Được coi là một luật “nóng”, Luật đất đai sửa đổi được bổ sung một số điểm mới để đảm bảo đất khi thu hồi sát giá thị trường như định giá theo mục đích sử dụng, phù hợp với giá đất cùng loại đã đấu giá...
Sáng nay, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật đất đai sửa đổi với nhiều điểm mới như bổ sung các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; quy định việc lập Quỹ phát triển đất để ứng vốn nhằm tạo quỹ đất “sạch”...
Giá đất được Chính phủ nghiên cứu sửa đổi theo hướng: định giá theo mục đích sử dụng tại thời điểm Nhà nước có quyết định thu hồi, cho thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp và tính các khoản nghĩa vụ tài chính. Giá phù hợp với giá loại đất có cùng mục đích sử dụng đã thực hiện thành công trong các trường hợp chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất hoặc phù hợp với thu nhập từ việc sử dụng đất. Các thửa đất liền kề có kết cấu hạ tầng như nhau, cùng mục đích sử dụng, cùng thời điểm định giá thì có mức giá như nhau.
Chính phủ cũng đề xuất 2 phương án quy định giá đất: Phương án 1, cho phép Chính phủ quy định khung giá đất ở khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố; khung giá được điều chỉnh khi thị trường có biến động. Còn các tỉnh, thành xây dựng bảng giá đất tại địa phương và điều chỉnh khi thị trường có biến động; bỏ quy định ban hành và công bố bảng giá đất vào ngày 1 tháng 1 hàng năm.
Phương án 2 được xây dựng 5 năm một lần để áp dụng cho các trường hợp như tính các khoản thuế, phí và lệ phí, tính tiền xử phạt hành chính và tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai. Các tỉnh thành quyết định giá đất cụ thể (không được thấp hơn bảng giá đất) để áp dụng cho các trường hợp còn lại.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang, trong quá trình thảo luận về bảng giá đất, có 2 luồng ý kiến của cơ quan chức năng về vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng, các tỉnh được ban hành bảng giá đất áp dụng cho các mục đích, không công bố bảng giá đất hàng năm nhưng được điều chỉnh giá đất khi thị trường có biến động lớn.
Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, các tỉnh có thể ban hành bảng giá đất và được giữ ổn định 3 - 5 năm để làm căn cứ tính thuế, phí, lệ phí và thu tiền sử dụng đất. Các trường hợp còn lại như giao đất, cho thuê đất không theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Thẩm tra Luật đất đai sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, đa số ý kiến tán thành quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cân nhắc tính khả thi của việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất vì khó có đủ nguồn kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đa số ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích đang sử dụng hợp pháp. Người có đất bị thu hồi được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo đời sống.
Theo ông Giàu, phần lớn ý kiến cho rằng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nên giá đất phải do Nhà nước quyết định, ngay cả khung giá đất và mức giá cụ thể. Khung giá đất, bảng giá đất được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với từng loại đất, được áp dụng theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Về giá đất bồi thường cho người có đất bị thu hồi, nhiều người tán thành việc định giá đất phải theo mục đích sử dụng tại thời điểm thu hồi, có tính đến công sức đầu tư của người sử dụng đất, nhưng không tính phần giá trị tăng thêm do quy hoạch của Nhà nước. Ngoài giá đất bồi thường, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống, việc làm cho người có đất bị thu hồi.
Kỳ họp này, Luật đất đai sửa đổi được đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội và dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ V vào đầu năm 2013.
Giá đất được Chính phủ nghiên cứu sửa đổi theo hướng: định giá theo mục đích sử dụng tại thời điểm Nhà nước có quyết định thu hồi, cho thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp và tính các khoản nghĩa vụ tài chính. Giá phù hợp với giá loại đất có cùng mục đích sử dụng đã thực hiện thành công trong các trường hợp chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất hoặc phù hợp với thu nhập từ việc sử dụng đất. Các thửa đất liền kề có kết cấu hạ tầng như nhau, cùng mục đích sử dụng, cùng thời điểm định giá thì có mức giá như nhau.
Chính phủ cũng đề xuất 2 phương án quy định giá đất: Phương án 1, cho phép Chính phủ quy định khung giá đất ở khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố; khung giá được điều chỉnh khi thị trường có biến động. Còn các tỉnh, thành xây dựng bảng giá đất tại địa phương và điều chỉnh khi thị trường có biến động; bỏ quy định ban hành và công bố bảng giá đất vào ngày 1 tháng 1 hàng năm.
Phương án 2 được xây dựng 5 năm một lần để áp dụng cho các trường hợp như tính các khoản thuế, phí và lệ phí, tính tiền xử phạt hành chính và tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai. Các tỉnh thành quyết định giá đất cụ thể (không được thấp hơn bảng giá đất) để áp dụng cho các trường hợp còn lại.
Người dân Văn Giang (Hưng Yên) đứng ở khu đất bị thu hồi.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang, trong quá trình thảo luận về bảng giá đất, có 2 luồng ý kiến của cơ quan chức năng về vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng, các tỉnh được ban hành bảng giá đất áp dụng cho các mục đích, không công bố bảng giá đất hàng năm nhưng được điều chỉnh giá đất khi thị trường có biến động lớn.
Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, các tỉnh có thể ban hành bảng giá đất và được giữ ổn định 3 - 5 năm để làm căn cứ tính thuế, phí, lệ phí và thu tiền sử dụng đất. Các trường hợp còn lại như giao đất, cho thuê đất không theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Thẩm tra Luật đất đai sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, đa số ý kiến tán thành quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cân nhắc tính khả thi của việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất vì khó có đủ nguồn kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đa số ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích đang sử dụng hợp pháp. Người có đất bị thu hồi được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo đời sống.
Theo ông Giàu, phần lớn ý kiến cho rằng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nên giá đất phải do Nhà nước quyết định, ngay cả khung giá đất và mức giá cụ thể. Khung giá đất, bảng giá đất được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với từng loại đất, được áp dụng theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Về giá đất bồi thường cho người có đất bị thu hồi, nhiều người tán thành việc định giá đất phải theo mục đích sử dụng tại thời điểm thu hồi, có tính đến công sức đầu tư của người sử dụng đất, nhưng không tính phần giá trị tăng thêm do quy hoạch của Nhà nước. Ngoài giá đất bồi thường, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống, việc làm cho người có đất bị thu hồi.
Kỳ họp này, Luật đất đai sửa đổi được đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội và dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ V vào đầu năm 2013.
Theo Dân trí