Dự án chậm tiến độ, chủ đầu tư bỗng dưng biến mất, thị trường BĐS đang dần lộ diện hàng loạt “đại gia” nằm trong danh sách đen.
Đại gia biến mất
Mấy ngày nay người mua nhà dự án Tricon Towers tại Hoài Đức, Hà Nội đang vô cùng lo lắng không biết số phận ngôi nhà “trong mơ” của mình sẽ đi đâu về đâu khi không liên lạc được với Tổng giám đốc CTCP đầu tư Minh Việt, chủ đầu tư dự án.
Theo danh sách thống kê chưa đầy đủ của khách hàng Tricon Towers, đã có khoảng 128 khách hàng ký hợp đồng mua bán căn hộ Tricon Towers từ những năm 2009, 2010, với tổng số tiền đã nộp cho chủ đầu tư lên tới khoảng 400 tỷ đồng, đã có những hợp đồng đã thanh toán 70% giá trị căn hộ.
Đây không phải là lần đầu tiên người mua nhà của dự án này bao vây trụ sở đòi quyền lợi. Cách đây không lâu, những người mua nhà này đã băng rôn cờ hiệu biểu tình trước trụ sở chủ đầu để đòi nhà. Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư đã “dỗ ngọt” bằng 2 phương án để khách hàng lựa chọn, và sớm thi công dự án để bàn giao đúng như cam kết.
Tuy nhiên, đến nay dự án thì vẫn “đắp chiếu” trong suốt nhiều năm qua. Còn công ty Minh Việt gần như không hoạt động và không thể liên lạc với TGĐ Minh Việt là ông Adward Chi.
Mới đây, thông tin ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng (chủ đầu tư dự án 409 Lĩnh Nam), đồng thời cũng là Chủ tịch tập đoàn Vina Megastar (chủ đầu tư của hàng loạt dự án bất động sản tại Hà Nội) bị bắt vì hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đang dấy lên sự lo ngại của những người trong ngành về một hiệu ứng đổ vỡ của các doanh nghiệp BĐS.
Khách hàng bơ vơ
Thị trường BĐS khó khăn cũng là lúc bộc lộ các chủ đầu tư làm ăn chộp giật. Việc nhiều dự án BĐS dùng tiền mua nhà của khách hàng đầu tư dàn trải, bị thua lỗ, dẫn tới không còn tiền để tiếp tục xây dựng đã gây mất lòng tin nghiêm trọng cho khách hàng, khiến khách hàng không muốn tiếp tục nộp tiền cho chủ đầu tư. Trong khi đó, khách hàng luôn phải tự tìm cách bảo vệ mình. Tất cả những vụ việc khi cơ quan chức năng vào cuộc, phần thiệt hầu hết vẫn thuộc về khách hàng.
Ông Mai Văn Thanh - Phó tổng giám đốc CTCP Đầu tư Minh Việt xác nhận ông Edward Chi đã rời Việt Nam từ hơn một tháng nay và đang ở Hong Kong. Tuy nhiên, ông cho rằng, người dân muốn lấy lại tiền thì phải tìm ông Edward Chi là người đại diện trước pháp luật vì mình chỉ là người đi làm thuê, làm theo phân công chỉ đạo.
Trong khi đó, về phía cơ quan quản lý, đại diện Sở Xây dựng HN cho hay, phải xem xét lại hồ sơ mới trả lời cụ thể được. Nếu dự án Tricon Tower đã có giấy phép xây dựng, trong quá trình chủ đầu tư triển khai rồi bị mất năng lực, bỏ trốn thì cơ quan cảnh sát sẽ vào cuộc điều tra, đưa ra tòa án giải quyết.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, trọng tài viên VIAC, việc chủ đầu tư đã bỏ trốn ra nước ngoài thì chắc chắn vi phạm pháp luật, ít nhất là pháp luật hành chính. Vấn đề chỉ còn là vi phạm dạng gì và mức độ ra sao. Nếu đang nợ nần người khác thì có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm, thậm chí tội lừa đảo.
Ông Phạm Sỹ Liêm nhận định: “Ngay từ lúc đầu có những nhà kinh doanh BĐS lập ra dự án với mục đích để lừa đảo gom tiền của khách hàng rồi chạy mất. Ở thời điểm này những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu “bán nước bọt”, “bán lúa non” bắt đầu lộ diện và phá sản, để đòi lại quyền lợi khách hàng chỉ có thể khởi kiện”.
Ông Đức đưa ra lời khuyên, người mua nhà cần đề nghị chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý liên quan hỗ trợ quản lý các tài sản hiện hữu để tránh bị thất thoát, hư hỏng, đồng thời tố giác, đề nghị cơ quan công an điều tra xử lý vi phạm.
Mấy ngày nay người mua nhà dự án Tricon Towers tại Hoài Đức, Hà Nội đang vô cùng lo lắng không biết số phận ngôi nhà “trong mơ” của mình sẽ đi đâu về đâu khi không liên lạc được với Tổng giám đốc CTCP đầu tư Minh Việt, chủ đầu tư dự án.
Theo danh sách thống kê chưa đầy đủ của khách hàng Tricon Towers, đã có khoảng 128 khách hàng ký hợp đồng mua bán căn hộ Tricon Towers từ những năm 2009, 2010, với tổng số tiền đã nộp cho chủ đầu tư lên tới khoảng 400 tỷ đồng, đã có những hợp đồng đã thanh toán 70% giá trị căn hộ.
Đây không phải là lần đầu tiên người mua nhà của dự án này bao vây trụ sở đòi quyền lợi. Cách đây không lâu, những người mua nhà này đã băng rôn cờ hiệu biểu tình trước trụ sở chủ đầu để đòi nhà. Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư đã “dỗ ngọt” bằng 2 phương án để khách hàng lựa chọn, và sớm thi công dự án để bàn giao đúng như cam kết.
Tuy nhiên, đến nay dự án thì vẫn “đắp chiếu” trong suốt nhiều năm qua. Còn công ty Minh Việt gần như không hoạt động và không thể liên lạc với TGĐ Minh Việt là ông Adward Chi.
Mới đây, thông tin ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng (chủ đầu tư dự án 409 Lĩnh Nam), đồng thời cũng là Chủ tịch tập đoàn Vina Megastar (chủ đầu tư của hàng loạt dự án bất động sản tại Hà Nội) bị bắt vì hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đang dấy lên sự lo ngại của những người trong ngành về một hiệu ứng đổ vỡ của các doanh nghiệp BĐS.
Khách hàng bơ vơ
Thị trường BĐS khó khăn cũng là lúc bộc lộ các chủ đầu tư làm ăn chộp giật. Việc nhiều dự án BĐS dùng tiền mua nhà của khách hàng đầu tư dàn trải, bị thua lỗ, dẫn tới không còn tiền để tiếp tục xây dựng đã gây mất lòng tin nghiêm trọng cho khách hàng, khiến khách hàng không muốn tiếp tục nộp tiền cho chủ đầu tư. Trong khi đó, khách hàng luôn phải tự tìm cách bảo vệ mình. Tất cả những vụ việc khi cơ quan chức năng vào cuộc, phần thiệt hầu hết vẫn thuộc về khách hàng.
Ông Mai Văn Thanh - Phó tổng giám đốc CTCP Đầu tư Minh Việt xác nhận ông Edward Chi đã rời Việt Nam từ hơn một tháng nay và đang ở Hong Kong. Tuy nhiên, ông cho rằng, người dân muốn lấy lại tiền thì phải tìm ông Edward Chi là người đại diện trước pháp luật vì mình chỉ là người đi làm thuê, làm theo phân công chỉ đạo.
Trong khi đó, về phía cơ quan quản lý, đại diện Sở Xây dựng HN cho hay, phải xem xét lại hồ sơ mới trả lời cụ thể được. Nếu dự án Tricon Tower đã có giấy phép xây dựng, trong quá trình chủ đầu tư triển khai rồi bị mất năng lực, bỏ trốn thì cơ quan cảnh sát sẽ vào cuộc điều tra, đưa ra tòa án giải quyết.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, trọng tài viên VIAC, việc chủ đầu tư đã bỏ trốn ra nước ngoài thì chắc chắn vi phạm pháp luật, ít nhất là pháp luật hành chính. Vấn đề chỉ còn là vi phạm dạng gì và mức độ ra sao. Nếu đang nợ nần người khác thì có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm, thậm chí tội lừa đảo.
Ông Phạm Sỹ Liêm nhận định: “Ngay từ lúc đầu có những nhà kinh doanh BĐS lập ra dự án với mục đích để lừa đảo gom tiền của khách hàng rồi chạy mất. Ở thời điểm này những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu “bán nước bọt”, “bán lúa non” bắt đầu lộ diện và phá sản, để đòi lại quyền lợi khách hàng chỉ có thể khởi kiện”.
Ông Đức đưa ra lời khuyên, người mua nhà cần đề nghị chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý liên quan hỗ trợ quản lý các tài sản hiện hữu để tránh bị thất thoát, hư hỏng, đồng thời tố giác, đề nghị cơ quan công an điều tra xử lý vi phạm.
Theo VEF