Đất dịch vụ một thời từng được các nhà đầu tư coi như “gà đẻ trứng vàng” giờ đang trong tình trạng ế ẩm, giá giảm quá nửa mà vẫn không có người mua.
Khu đất dịch vụ xã Thượng Mỗ (thị trấn Phùng) mặc dù đã xong hạ tầng nhưng người dân không xây dựng nhà ở
Cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản thời điểm trước, phân khúc đất dịch vụ cũng từng có thời kỳ “làm mưa làm gió”. Đã có thời kỳ, các nhà đầu tư bất động sản đổ xô mua đất dịch vụ (loại đất đền bù theo một tỷ lệ nhất định cho nông dân để làm đô thị), vì chi phí đầu tư thấp, mức sinh lời lại rất cao.
Việc có quá nhiều nhà đầu tư săn mua đất dịch vụ khiến loại đất này từng tăng như diều gặp gió, dù đến nay, không ít người (cả người bán lẫn người mua) thậm chí còn không biết vị trí phần đất dịch vụ mà mình giao dịch nằm ở đâu và chỉ bằng tờ giấy viết tay, một vài giấy tờ pháp lý sơ sài các nhà đầu tư cũng đã trao tay cho nhau cả tỷ đồng tiền chênh lệch. Thậm chí, việc ký tá lại giấy tờ mua bán đất cũng mang về cho người bán đầu tiên 200-300 trăm triệu đồng....
Tuy nhiên, việc thị trường bất động sản đóng băng cả năm đã khiến cho đất dịch vụ sụt giảm thê thảm theo.
Tại các khu vực nóng về đất đai nhất như quận Hà Đông, giá đất dịch vụ dẫn đầu mức độ giảm giá. Đơn cử, khu đất dịch vụ La Khê với lợi thế vị trí đất đẹp nằm sát ngã tư đường Lê Văn Lương và Lê Trọng Tấn (Hà Đông), hạ tầng đã được làm xong, đất đã được phân cho dân, thời điểm năm 2011 giá mỗi m2 được “hét” tới 60-70 triệu đồng/m2 hiện chỉ còn 30-40 triệu đồng/m2. Đất dịch vụ khu Dộc Bún - Văn Khê hạ tầng đẹp cũng chỉ có giá 25-28 triệu đồng/m2, trong khi ở thời điểm giá lên mức 45-50 triệu đồng/lô đất có diện tích 50 m2.
Đất dịch vụ xã An Thượng (Hoài Đức ) cũng đã giảm từ 18 triệu đồng/m2 xuống còn 7 - 8 triệu đồng/m2. Tại xã An Khánh, giữa năm 2011, đất dịch vụ vẫn được săn lùng với giá từ 1 -1,4 tỷ đồng/suất, nay giảm còn 600 - 800 triệu đồng/suất.
Tương tự tại khu đất dịch vụ Bắc An Khánh (Hoài Đức), được rao bán với giá chỉ 12-13 triệu đồng/m2 kèm theo điều kiện được thương lượng. Đất dịch vụ xã Song Phương giảm từ 13,5-15 triệu đồng/m2 xuống còn 9-10 triệu đồng/m2....
Theo lý giải của các sàn bất động sản chuyên giao dịch đất dịch vụ, sở dĩ nhiều người thích đầu tư đất dịch vụ là do vị trí các khu đất này rất đẹp. Tại nhiều dự án như Nam An Khánh, dự án Dương Nội, Văn Phú... quy hoạch đất dịch vụ đều ở những vị trí đẹp nhất của dự án. Hơn nữa, lợi thế đất dịch vụ là diện tích đất nhỏ 40- 45m2, điều này phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân. Trong khi đó, theo quy định mới của Nhà nước về đền bù, giải phóng mặt bằng thì người nông dân mất đất ruộng cho dự án sẽ không được nhận đất dịch vụ mà chỉ nhận bồi thường bằng tiền mặt. Điều này lại càng tạo ra sự hấp dẫn của phân khúc này.
Tuy nhiên, trái ngược với ưu điểm trên việc mua bán giao dịch đất dịch vụ hiện nay đang rất vướng về mặt pháp lý. Đơn cử, việc chuyển nhượng đất dịch vụ đều chỉ có giấy tờ viết tay không có chứng thực của chính quyền. Trong khi đó, đa số các giao dịch mua bán đều thực hiện trước khi người dân có quyết định nhận đất do vậy người mua sẽ không được đảm bảo vệ vị trí lô đất. Ngoài ra, tiến độ giao đất dịch vụ hiện nay là rất lâu thông thường kéo dài 3-5 năm do vậy nếu có rủi ro thì người mua cuối cùng sẽ phải gánh chịu. Đây cũng chính là điểm kém hấp dẫn nhất của loại hình đất dịch vụ. Cũng vì lo ngại những rủi ro về mặt pháp lý này mà giới đầu tư đã không còn mặn mà nhất là trong bối cảnh thị trường lại đang đóng băng như hiện nay.
Trên thực tế, qua khảo sát thực tế của PV, hầu hết các khu đất dịch vụ được nêu ở trên đều đang ở trong tình trạng bị chậm so với tiến độ, rất nhiều khu đất bị bỏ hoang từ nhiều năm do các cấp chính quyền không đủ kinh phí để triển khai làm hạ tầng như khu đất dịch vụ Vân Lũng, An Thọ (Hoài Đức) ...Ngoài ra, tại một số khu đất dịch vụ đã xây dựng xong hạ tầng cũng bị bỏ hoang do người dân không có nhu cầu sử dụng vàcó lẽ đây là hệ lụy của việc đầu cơ đất dịch vụ thời điểm trước.
Việc có quá nhiều nhà đầu tư săn mua đất dịch vụ khiến loại đất này từng tăng như diều gặp gió, dù đến nay, không ít người (cả người bán lẫn người mua) thậm chí còn không biết vị trí phần đất dịch vụ mà mình giao dịch nằm ở đâu và chỉ bằng tờ giấy viết tay, một vài giấy tờ pháp lý sơ sài các nhà đầu tư cũng đã trao tay cho nhau cả tỷ đồng tiền chênh lệch. Thậm chí, việc ký tá lại giấy tờ mua bán đất cũng mang về cho người bán đầu tiên 200-300 trăm triệu đồng....
Tuy nhiên, việc thị trường bất động sản đóng băng cả năm đã khiến cho đất dịch vụ sụt giảm thê thảm theo.
Tại các khu vực nóng về đất đai nhất như quận Hà Đông, giá đất dịch vụ dẫn đầu mức độ giảm giá. Đơn cử, khu đất dịch vụ La Khê với lợi thế vị trí đất đẹp nằm sát ngã tư đường Lê Văn Lương và Lê Trọng Tấn (Hà Đông), hạ tầng đã được làm xong, đất đã được phân cho dân, thời điểm năm 2011 giá mỗi m2 được “hét” tới 60-70 triệu đồng/m2 hiện chỉ còn 30-40 triệu đồng/m2. Đất dịch vụ khu Dộc Bún - Văn Khê hạ tầng đẹp cũng chỉ có giá 25-28 triệu đồng/m2, trong khi ở thời điểm giá lên mức 45-50 triệu đồng/lô đất có diện tích 50 m2.
Đất dịch vụ xã An Thượng (Hoài Đức ) cũng đã giảm từ 18 triệu đồng/m2 xuống còn 7 - 8 triệu đồng/m2. Tại xã An Khánh, giữa năm 2011, đất dịch vụ vẫn được săn lùng với giá từ 1 -1,4 tỷ đồng/suất, nay giảm còn 600 - 800 triệu đồng/suất.
Tương tự tại khu đất dịch vụ Bắc An Khánh (Hoài Đức), được rao bán với giá chỉ 12-13 triệu đồng/m2 kèm theo điều kiện được thương lượng. Đất dịch vụ xã Song Phương giảm từ 13,5-15 triệu đồng/m2 xuống còn 9-10 triệu đồng/m2....
Theo lý giải của các sàn bất động sản chuyên giao dịch đất dịch vụ, sở dĩ nhiều người thích đầu tư đất dịch vụ là do vị trí các khu đất này rất đẹp. Tại nhiều dự án như Nam An Khánh, dự án Dương Nội, Văn Phú... quy hoạch đất dịch vụ đều ở những vị trí đẹp nhất của dự án. Hơn nữa, lợi thế đất dịch vụ là diện tích đất nhỏ 40- 45m2, điều này phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân. Trong khi đó, theo quy định mới của Nhà nước về đền bù, giải phóng mặt bằng thì người nông dân mất đất ruộng cho dự án sẽ không được nhận đất dịch vụ mà chỉ nhận bồi thường bằng tiền mặt. Điều này lại càng tạo ra sự hấp dẫn của phân khúc này.
Tuy nhiên, trái ngược với ưu điểm trên việc mua bán giao dịch đất dịch vụ hiện nay đang rất vướng về mặt pháp lý. Đơn cử, việc chuyển nhượng đất dịch vụ đều chỉ có giấy tờ viết tay không có chứng thực của chính quyền. Trong khi đó, đa số các giao dịch mua bán đều thực hiện trước khi người dân có quyết định nhận đất do vậy người mua sẽ không được đảm bảo vệ vị trí lô đất. Ngoài ra, tiến độ giao đất dịch vụ hiện nay là rất lâu thông thường kéo dài 3-5 năm do vậy nếu có rủi ro thì người mua cuối cùng sẽ phải gánh chịu. Đây cũng chính là điểm kém hấp dẫn nhất của loại hình đất dịch vụ. Cũng vì lo ngại những rủi ro về mặt pháp lý này mà giới đầu tư đã không còn mặn mà nhất là trong bối cảnh thị trường lại đang đóng băng như hiện nay.
Trên thực tế, qua khảo sát thực tế của PV, hầu hết các khu đất dịch vụ được nêu ở trên đều đang ở trong tình trạng bị chậm so với tiến độ, rất nhiều khu đất bị bỏ hoang từ nhiều năm do các cấp chính quyền không đủ kinh phí để triển khai làm hạ tầng như khu đất dịch vụ Vân Lũng, An Thọ (Hoài Đức) ...Ngoài ra, tại một số khu đất dịch vụ đã xây dựng xong hạ tầng cũng bị bỏ hoang do người dân không có nhu cầu sử dụng vàcó lẽ đây là hệ lụy của việc đầu cơ đất dịch vụ thời điểm trước.
Theo VnMedia