giao đất.
Ngược lại, với những suất đất dịch vụ đã được mua đi bán lại quá nhiều lần, đặc biệt là chưa đóng tiền hạ tầng, thì dù rẻ mấy, nhà đầu tư vẫn tránh xa” chị Tuyết cho biết.
Cung co hẹp
Được biết, nguồn cung đất dịch vụ đang ngày càng co hẹp do chính sách đền bù mới đã xóa bỏ cơ chế trả đất dịch vụ thay vào đó là đền bù bằng tiền. Tuy nhiên, do sự chậm trễ trong việc triển khai làm hạ tầng vì vậy việc giao đất dịch vụ cho dân kéo dài vài năm chưa xong.
Theo số liệu thống kê UBND TP Hà Nôi, tổng số hộ gia đình bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp đủ tiêu chuẩn được giao đất dịch vụ trên địa bàn TP vào khoảng 62.044 hộ dân, tương đương nhu cầu cần khoảng gần 1.000ha đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất dịch vụ.
Tuy nhiên cho đến thời điểm này, Hà Nội vẫn chưa giải quyết dứt điểm xong 1.000 ha đất để trả nợ cho dân. Tại cuộc giao ban mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, quan điểm chỉ đạo thống nhất của TP là tập trung giải quyết dứt điểm để trả hết đất dịch vụ cho dân. Hà Nội sẽ huy động cả từ ngân sách và người dân để làm hạ tầng và trước mắt, tập trung vào làm hệ thống giao thông cho các khu đất.
Theo VnMedia