Thị trường bất động sản đóng băng kéo dài khiến tất cả các lĩnh vực của thị trường, từ căn hộ chung cư tới đất nền đều ế ẩm. Đất đấu giá quyền sử dụng đất tại Hà Nội cũng không ngoại lệ. Rất nhiều phiên đấu giá không đủ số người tham gia theo quy định để mở bán.
Đấu giá đất ở Hà Nội không còn hấp dẫn các nhà đầu tư như trước
Ế ẩm, không người đấu giá
Từ đầu năm 2012, UBND TP Hà Nội đã đưa ra kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất khá hoành tráng trên địa bàn thành phố. Cụ thể, TP có 53 dự án được cho là đủ điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất, với diện tích dự kiến đấu giá là 21,285ha. Đáng chú ý, TP đặt mục tiêu thu về số tiền khổng lồ 2.500 tỷ đồng từ đấu giá đất. Thế nhưng, thống kê mới nhất từ các quận, huyện cho thấy, số tiền thu về cho tới nay đạt rất thấp. Phó Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Văn Hùng cho biết, toàn thành phố mới có 15 quận, huyện tổ chức công tác đấu giá quyền sử dụng đất, diện tích đấu giá rất khiêm tốn, chỉ có 3,1ha. Tổng số tiền đấu giá là 444,8 tỷ đồng, chỉ đạt 18% kế hoạch. Sở TN-MT thừa nhận: “Đấu giá đất còn chậm, kết quả đạt được rất thấp, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu tăng nguồn thu cho ngân sách...”.
Phân tích các nguyên nhân làm đấu giá đất ế ẩm, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết, “thủ phạm” hàng đầu chính là thị trường bất động sản bị đóng băng. Ông nói: “Do tình hình thị trường bất động sản đang trong giai đoạn trầm lắng, giá giao dịch sụt giảm dẫn đến nhiều dự án đã tổ chức bán hồ sơ nhưng không đủ số lượng người tham gia theo quy định hoặc không có người tham gia như tại huyện Thạch Thất, Hoài Đức...”.
Đã vậy, một số thủ tục hành chính liên quan đến quy hoạch, đầu tư và thu hồi đất còn phức tạp, gây lúng túng cho các đơn vị. Việc xây dựng và phê duyệt giá sàn tại nhiều khu vực chưa phù hợp với giá thực tế. Việc lựa chọn một số vị trí khu đất thực hiện đấu giá cũng chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Dù đã nhiều năm tổ chức đấu giá đất song tới nay vẫn còn nhiều đơn vị chưa “thuộc bài”.
Cụ thể, một số quận, huyện, thị xã và chủ đầu tư chưa nắm vững trình tự, thủ tục về đầu tư, quy hoạch dẫn đến công tác lập hồ sơ thu hồi đất kéo dài, làm chậm tiến độ triển khai các dự án đấu giá đất. Chính vì thế, cứ tháng này qua tháng khác, các đơn vị này luôn ở trong thế bị động. Một số quận, huyện, thị xã đã có quỹ đất sạch, đủ điều kiện để đấu giá nhưng lại chậm trễ đưa sản phẩm ra thị trường dẫn tới chỉ tiêu hoàn thành còn thấp như Cầu Giấy, Thanh Trì, Gia Lâm...
Khó về đích đúng hẹn
Phó Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Văn Hùng cho rằng, phải có ngay những giải pháp tháo gỡ để đấu giá đất có thể về đích đúng hẹn. Các quận, huyện cần khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý, tổ chức đấu giá đất đối với các dự án đã đủ điều kiện. Với các khu đất đã hoàn thiện xong hạ tầng kỹ thuật, chậm nhất trong 3 tháng, các địa phương phải đưa ra đấu giá. Tương tự, với khu đất đã có quyết định thu hồi đất, phải đấu giá trong vòng 6 tháng. Cùng với đó, các sở, ngành cần tập trung tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến quy hoạch, đầu tư và thu hồi đất. Không để các quận, huyện “kêu” rằng hồ sơ vẫn bị ách tắc ở đâu đó khiến dự án giậm chân tại chỗ. TP cũng cam kết cân đối và bố trí các nguồn ngân sách phù hợp đảm bảo để các địa phương có đủ kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án.
Dù tình hình thị trường khá bí bách song Sở TN-MT Hà Nội vẫn tỏ ra lạc quan. Lãnh đạo Sở TN-MT cho biết, thành phố đã hoàn thành xong công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá đất cho 40,5ha. Vì thế, nếu tình hình thuận lợi, dự kiến, đến quý VI-2012, TP sẽ tổ chức đấu giá và thu về tổng tiền 2.631 tỷ đồng, đạt 123% kế hoạch! Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự báo một phía của cơ quan quản lý. Ở kịch bản thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, lượng vốn tồn đọng trong dân vẫn tìm tới các kênh đầu tư khác chứ không phải bất động sản, thì Hà Nội sẽ rất khó lật ngược thế cờ trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Như thế, khả năng vỡ kế hoạch thu 2.500 tỷ đồng là hiện hữu.
Từ đầu năm 2012, UBND TP Hà Nội đã đưa ra kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất khá hoành tráng trên địa bàn thành phố. Cụ thể, TP có 53 dự án được cho là đủ điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất, với diện tích dự kiến đấu giá là 21,285ha. Đáng chú ý, TP đặt mục tiêu thu về số tiền khổng lồ 2.500 tỷ đồng từ đấu giá đất. Thế nhưng, thống kê mới nhất từ các quận, huyện cho thấy, số tiền thu về cho tới nay đạt rất thấp. Phó Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Văn Hùng cho biết, toàn thành phố mới có 15 quận, huyện tổ chức công tác đấu giá quyền sử dụng đất, diện tích đấu giá rất khiêm tốn, chỉ có 3,1ha. Tổng số tiền đấu giá là 444,8 tỷ đồng, chỉ đạt 18% kế hoạch. Sở TN-MT thừa nhận: “Đấu giá đất còn chậm, kết quả đạt được rất thấp, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu tăng nguồn thu cho ngân sách...”.
Phân tích các nguyên nhân làm đấu giá đất ế ẩm, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết, “thủ phạm” hàng đầu chính là thị trường bất động sản bị đóng băng. Ông nói: “Do tình hình thị trường bất động sản đang trong giai đoạn trầm lắng, giá giao dịch sụt giảm dẫn đến nhiều dự án đã tổ chức bán hồ sơ nhưng không đủ số lượng người tham gia theo quy định hoặc không có người tham gia như tại huyện Thạch Thất, Hoài Đức...”.
Đã vậy, một số thủ tục hành chính liên quan đến quy hoạch, đầu tư và thu hồi đất còn phức tạp, gây lúng túng cho các đơn vị. Việc xây dựng và phê duyệt giá sàn tại nhiều khu vực chưa phù hợp với giá thực tế. Việc lựa chọn một số vị trí khu đất thực hiện đấu giá cũng chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Dù đã nhiều năm tổ chức đấu giá đất song tới nay vẫn còn nhiều đơn vị chưa “thuộc bài”.
Cụ thể, một số quận, huyện, thị xã và chủ đầu tư chưa nắm vững trình tự, thủ tục về đầu tư, quy hoạch dẫn đến công tác lập hồ sơ thu hồi đất kéo dài, làm chậm tiến độ triển khai các dự án đấu giá đất. Chính vì thế, cứ tháng này qua tháng khác, các đơn vị này luôn ở trong thế bị động. Một số quận, huyện, thị xã đã có quỹ đất sạch, đủ điều kiện để đấu giá nhưng lại chậm trễ đưa sản phẩm ra thị trường dẫn tới chỉ tiêu hoàn thành còn thấp như Cầu Giấy, Thanh Trì, Gia Lâm...
Khó về đích đúng hẹn
Phó Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Văn Hùng cho rằng, phải có ngay những giải pháp tháo gỡ để đấu giá đất có thể về đích đúng hẹn. Các quận, huyện cần khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý, tổ chức đấu giá đất đối với các dự án đã đủ điều kiện. Với các khu đất đã hoàn thiện xong hạ tầng kỹ thuật, chậm nhất trong 3 tháng, các địa phương phải đưa ra đấu giá. Tương tự, với khu đất đã có quyết định thu hồi đất, phải đấu giá trong vòng 6 tháng. Cùng với đó, các sở, ngành cần tập trung tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến quy hoạch, đầu tư và thu hồi đất. Không để các quận, huyện “kêu” rằng hồ sơ vẫn bị ách tắc ở đâu đó khiến dự án giậm chân tại chỗ. TP cũng cam kết cân đối và bố trí các nguồn ngân sách phù hợp đảm bảo để các địa phương có đủ kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án.
Dù tình hình thị trường khá bí bách song Sở TN-MT Hà Nội vẫn tỏ ra lạc quan. Lãnh đạo Sở TN-MT cho biết, thành phố đã hoàn thành xong công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá đất cho 40,5ha. Vì thế, nếu tình hình thuận lợi, dự kiến, đến quý VI-2012, TP sẽ tổ chức đấu giá và thu về tổng tiền 2.631 tỷ đồng, đạt 123% kế hoạch! Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự báo một phía của cơ quan quản lý. Ở kịch bản thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, lượng vốn tồn đọng trong dân vẫn tìm tới các kênh đầu tư khác chứ không phải bất động sản, thì Hà Nội sẽ rất khó lật ngược thế cờ trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Như thế, khả năng vỡ kế hoạch thu 2.500 tỷ đồng là hiện hữu.
Theo ANTĐ